Thấu hiểu lời kêu cứu của người lao động ở nước ngoài

Phương Lê |

Một ngày tháng 7.2014, khi đang cùng đoàn cán bộ, phóng viên Báo Lao Động viếng lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Thái Bình, chúng tôi được tin chuyến bay đưa lao động Việt Nam từ châu Phi về nước để tránh bệnh do virus Ebola phát tán sẽ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Sau khi nghe báo cáo, Phó Tổng Biên tập (thời điểm đó) Nguyễn Ngọc Hiển quay sang chúng tôi: "Lát nữa viếng xong, 1 xe đi từ Thái Bình lên thẳng sân bay Nội Bài tác nghiệp".

Chiếc áo tả tơi

Trưa, từ Thái Bình, anh Quang "trọc" - lái xe cơ quan thời điểm đó - đưa nhóm phóng viên từ Thái Bình về Hà Nội. Chúng tôi hẹn thêm phóng viên Thời sự và phóng viên ảnh, đón ở Vành đai 3 để tiện đón lên sân bay.

Sau khi đón được nhóm phóng viên đợi ở Hà Nội, cả nhóm chúng tôi tranh thủ ghé 1 quán vỉa hè ở Cầu Giấy ăn cơm bụi, sau khi xem đồng hồ thấy vẫn còn thời gian chờ máy bay hạ cánh. Trên xe, chúng tôi (Lê Phương, Dương Hà, Đình Hải...) tranh thủ bàn kế hoạch tác nghiệp. Xuống sân bay, cả nhóm chia nhau các cửa đến, mắt đảo tìm người lao động...

PV Báo Lao Động đón lao động ở sân bay Nội Bài, trở về từ châu Phi, năm 2014, khi dịch Ebola bùng phát. Ảnh: HẢI NGUYỄN
PV Báo Lao Động đón lao động ở sân bay Nội Bài, trở về từ châu Phi, năm 2014, khi dịch Ebola bùng phát. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Sau khoảng nửa tiếng, những người lao động đầu tiên đi ra sau cửa kính. Mỗi nhóm khoảng gần 20 người, ai nấy đen đúa, khắc khổ, mắt trũng sâu, tóc tai râu ria lởm chởm... Tôi đặc biệt chú ý một người đàn ông khoảng 50 tuổi, mặc áo khoác, vì nhiệt độ ngoài trời ngày hôm đó lên tới gần 40 độ C. Tiến tới gần hơn, tôi thấy sau áo khoác, chiếc áo sơ mi anh mặc chi chít những dòng chữ nguệch ngoạc màu đen, xanh... "Đây là những dòng chữ, nỗi lòng của tôi, nói đến khao khát được về quê nhà. Những ngày dịch bệnh hoành hành, chúng tôi không thiết tha bất cứ thứ gì, "Về Việt Nam" là khát khao duy nhất", anh nói, mắt nhòe lệ.

1 bên vạt áo của người đàn ông rách toạc, anh cũng không nhớ lý do vì sao. Cùng với anh, chúng tôi tiếp cận, trò chuyện với chục lao động khác về từ các nước châu Phi. Ai cũng cười như khóc. Họ biết, họ vừa trở về từ cõi chết...

Đa số lao động Việt Nam trong những chuyến bay giải cứu những ngày sau đó trở về đều hốc hác, xác xơ vì lo lắng, vì cận kề sống - chết. Câu chuyện của ai cũng đứt quãng vì những giọt nước mắt nghẹn ngào. Rất nhiều người còn bị chủ nợ lương, chưa thanh toán thù lao... nhưng không ai nghĩ đến việc đòi tiền. Với họ, được sống, trở về bên gia đình là điều quan trọng nhất...

Sáng hôm sau, cover Báo Lao Động đăng tấm ảnh người đàn ông trong vòng tay gia đình, tít bài chạy dòng chữ lớn: "Hàng trăm lao động trở về từ châu Phi: Nụ cười và nước mắt". Bài viết đầy đủ cung bậc cảm xúc, chúng tôi "hòa" vào những người lao động trở về từ châu Phi, họ đến từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Có người ở ngoại thành Hà Nội,

có người ở những tỉnh miền Trung... Mỗi lời của họ, chất chứa bao nhiêu tâm tư, kỳ vọng, xót xa của những người muốn tìm lối thoát cho gia đình nhờ xuất khẩu lao động, rồi lại chỉ mong sống sót trở về...

Lời kêu cứu từ xứ người, hồi âm từ Lao Động

Đa số vụ việc liên quan đến những người đi xuất khẩu lao động, hoặc do sự tắc trách, vô trách nhiệm của công ty phái cử phía Việt Nam; hoặc nhóm lao động sang xứ người làm giúp việc gia đình, do bất đồng, bị chủ nhà ngược đãi.

Trong những trường hợp từng đồng hành, "giải cứu", tôi ấn tượng và nặng lòng nhất với gia cảnh chị Trần Thị Thủy (tên nhân vật đã thay đổi) ở huyện Phổ Yên, Thái Nguyên. Chị Thủy lớn lên trong gia đình không trọn vẹn, nhà chỉ 1 mẹ, 1 con nương tựa nhau. Lớn lên, chị Thủy lấy chồng cùng quê. Gia cảnh khó khăn, chồng lười lao động, cuộc sống cơ cực nên chị Thủy quyết định đi xuất khẩu lao động.

Thông tin “kêu cứu” do một đồng hương của bà Phạm Thị Xoa (Cẩm Giàng - Hải Dương) đưa lên mạng do chị T cung cấp cho PV. Ảnh: QUỲNH CHI
Thông tin “kêu cứu” do một đồng hương của bà Phạm Thị Xoa (Cẩm Giàng - Hải Dương) đưa lên mạng do chị T cung cấp cho PV. Ảnh: QUỲNH CHI

Sang Saudi Arabia, cứ mỗi lần chậm lương và hỏi chủ nhà, chị Thủy đều nhận được cơn thịnh nộ và đe dọa. “Có lần họ dọa giết, dọa vứt em ra sa mạc, trong khi ở nơi em sống, mỗi gia đình cách nhau rất xa", chị Thủy kể. Mâu thuẫn cao trào, chị Thủy bị chủ nhà "ném" vào trại tị nạn.

Theo lời chị Thủy, 1,5 tháng trong trại tị nạn trước khi được đưa về Việt Nam, mỗi ngày phải trả chi phí ăn, ở khoảng 600.000 đồng; mua 1 lạng xà phòng khoảng 60.000 đồng, 1 hộp mỳ tôm giá 30.000 đồng...

“Trước khi về em bị cắt liên lạc hoàn toàn với gia đình cả tháng. Người ở nhà bấn loạn vì không biết em sống chết ra sao? em bên này cũng khóc không còn nước mắt vì nhớ con, nhớ nhà…” - chị Thủy nói.

Mất liên lạc với con gái, cuối năm 2017, mẹ chị Thủy qua một người họ hàng xa nhờ PV Báo Lao Động giúp đỡ. Sau rất nhiều khó khăn, chị Thủy về nước... Ngày chị Thủy về, mẹ chị gọi điện cho tôi, khóc nức nở. Chừng nửa tháng sau, khi tôi đang làm việc tại tòa soạn, mẹ chị Thủy nói gấp gáp trong điện thoại: "Cô đang ở cơ quan cháu, cháu cho cô gặp 1 lát".

Tôi xuống đón người đàn bà đã liên lạc cả chục lần qua điện thoại trong mấy tháng trời. Người đàn bà nhỏ bé, da sạm đen, tóc khô xơ bạc trắng. Bà lần giở chiếc túi đeo bên hông, lôi ra 1 túi trà to, và nói: "Cô chẳng có gì cả. Lẽ ra cô phải gặp cháu cảm ơn sớm hơn. Nhà cô làm chè. Chè xấu mà sạch, cô biếu cháu...".

Tôi nhận món quà từ tay người mẹ đau khổ, chực trào nước mắt. Giữa trưa hè nắng chói chang, tôi thấy lòng lạnh lẽo, quặn đau. Nghĩ về những tháng ngày chị Thủy đã trải qua, về cảm giác mẹ chị phải chịu đựng khi từng nghĩ con mình đã chết... Tôi túm chặt vai người đàn bà khắc khổ...

Đến giờ, tôi vẫn giữ liên lạc với chị Thủy. Về nước 1 thời gian, "hoàn hồn", chị Thủy lại đăng ký đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan (Trung Quốc). Thỉnh thoảng, chị hỏi han sức khỏe tôi... Tôi hỏi về tương lai, chị Thủy thở dài: "Hết hạn rồi em lại đăng ký thêm hợp đồng mới. Về quê em chưa biết làm gì nuôi con...". Tôi chỉ biết chúc chị chân cứng đá mềm...

Còn trường hợp bà Đinh Thị Thành ở xã Cần Kiệm (Thạch Thất - Hà Nội) khi liên lạc với phóng viên Báo Lao Động đã kể lại hành trình từ người phụ nữ vốn quen bếp núc, phụ việc mộc của chồng và gần như chưa bao giờ đi khỏi “lũy tre làng” trở thành người khóc cạn nước mắt ở “trời Tây”: “Môi giới là người cùng xã, đến tận nhà tôi mời gọi, qua lại rất nhiều lần. Họ chỉ yêu cầu đặt cọc 3 triệu đồng, khi tôi bay thì họ mang trả số tiền đó cho chồng tôi. Cũng vì gánh nặng nuôi 3 đứa con ăn học, tôi quyết tâm đi với lời mời gọi: “Chỉ giặt giũ, lau nhà”. Ai ngờ khóc cạn nước mắt mới về được với chồng con” - bà Thành chia sẻ.

Ở Saudi Arabia, bà Thành phải làm mặt giận dỗi hoặc khóc lóc van xin thì chủ mới nhỏ giọt gửi lương về cho chồng con bà ở quê. Dăm lần giận dỗi may ra một lần chủ gửi tiền, thế mới nên cơ sự sau hơn 2 năm làm việc xứ người, bà vẫn còn chưa đòi được hơn 50 chục triệu đồng tiền mồ hôi, nước mắt...

Thế là Báo Lao Động vào cuộc với loạt bài “Xuất khẩu lao động: "Hết hạn vợ chưa về nước, chồng gửi đơn kêu cứu”, bà Thành đã đòi được món tiền từ mồ hôi và nước mắt của mình.

Phương Lê
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn Báo Lao Động trên biên giới Tây Nam

Lục Tùng |

Ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp cảm ơn Báo Lao Động đã góp phần giúp tỉnh phục hồi Đảng tịch cho cựu sĩ quan công an.

Khám phá nơi những ấn phẩm Báo Lao Động ra đời

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Để những tờ Báo Lao Động "nóng hổi" tới tay bạn đọc mỗi sáng, xưởng in của Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam luôn phải sáng đèn mỗi đêm.

Chúng tôi đã trưởng thành từ Báo Lao Động

linh giang |

Năm 2012, tôi ra trường, bước chân vào nghề báo, chứng kiến những năm đầu của giai đoạn khó khăn của các tòa soạn báo. Nhưng ở Báo Lao Động, càng khó khăn càng thấy nhiều nỗ lực. Chúng tôi - những nhà báo trẻ đã và đang trưởng thành trong một môi trường làm báo chuyên nghiệp, mạnh mẽ như vậy.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Bình Dương, Thanh Hóa, Bình Thuận

PHẠM ĐÔNG |

Kỷ luật nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Bình Dương, nhiều cán bộ thuộc Sở NNPTNT Thanh Hóa bị kỷ luật... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (12-17.8).

Mâm cỗ chay tiền triệu hút khách ngày rằm tháng 7

NGỌC DIỆP |

Trong ngày rằm tháng 7, các mâm cỗ chay làm sẵn với giá từ 600 nghìn đồng - 2 triệu đồng trở nên hút khách.

Hoa khôi bóng chuyền Thu Hoài: Tôi muốn có cuộc hôn nhân như bố mẹ mình

Mi Lan (thực hiện) |

Nguyễn Thu Hoài được ví là hoa khôi bóng chuyền trong giới thể thao bởi ngoại hình sáng, gương mặt đẹp như thí sinh hoa hậu. Thành công với bóng chuyền, còn giành được học bổng tại Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Thu Hoài nói, cô làm tất cả chỉ để bố mẹ được tự hào.

1 Thượng tướng, 1 Thượng tá Quân đội nhận nhiệm vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 12.8-16.8, các cơ quan đã công bố, trao quyết định về công tác cán bộ với 1 Thượng tướng, 1 Thượng tá và 2 Trung tá Quân đội.

Hàng trăm nước muốn dùng hệ thống thanh toán mới của BRICS

Khánh Minh |

Hệ thống thanh toán mới của BRICS cho phép thực hiện giao dịch không cần đồng USD.

Dấu ấn Báo Lao Động trên biên giới Tây Nam

Lục Tùng |

Ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp cảm ơn Báo Lao Động đã góp phần giúp tỉnh phục hồi Đảng tịch cho cựu sĩ quan công an.

Khám phá nơi những ấn phẩm Báo Lao Động ra đời

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Để những tờ Báo Lao Động "nóng hổi" tới tay bạn đọc mỗi sáng, xưởng in của Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam luôn phải sáng đèn mỗi đêm.

Chúng tôi đã trưởng thành từ Báo Lao Động

linh giang |

Năm 2012, tôi ra trường, bước chân vào nghề báo, chứng kiến những năm đầu của giai đoạn khó khăn của các tòa soạn báo. Nhưng ở Báo Lao Động, càng khó khăn càng thấy nhiều nỗ lực. Chúng tôi - những nhà báo trẻ đã và đang trưởng thành trong một môi trường làm báo chuyên nghiệp, mạnh mẽ như vậy.