Viết giản dị như lời người lao động

TS. Nhà báo Trần Bá Dung |

Tôi thích cách viết, cách rút tít của Báo Lao Động.

“Những người thầy giáo ngày lên bục giảng, tối đi đánh cá nuôi học trò” là một ví dụ tiêu biểu mà tôi hay trích dẫn (Tác phẩm của phóng viên Đặng Chung và Văn Phú, đoạt giải Nhất Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục - năm 2018, Giải B Giải Báo chí Quốc gia - năm 2019). Có một thực tế là, khi viết bài chân dung, phóng sự chân dung, các nhà báo thường có thói quen tìm một câu khái quát, câu đánh giá thật kêu về nhân vật, rồi lấy câu khái quát đó làm tít bài. Và thế là bài báo có cái tít kêu như bản báo cáo thành tích nhưng rất chung chung, không có gì đặc biệt để nhớ, để đọc, để thích thú. Vì kết quả của sự khái quát thường giống nhau.

Chẳng hạn: “Những nhà giáo hết lòng vì sự nghiệp trồng người”, “Một đảng viên tận tụy với công tác xã hội”, v.v… “Hết lòng” và “Tận tụy” là khái niệm không xác định, đúng với nhiều người, nhiều nơi, như cái mũ rộng vành, đội vào đầu ai cũng được. Rút tít “Những người thầy giáo ngày lên bục giảng, tối đi đánh cá nuôi học trò” là lấy việc cụ thể để nói cái khái quát (ai đọc cũng hiểu), hay hơn, hấp dẫn hơn nhiều so với viết “Những người thầy giáo hết lòng vì học trò…” theo cách thường thấy. Đó là lối viết giản dị, mộc mạc như lời người lao động vậy. Mà sự giản dị thường dễ thuyết phục công chúng hơn, nhất là công chúng công nhân, người lao động.

Cách đây 5 năm, khi đang làm Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam, tôi có trả lời phỏng vấn của Báo Lao Động. Tôi từng nói và bây giờ vẫn nói: Lao Động là một trong những tờ báo chính trị - xã hội tiêu biểu của báo chí cả nước. Năm 1995, Lao Động được bình chọn là một trong 200 tờ báo hiện đại, tiêu biểu của châu Á, tham dự Triển lãm báo chí quốc tế. Bây giờ tôi vẫn thích design của Báo theo cách đó.

Vừa làm báo, vừa hoạt động chuyên trách nghiệp vụ báo chí, nghiên cứu và giảng dạy báo chí, tôi coi Lao Động là một trong những tờ báo có chất nghề. Theo tôi, Lao Động là tờ báo chịu khó đầu tư nghiệp vụ và gặt hái nhiều thành công ở những mặt tiêu biểu dưới đây:

Thứ nhất, là một trong những tờ báo thành công trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, chống bất công, phi lý trong xã hội. “Lao Động là một trong những kiện tướng trên mặt trận chống tiêu cực” (Lời nhà báo nổi tiếng Quang Đạm, nói tại Hội nghị ngày 10/6/1988 ở toà soạn báo Lao Động). Từ đầu thời kỳ Đổi Mới, nhiều vụ tiêu cực được báo phát hiện, đấu tranh phê phán (cùng với Đại đoàn kết, Tuần tin tức, Tiền Phong…) và gần đây, nhiều tác phẩm đã đoạt giải cao Giải báo chí quốc gia.

