Tái diễn cuộc gọi lừa đảo "khoá thuê bao điện thoại"

HUYÊN NGUYỄN |

Trong những ngày qua, nhiều người đã nhận được cuộc gọi lừa đảo "khoá thuê bao điện thoại" trong vòng 2 tiếng nữa dù số điện thoại đã được đăng ký chính chủ.

Hôm nay 15.3 là ngày cuối nhà mạng thông báo tới người dùng yêu cầu bổ sung thông tin. Tới 31.3, thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn, không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa chiều gọi đi.

Lợi dụng vào quy định này, nhiều đối tượng đã bắt đầu tái diễn cuộc gọi lừa đảo "khoá thuê bao điện thoại".

Chị Lê Linh (Quận 7, TPHCM) cho biết, chiều 14.3, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi xuất phát từ một đầu số lạ, gọi đến thông báo: "Thuê bao của quý khách sẽ bị khóa. Vui lòng liên hệ tổng đài để biết thêm chi tiết...".

Theo chị Linh, cách thức cuộc gọi được thể hiện như 1 cuộc gọi tự động từ tổng đài nhưng đến từ số điện thoại 0828.566.03x.

"Giọng nữ được thể hiện khá giống với các "chị tổng đài". Nhưng vì thấy số điện thoại lạ, không giống với số tổng đài nên tôi xác định đây là cuộc gọi lừa đảo, bèn tắt máy luôn", chị Linh chia sẻ.

Cũng với chiêu thức tương tự, chị Minh Thảo (TP.Thủ Đức, TPHCM) được số lạ cảnh báo: "Thuê bao của quý khách sẽ bị khóa sau hai giờ nữa nếu không chuyển khoản thanh toán cước, để biết thêm chi tiết vui lòng bấm phím...".

Không còn xa lạ với các chiêu thức lừa đảo cuộc gọi, chị Thảo tắt máy. Tuy nhiên, theo chị Thảo, không phải người dân nào cũng có thể nắm bắt được thông tin trên để tránh bị lừa đảo.

Chiêu thức lừa đảo này không mới và từng "nở rộ" trong năm 2022. Kẻ gian giả danh cơ quan chức năng, nhân viên nhà mạng để yêu cầu người dùng nâng cấp thẻ SIM hoặc khai báo thông tin cá nhân rồi lợi dụng dữ liệu đó để chiếm đoạt SIM, tài khoản ngân hàng...

Công an Phường 2, quận Phú Nhuận (TPHCM) thông báo cảnh báo
Công an Phường 2, quận Phú Nhuận (TPHCM) cảnh báo các phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao. Ảnh: Huyên Nguyễn

Để góp phần hạn chế tình trạng lộng hành của những kẻ mạo danh cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoặc phát tán nội dung rác nhằm lừa đảo thông tin, chiếm đoạt tài sản, từ tháng 11.2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố hệ thống tiếp nhận xử lý cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo mới qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156, bên cạnh đầu số 5656 hiện nay. Đây là đầu số được sử dụng thống nhất trên toàn quốc, triển khai với tất cả các nhà mạng.

Theo kế hoạch của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, sau 31.3, thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn, không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa chiều gọi đi.

Theo đó, nhà mạng sẽ gửi tin nhắn liên tục trong ít nhất năm ngày, mỗi ngày ít nhất một lần để yêu cầu cập nhật dữ liệu. Thuê bao bị dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều (thực hiện cuộc gọi đi, gửi tin nhắn) nếu không thực hiện sau 15 ngày nhận thông báo, dừng hai chiều nếu không thực hiện sau 15 ngày tiếp theo. 30 ngày sau đó, thuê bao không cập nhật sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Cách kiểm tra thuê bao đúng quy định

Bên cạnh việc chờ đợi thông báo từ nhà mạng, chủ thuê bao di động đang sở hữu điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể tải ứng dụng quản lý do nhà mạng cung cấp (trên cả 2 hệ điều hành iOS, Android) về thiết bị cá nhân.

Sau đó, đăng ký tài khoản/đăng nhập theo số điện thoại đang sử dụng để kiểm tra dữ liệu trong phần Thông tin thuê bao (hoặc tương tự, có sự khác nhau ở từng phần mềm). Nếu thông tin chưa chính xác, người dùng cũng có thể trực tiếp cập nhật dữ liệu mới thông qua các chương trình này trực tiếp từ thiết bị cá nhân mà không cần đến các điểm giao dịch của nhà mạng.

Một kênh trực tuyến khác là sử dụng website chính thức của nhà mạng, đăng nhập tài khoản (theo số điện thoại đang sử dụng) để kiểm tra thông tin cá nhân đang gắn với thuê bao hiện tại.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn hoá thông tin thuê bao di động: Hoài nghi việc loại trừ được sim rác

Anh Vũ |

Năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã ban hành Thông tư số 04/2012 về Quản lý thuê bao di động trả trước nhằm loại bỏ vấn đề SIM rác và tin nhắn rác. Hơn 10 năm sau, yêu cầu chuẩn hóa thông tin cá nhân theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn khiến nhiều người hoài nghi, liệu có thực hiện được?

Khoá thuê bao di động sai thông tin từ 31.3: Tránh “bắt nhầm hơn bỏ sót”

Đào Tuấn |

Ngày mai 15.3 là ngày cuối nhà mạng thông báo tới người dùng yêu cầu bổ sung thông tin. Tới 31.3, thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn, không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa chiều gọi đi.

Thuê bao không chuẩn hoá thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khoá

Anh Vũ |

Sau 31.3, các thuê bao di động nhận được thông báo và không thực hiện chuẩn hóa thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia theo yêu cầu sẽ bị chặn liên lạc theo quy định của pháp luật.

Hà Nội sẽ mở lại tàu du lịch hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến cho phép nhiều loại hình kinh doanh mở lại ở hồ Tây, trong đó có kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ.

Nhà chung cư dưới 2 tỉ đồng khan hiếm tại nội thành Hà Nội

Thu Giang |

Tình trạng lệch pha cũng cầu bất động sản ngày càng lớn khiến phân khúc nhà chung cư vừa túi tiền, có mức giá dưới 2 tỉ đồng tại nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm.

Ôtô gia đình không tự động gia hạn đăng kiểm khi chu kỳ kiểm định kéo dài

LÂM ANH |

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 02/TT-BGTVT miễn kiểm định với xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm, áp dụng từ ngày 22.3. Thông tư đã quy định kéo dài chu kỳ đăng kiểm đối với một số loại xe tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tuổi đời của phương tiện.

Giữ gìn sách cổ, sách quý ở Huế

Tường Minh |

Huế được gọi là “thành phố sách” bởi nơi đây, bắt đầu từ triều Nguyễn đã có những thư viện rất lớn của nhà nước, cùng với đó là những thư phòng tư nhân...

Lương hưu đủ sống, người lao động sẽ hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần

Nam Dương |

Quy định về cách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp và cách tính lương hưu như hiện nay khiến người lao động có tâm lý muốn nhận BHXH một lần hơn là nhận lương hưu.

Chuẩn hoá thông tin thuê bao di động: Hoài nghi việc loại trừ được sim rác

Anh Vũ |

Năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã ban hành Thông tư số 04/2012 về Quản lý thuê bao di động trả trước nhằm loại bỏ vấn đề SIM rác và tin nhắn rác. Hơn 10 năm sau, yêu cầu chuẩn hóa thông tin cá nhân theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn khiến nhiều người hoài nghi, liệu có thực hiện được?

Khoá thuê bao di động sai thông tin từ 31.3: Tránh “bắt nhầm hơn bỏ sót”

Đào Tuấn |

Ngày mai 15.3 là ngày cuối nhà mạng thông báo tới người dùng yêu cầu bổ sung thông tin. Tới 31.3, thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn, không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa chiều gọi đi.

Thuê bao không chuẩn hoá thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khoá

Anh Vũ |

Sau 31.3, các thuê bao di động nhận được thông báo và không thực hiện chuẩn hóa thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia theo yêu cầu sẽ bị chặn liên lạc theo quy định của pháp luật.