Tính sai kinh phí, dự án thủy lợi 305,5 tỉ thành... "thủy hại"!

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Dự án hồ thủy lợi Yên Ngựa có quy mô đầu tư 305,5 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ góp phần giúp người dân Đắk Lắk xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do tính toán sai kinh phí thực hiện nên dự án này đã "giậm chân tại chỗ" cả năm nay khiến cho người dân nơi đây vô cùng thất vọng.

750 ha cây trồng chờ nước

Dự án hồ chứa nước Yên Ngựa được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt đầu tư vào tháng 10.2018 với tổng mức đầu tư 305,5 tỉ đồng. Nguồn vốn triển khai dự án chủ yếu từ Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh theo Quyết định 1670 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án có 2 công trình hồ chứa được thiết kế với dung tích hơn 3,1 triệu m3 nước bao gồm: Hồ Yên Ngựa (ở xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin) và hồ Buôn Biếp (ở xã Yang Tao, Bông Krang, huyện Lắk) với tổng diện tích thu hồi đất hơn 115ha.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cấp nước tưới cho khoảng 750ha cây trồng và phục vụ sinh hoạt, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân trong khu vực. Tuy nhiên, dự án chỉ triển khai được một thời gian thì dừng lại đã khiến người dân nơi đây vô cùng thất vọng.

Gia đình ông Đinh Chí Xuân, ở xã Cư Ewi, huyện Cư Kuin không kìm được nước mắt khi nhìn mảnh rẫy gần 2ha của gia đình đã bị chết khô, hoang hóa. Cây điều vốn có sức chịu hạn tốt nhất giờ cũng đã khô khéo, chết dần, chết mòn vì không có bàn tay con người chăm sóc.

Theo ông Xuân, gần 2ha rẫy này là công lao bao năm trời chăm sóc và cũng là nguồn thu nhập nuôi sống nhiều người trong gia đình. Năm 2020, gia đình ông đã bàn giao gần 2ha rẫy để chủ đầu tư triển khai dự án hồ chứa nước Yên Ngựa.

Hiện nay, mảnh rẫy của gia đình ông Xuân và gần 90 hộ dân nơi đây đã bàn giao để triển khai cho dự án nhưng chưa được nhận tiền đền bù. Người dân càng chờ đợi, càng xót xa vì tiền đền bù chẳng thấy đâu còn cây trồng thì cứ chết dần, chết mòn, mất trắng nguồn thu nhập.

“Gia đình tôi đông người, cũng chỉ mới thoát nghèo được vài năm. Từ khi thông báo thu hồi đất, con cái không có công ăn việc làm, mỗi đứa đi mỗi phương”- ông Xuân buồn bã kể.

Ở vùng đất cằn cỗi, vốn dĩ thiếu nước sản xuất nên người dân đặt nhiều kỳ vọng vào dự án hồ thuỷ lợi này. Thế nhưng, nhìn vào thực tế khối lượng thi công ở dự án này thì hết sức đáng buồn.

Toàn bộ dự án lớn này chỉ còn lại lác đác vài đống sắt tập kết đã hoen gỉ, xi măng chết cứng, vứt bỏ hàng chục tấn. Trong khi đó, cả một vùng cây trồng rộng lớn đã trở thành bãi hoang, người dân thiệt đơn, thiệt kép.

“Chủ đầu tư đi, chủ công trình giờ không thấy đâu cả. Phần lớn đất dự án giờ như bãi sa mạc, không canh tác gì được. Nhiều cây trồng có giá trị như tiêu, cà phê chết hết” - Ông Dương Văn Thiện, một người dân ở xã Cư Ewi ngán ngẩm cho biết.

Lán trại của đơn vị thi công không có người trong coi. Ảnh: Phan Tuấn
Lán trại của đơn vị thi công không có người trong coi. Ảnh: Phan Tuấn

Tính toán sai chi phí thực hiện dự án

Theo kế hoạch ban đầu, đến hết năm 2022 dự án hồ chứa nước Yên Ngựa phải hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay, khối lượng thi công dự án là không đáng kể.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (chủ đầu tư dự án hồ chứa nước Yên Ngựa), dự án đang dừng là do các bên liên quan đã tính toán sai chi phí giải phóng mặt bằng.

Việc thiếu tiền giải phóng mặt bằng, phải tăng tổng mức đầu tư đã khiến dự án thuỷ lợi này bế tắc trong suốt hơn một năm qua.

Trong khi đó, báo cáo của Đảng đoàn Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thấy, đến nay, UBND các huyện Cư Kuin và Lắk chỉ mới phê duyệt 6 phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với 48,08ha/115,24ha đất phải thu hồi. Còn lại 67,16ha chưa xây dựng phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Điều đáng nói, mặc dù mới triển khai 6 phương án phê duyệt thì nguồn kinh phí đã bồi thường, giải phóng mặt bằng là 80,077 tỉ đồng, tức là tăng thêm 32,28 tỉ đồng so với tổng mức cho toàn bộ 115,24 ha đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt trước đây.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hồ thủy lợi bị xâm hại: Trên nóng, dưới lạnh

Nhóm phóng viên |

Như Báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua, nhiều hồ thủy lợi bị "xâm hại" vô cùng nghiêm trọng. Trong khi đó, giá đất ven hồ lại được đẩy lên cao ngất ngưởng. Dư luận buộc phải đặt ra câu hỏi có hay không sự móc ngoặc với chính quyền địa phương?

Hồ thủy lợi bị xâm hại: "Oằn mình" gánh nhà hàng, resort

Nhóm phóng viên |

Biệt phủ, nhà hàng, thậm chí cả resort… đua nhau mọc lên, đâm thẳng ra các hồ thủy lợi. Thực trạng này đang tồn tại ở nhiều nơi nhưng cơ quan chức năng lại rất chậm trễ trong việc xử lý.

Nghịch lý hàng ngàn hộ dân thiếu nước tưới bên hồ thủy lợi chờ... vùng tưới

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3 nước nhưng chưa hoạt động hết công suất vì còn chờ chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hồ thủy lợi bị xâm hại: Trên nóng, dưới lạnh

Nhóm phóng viên |

Như Báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua, nhiều hồ thủy lợi bị "xâm hại" vô cùng nghiêm trọng. Trong khi đó, giá đất ven hồ lại được đẩy lên cao ngất ngưởng. Dư luận buộc phải đặt ra câu hỏi có hay không sự móc ngoặc với chính quyền địa phương?

Hồ thủy lợi bị xâm hại: "Oằn mình" gánh nhà hàng, resort

Nhóm phóng viên |

Biệt phủ, nhà hàng, thậm chí cả resort… đua nhau mọc lên, đâm thẳng ra các hồ thủy lợi. Thực trạng này đang tồn tại ở nhiều nơi nhưng cơ quan chức năng lại rất chậm trễ trong việc xử lý.

Nghịch lý hàng ngàn hộ dân thiếu nước tưới bên hồ thủy lợi chờ... vùng tưới

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hồ thủy lợi Ia Mơr, ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có khoảng 180 triệu m3 nước nhưng chưa hoạt động hết công suất vì còn chờ chuyển đổi đất rừng thành vùng tưới.