Nhiều loạt bài điều tra của Lao Động đầy ắp tư liệu thuyết phục và cách viết sắc mà chắc, tính đấu tranh, phản biện cao. Chất nghề này không dễ mà có được, nếu báo không có truyền thống đấu tranh phê phán; nếu không có những cây bút giỏi nghề và gắn bó, yêu thương người lao động thật sự. Lao Động có nhiều nhà báo “phá cách”, có phong cách riêng, cả trong tác nghiệp, cả trong thể hiện tác phẩm. Nhiều tác giả được đồng nghiệp thừa nhận, gắn với phong cách nghề nghiệp riêng của Lao Động: Nguyễn An Định, Trần Đức Chính (Lý Sinh Sự), Nguyễn Đắc Xuân, Vĩnh Quyền, Đặng Bá Tiến, Thang Đức Thắng, Ngô Mai Phong, Nguyễn Trung Hiếu, Huỳnh Dũng Nhân, Việt Văn (ảnh báo chí)…

Thứ hai, luôn tiên phong, dũng cảm trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, từ các chính sách cho đến quyền lợi cụ thể. Các vụ việc được phát hiện, được báo đeo bám đến cùng, đứng về phía người lao động bị hại, bị thiệt. Những năm 1986 - 1987, những bài viết của nhà báo Nguyễn An Định dũng cảm phanh phui trên báo Lao Động những tiêu cực ở một nhà máy cơ khí lớn trên đường Bà Triệu (lúc đó phải ghê gớm lắm mới viết được, vì xã hội và cả báo chí vẫn quen tư duy bao cấp, phản ánh một chiều). Công nhân nhà máy, sau đó, đón chào nhà báo Nguyễn An Định như một người hùng.

Gần đây, Lao Động vẫn tiếp tục là tờ báo có nhiều bài viết được dư luận đánh giá cao, nhiều tác phẩm đoạt giải cao Giải báo chí quốc gia và các giải báo chí chuyên ngành. Đó là những tác phẩm báo chí đấu tranh bảo vệ quyền lợi người công nhân, người lao động trên nhiều ngành nghề, các giáo viên, các nhà khoa học,… Năm 2019, loạt điều tra công phu, dũng cảm, kiên cường bám đuổi và đứng về phía người dân bị lợi dụng tín ngưỡng, phanh phui vụ việc chấn động xã hội “Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ”, được dư luận rộng rãi ủng hộ. Nhiều người biết, nhiều nhà báo biết việc nhạy cảm này ở chùa này, nhưng chỉ Lao Động dám làm và làm được.

Thứ ba, luôn đổi mới nghiệp vụ báo chí và công nghệ làm báo. Ra đời ngày 19.5.1999, laodong.vn là một trong hai báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam (cùng với Nhân Dân điện tử). Báo Lao động điện tử cũng sớm bắt kịp xu hướng báo điện tử thế giới: Năm 2001 chuyển sang làm web động, sau đó, thiết lập các công cụ tương tác với bạn đọc dưới mỗi bài viết; năm 2010 hoạt động độc lập với báo in, có phóng viên riêng; năm 2014 ra mắt chuyên trang video và phiên bản mobile; năm 2017 thực hiện mô hình tòa soạn hội tụ; từ năm 2020 áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào làm báo… Lao Động cũng là một trong những báo điện tử sớm thực hiện đa phương tiện (multi media). Ngoài việc tiên phong, Lao Động điện tử (cùng với VietnamPlus.vn, VnExpres.net,…) sớm áp dụng thành công những dạng thức mới của báo chí đa phương tiện như longform, infographic, megastory…

Những đổi mới này là nền tảng vững chắc cho những sáng tạo nghề nghiệp của phóng viên và của báo. Khi áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào làm báo, chắc chắn có tác động tới lao động làm báo và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và tòa soạn. Nếu khai thác tốt trí tuệ, kinh nghiệm vốn có của tập thể vào những khâu tác nghiệp, chắc chắn sẽ có tác phẩm tốt. Báo in đang ngày càng ít bạn đọc, nên đi sâu thông tin chuyên đề, phân tích, tổng hợp, chuyên luận. Đầu tư hơn cho ảnh báo chí (báo đã có truyền thống về ảnh báo chí khá tốt) và công cụ, sản phẩm đa phương tiện trên báo điện tử. Khích lệ người lao động viết về họ, về đồng nghiệp của họ.

