Thêm một góc nhìn nữa về hành động quỳ của cô giáo ở Long An

Trần Lâm |

Những ngày qua, câu chuyện cô giáo N. quỳ gây rúng động dư luận. Đa số ý kiến đều phản ứng hành động có tính chất trả đũa, côn đồ của phụ huynh và lên tiếng bảo vệ nhân phẩm, giá trị của cô giáo cũng như giá trị cao đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. 

Tất cả những ý kiến trên đều rất đúng. Tuy nhiên, qua cái sự quỳ của N. có thể thấy một số điều ở góc nhìn khác. 

Thứ nhất, cô giáo muốn yên chuyện nên đã quỳ. Cô lo sợ trước lời đe doạ của ông Thuận. Cô lo bị kỷ luật, có thể bị mất việc nên cô đã chấp nhận đánh đổi giá trị cao cả linh thiêng của người thầy để quỳ. Rõ ràng, gánh nặng áo cơm đã níu đôi chân cô giáo. Trường hợp như cô N. không hiếm. Nhiều thầy cô sau giờ lên lớp là ra đứng đường làm xe ôm, chạy chợ dù phải che mặt, đội mũ… Nhưng giá như cô N. đừng quỳ. Có những giá trị còn lớn lao hơn!

Cô giáo N. quỳ vì sợ phụ huynh của học trò bị phạt. Ba cháu bé đã nạt nộ, hăm doạ cô nên cô quỳ. Người nạt nộ, to tiếng là đại diện cho một loại thế lực mới. Có thể đó là những “đại ca” giang hồ núp bóng doanh nghiệp. Có thể là kẻ có nhiều mối quan hệ của các nhóm lợi ích… Họ tự ý cho mình có sức mạnh, và thực sự nhiều trường hợp họ có sức mạnh khiến người khác phải sợ.

Nhiều cơ quan công quyền, công chức đã bị đe doạ. Không ít nhà báo cũng đã phải chùn tay trước thế lực này. Trường học là thánh đường của mỗi người. Đến với trường học là đến với nơi tử tế dạy ta làm người. Nhưng rồi, thế lực ấy cũng đã xông vào.

Trước khi quỳ, có thể cô N. chỉ nghĩ, quỳ cho xong chuyện. Cô N. không nghĩ được rằng, cái sự quỳ của cô khiến cả cộng đồng bức xúc vì xúc phạm tới hình tượng lớn lao của người thầy đã được xây dựng từ bao đời nay. 

Và vì sao cô N. lại bắt học sinh phải quỳ khi vi phạm? Cô N. không nên làm thế. Học sinh cũng là con người, cũng cần được tôn trọng. Có nhiều hình thức giáo dục khác nhau nhưng dứt khoát không thể bắt học sinh quỳ. Rõ ràng cô N. vừa thiếu sức mạnh của giá trị truyền thống về nghề, vừa thiếu kỹ năng sư phạm. Sự thật là vẫn còn không ít giáo viên ngày ngày lên lớp như công nhân xếp chữ. Thiếu kỹ năng mềm và vẫn tự cho mình quyền to nhất. 

Nhiều người cho rằng, việc cô N. bắt học sinh quỳ khi phạm lỗi là điều bình thường, rằng bản thân họ đã từng bị phạt quỳ và từ cái quỳ đó họ lớn khôn. Điều đó có thể đúng với môi trường giáo dục còn đậm đặc tinh thần Khổng nho. Nhưng nay, tư duy về sự đổi mới đã dần đi vào tâm thức mỗi người thì không nên lấy quan niệm cũ của mình để áp đặt cho thế hệ trẻ. 

Nhiều vị phụ huynh có thể tuổi thơ nghèo khó, bị bố mẹ khắt khe nên nay có con, kinh tế khá giả chiều con thành những ông kễnh con. Từ sự chiều chuộng thái quá đó nên đến trường, ra đường có thái độ không đúng mực.

Trần Lâm
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo quỳ gối, học sinh bị xâm hại: Giáo dục có “đánh mất” niềm tin?

QUANG ĐẠI |

Chưa bao giờ giáo dục chịu nhiều cú sốc như thời gian vừa qua: Cô giáo phải quỳ trước phụ huynh để chuộc lỗi, học sinh bóp cổ giáo viên, thầy giáo sàm sỡ học sinh…

Vụ “cô giáo quỳ gối”: Xin hãy cho sự trung thực một cơ hội!

Thế Lâm |

Vụ cô giáo Nh quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh tại Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) đang trở thành tâm điểm của dư luận khiến cho nhiều bên liên quan có vẻ muốn “chạy tội”.

Hiệu trưởng trường học có cô giáo quỳ gối đã quá thiếu trách nhiệm

B.Hà |

Nhiều bạn đọc gửi ý kiến đến Lao Động cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) khi đã thiếu quyết đoán, không bảo vệ được đồng nghiệp, khiến giáo viên phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Cô giáo quỳ gối, học sinh bị xâm hại: Giáo dục có “đánh mất” niềm tin?

QUANG ĐẠI |

Chưa bao giờ giáo dục chịu nhiều cú sốc như thời gian vừa qua: Cô giáo phải quỳ trước phụ huynh để chuộc lỗi, học sinh bóp cổ giáo viên, thầy giáo sàm sỡ học sinh…

Vụ “cô giáo quỳ gối”: Xin hãy cho sự trung thực một cơ hội!

Thế Lâm |

Vụ cô giáo Nh quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh tại Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) đang trở thành tâm điểm của dư luận khiến cho nhiều bên liên quan có vẻ muốn “chạy tội”.

Hiệu trưởng trường học có cô giáo quỳ gối đã quá thiếu trách nhiệm

B.Hà |

Nhiều bạn đọc gửi ý kiến đến Lao Động cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) khi đã thiếu quyết đoán, không bảo vệ được đồng nghiệp, khiến giáo viên phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh.