Người lao động Haprosimex bức xúc về đề xuất chỉ được nhận 50% số lương bị nợ

Hà Anh |

Người lao động đã rất vui mừng khi được Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (22 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thông báo đến trụ sở để giải quyết “về việc thanh toán nợ lương cho người lao động đã nghỉ việc”. Tuy nhiên, lúc đi phấn khởi bao nhiêu, lúc về, người lao động thất vọng bấy nhiêu. Quá bức xúc, người lao động đã gửi “Đơn cầu cứu khẩn cấp” tới Báo Lao Động.

Nếu ký, người lao động sẽ mất 50% số lương bị nợ

Ngày 6.7, trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thảo - công nhân thuộc Nhà máy Dệt kim Haprosimex (Ninh Hiệp, Gia Lâm) thuộc Công ty Haprosimex cho biết: "Sau khi nhận được thông báo của đại diện công ty là mời chúng tôi lên làm việc “về việc thanh toán nợ lương cho người lao động đã nghỉ việc”, người lao động rất vui mừng vì sau nhiều năm đợi chờ, chúng tôi sẽ được nhận quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình".

Sáng ngày 4.7, gần 50 anh chị em công nhân đã thuê xe ôtô từ Ninh Hiệp (Gia Lâm) sang trụ sở chi nhánh công ty tại 115 Đội Cấn (Ba Đình). Tuy nhiên, khi đến nơi, đại diện công ty sắp xếp lần lượt các nhóm - mỗi nhóm 5 người, lên trao đổi với đại diện Công ty Haprosimex.

“Tôi đi nhóm đầu, khi gặp người lao động, đại diện Công ty Haprosimex đưa ra tờ Biên bản làm việc “Về việc thanh toán nợ lương cho người lao động đã nghỉ việc”. Trong Biên bản làm việc có nội dung: Bên A (Công ty Haprosimex - PV) và Bên B (người lao động - PV) cùng thống nhất như sau: Công ty Haprosimex đồng ý thanh toán và Bên B đồng ý nhận khoảng 50% số tiền lương là (…) đồng - thay vì 100% số tiền lương theo “Số liệu tiền lương nội bộ”.

Quá bất ngờ, tôi đã không đồng ý ký vào Biên bản. Bởi theo “Bảng đối chiếu nợ lương” mà tôi có được thì công ty nợ lương của tôi từ tháng 11.2016 tới tháng 7.2017, với tổng số tiền là hơn 35,6 triệu đồng. Nếu tôi đồng ý ký vào Biên bản thì tôi sẽ mất đi số tiền 17,8 triệu đồng - những đồng tiền mà tôi đã phải đánh đổi mồ hôi, nước mắt, sức lực của mình” - chị Thảo bức xúc cho biết.

"Lý do công ty đưa ra không thuyết phục"

Chị Thảo đã cung cấp cho phóng viên “Biên bản làm việc" do đại diện công ty soạn trước và đưa cho người lao động.

Trong biên bản có nội dung: Sau khi Nhà máy Dệt kim đóng cửa, giám đốc và kế toán Nhà máy bị khởi tố và bị bắt; kế toán Nhà máy đã bàn giao công việc nhưng không có người nhận.

Sau khi cổ phần hoá, số liệu kế toán của Nhà máy Dệt kim đã được gửi đến ban lãnh đạo mới của công ty là Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC), nhưng chỉ được DATC ghi nhận mà không xác nhận; thực tế hiện nay, số liệu tiền lương của người lao động tại Nhà máy Dệt kim thời kỳ trước cổ phần hoá chỉ được thể hiện trong một file excel “Số liệu tiền lương nội bộ”; các cổ đông mới vào mua lại cổ phần của Haprosimex (năm 2022) là dựa trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của Haprosimex, trong đó số liệu tiền lương còn nợ người lao động của Nhà máy Dệt kim có sự chênh lệch với “Số liệu tiền lương nội bộ” và không có số liệu chi tiết được xác nhận…

“Theo tôi, những nội dung trong Biên bản là lý do mà đại diện Công ty Haprosimex đưa ra để “cắt” 50% số tiền lương của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng, lý do này không đúng với thực tế.

Bởi ngày 9.3.2023, tại cuộc họp gồm lãnh đạo Công ty Haprosimex và đại diện người lao động… nhằm thống nhất chi trả nợ lương và các chế độ BHXH của người lao động tại trụ sở công ty (22 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Trần Trọng Phúc - Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Haprosimex nêu rõ, sẽ thanh toán hết lương vào quý 4 năm 2023.

Và trong biên bản buổi làm việc, Công ty đã xác định số tiền lương Công ty còn nợ công nhân lao động tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là hơn 1,678 tỉ đồng” - chị Thảo nêu ý kiến.

Sáng 4.7, hàng chục người lao động tới chi nhánh của Công ty Haprosimex để rồi chưng hửng ra về. Ảnh: Hà Anh
Sáng 4.7, hàng chục người lao động tới chi nhánh của Công ty Haprosimex mong được nhận lương, để rồi chưng hửng ra về. Ảnh: Hà Anh

Chị Nguyễn Thị Bích Phượng - một trong những nữ công nhân bị Công ty Haprosimex nợ lương - cho biết: "Hơn 50 người lao động mong mỏi, chờ đợi gần 7 năm mới có ngày được công ty gọi đến nhận lương.

Nhưng khi đến, chúng tôi bị phía công ty đưa ra biên bản có nội dung chỉ được nhận 50% số lương công ty nợ. Và phải ký xác nhận vào biên bản làm việc do công ty thảo sẵn với nội dung: Sau khi nhận 50% sẽ cam kết không yêu cầu Haprosimex thanh toán bất kỳ khoản tiền nào khác, không thực hiện bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào về vấn đề tiền lương và chế độ lao động giữa lao động và Công ty Haprosimex".

“Nếu ai không đồng ý nhận 50% tiền nợ lương thì bị “mời” về. Chúng tôi thấy bất công vì tiền mồ hôi công sức và cả nước mắt của mình không được Công ty Haporsimex chi trả đúng theo thực tế” - chị Phượng ngậm ngùi.

Được biết, ngoài việc gửi “Đơn cầu cứu khẩn cấp” tới Báo Lao Động, người lao động còn gửi đơn tới UBND TP.Hà Nội và các cơ quan chức năng…

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người lao động Công ty Haprosimex đã rút bảo hiểm xã hội một lần

Hà Anh |

Ngày 30.6, Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội cho biết, sau khi Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (số 22, phố Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trả hết khoản nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động đã có nhiều người lao động đến nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần.

Công ty Haprosimex đã trả hết số tiền nợ BHXH của người lao động

Hà Anh |

Ngày 28.6, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (số 22, phố Hàng Lược, phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tiếp tục trả khoản nợ bảo hiểm xã hội của người lao động mà công ty nợ từ tháng 7.2011 đến nay.

Haprosimex “hứa” giải quyết dứt điểm nợ lương, nợ BHXH trong năm 2023

Hà Anh |

Từ ngày 2.3, Báo Lao Động đã có loạt bài đăng tải thông tin về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân. Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản - mặc dù con của họ đã lớn, đặc biệt có 2 trường hợp người lao động đã mất nhiều năm, nhưng gia đình vẫn chưa được hưởng chế độ tử tuất…

Tay vợt Nguyễn Thuỳ Linh rộng cửa giành vé tham dự Olympic 2024

HOÀNG HUÊ |

Với thành tích lọt vào tứ kết giải cầu lông quốc tế Canada mở rộng 2023, tay vợt cầu lông nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thuỳ Linh sáng cửa giành vé tham dự Olympic Paris 2024.

Chứng khoán áp sát đỉnh cũ 1.140 điểm, nên hạn chế mua đuổi trong phiên tăng

Đức Mạnh |

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn vẫn tiếp tục sóng hồi nhưng đang tiệm cận ngưỡng kháng cự là vùng đỉnh cũ quanh 1.140 điểm và xa hơn là kháng cự mạnh 1.150 điểm.

Robot AI tuyên bố có thể điều hành thế giới tốt hơn con người

Thanh Hà |

Nhóm robot AI phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc ngày 7.7 rằng, cuối cùng chúng có thể điều hành thế giới tốt hơn con người.

Xe ôtô con đối đầu xe tải khiến 7 người thương vong ở Lâm Đồng

Phan Tuấn |

Xe ôtô con khi di chuyển hướng từ huyện Di Linh lên thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đi sai phần đường quy định, gây tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 người thương vong.

Mỹ phá hủy hoàn toàn kho vũ khí hóa học cuối cùng

Thanh Hà |

Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ đã phá hủy hoàn toàn kho dự trữ vũ khí hóa học của nước này.

Nhiều người lao động Công ty Haprosimex đã rút bảo hiểm xã hội một lần

Hà Anh |

Ngày 30.6, Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội cho biết, sau khi Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (số 22, phố Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trả hết khoản nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động đã có nhiều người lao động đến nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần.

Công ty Haprosimex đã trả hết số tiền nợ BHXH của người lao động

Hà Anh |

Ngày 28.6, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (số 22, phố Hàng Lược, phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tiếp tục trả khoản nợ bảo hiểm xã hội của người lao động mà công ty nợ từ tháng 7.2011 đến nay.

Haprosimex “hứa” giải quyết dứt điểm nợ lương, nợ BHXH trong năm 2023

Hà Anh |

Từ ngày 2.3, Báo Lao Động đã có loạt bài đăng tải thông tin về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân. Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản - mặc dù con của họ đã lớn, đặc biệt có 2 trường hợp người lao động đã mất nhiều năm, nhưng gia đình vẫn chưa được hưởng chế độ tử tuất…