TS. Nhà báo Trần Bá Dung
TIN LIÊN QUAN

“Báo Lao Động đã mạnh mẽ bảo vệ những người yếu thế”

Xuân Nhàn |

Diễn biến nhanh, theo chiều hướng có lợi cho người lao động vụ người lao động Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort (FLC Quy Nhơn) đòi lương, bảo hiểm xã hội khiến người trong cuộc cũng không khỏi… ngỡ ngàng.

2 trẻ bơ vơ nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Lao Động

NGUYÊN ANH |

Báo Lao Động đã phối hợp Hội LHPN thị trấn thứ Ba, huyện An Biên (Kiên Giang) trao số tiền 14.185.000 đồng cho 2 trẻ bơ vơ.

Báo Lao Động khởi công 2 ngôi nhà tình nghĩa tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Ngày 31.7, Báo Lao Động Văn phòng Miền Trung đã khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho các hộ khó khăn, không có nơi ở ổn định tại Quảng Nam.

Những năm tháng tại Báo Lao Động của nhà cách mạng, liệt sĩ Trần Quốc Thảo

Minh Bằng |

Trong dòng chảy lịch sử của Báo Lao Động, có những cá nhân xuất sắc của cách mạng Việt Nam tham gia xuất bản tờ báo của tổ chức Công đoàn. Trong số đó có nhà cách mạng Trần Quốc Thảo - người đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho tổ quốc và hy sinh anh dũng trong lao tù năm 1957.

Báo Lao Động dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Đoàn công tác của Báo Lao Động đã đến dâng hoa, thắp hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Báo Lao Động đồng hành cùng công nhân, người lao động

Nguyễn Linh |

Báo Lao Động không chỉ là cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy của giai cấp công nhân và người lao động.

Báo Lao Động đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất của Chủ tịch nước trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2024).

Học và làm nghề ở Lao Động

Lan Nhi |

Tôi vẫn nhớ như in cảm xúc của mình khi mẩu tin đầu tiên được đăng tải trên Báo Lao Động ngày 28.3.2019. Mẩu tin có 400 chữ nhưng được anh Phạm Đông (hiện tại là phóng viên Ban Thời sự - Báo Lao Động) nhọc công cắt gọt, sửa chữa và không quên nhắc nhở rằng: "Nếu muốn học nghề
này thì em phải chủ động học hỏi đấy".

“Báo Lao Động đã mạnh mẽ bảo vệ những người yếu thế”

Xuân Nhàn |

Diễn biến nhanh, theo chiều hướng có lợi cho người lao động vụ người lao động Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort (FLC Quy Nhơn) đòi lương, bảo hiểm xã hội khiến người trong cuộc cũng không khỏi… ngỡ ngàng.

2 trẻ bơ vơ nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Lao Động

NGUYÊN ANH |

Báo Lao Động đã phối hợp Hội LHPN thị trấn thứ Ba, huyện An Biên (Kiên Giang) trao số tiền 14.185.000 đồng cho 2 trẻ bơ vơ.

Báo Lao Động khởi công 2 ngôi nhà tình nghĩa tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Ngày 31.7, Báo Lao Động Văn phòng Miền Trung đã khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho các hộ khó khăn, không có nơi ở ổn định tại Quảng Nam.

Những năm tháng tại Báo Lao Động của nhà cách mạng, liệt sĩ Trần Quốc Thảo

Minh Bằng |

Trong dòng chảy lịch sử của Báo Lao Động, có những cá nhân xuất sắc của cách mạng Việt Nam tham gia xuất bản tờ báo của tổ chức Công đoàn. Trong số đó có nhà cách mạng Trần Quốc Thảo - người đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho tổ quốc và hy sinh anh dũng trong lao tù năm 1957.

Báo Lao Động dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Đoàn công tác của Báo Lao Động đã đến dâng hoa, thắp hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Báo Lao Động đồng hành cùng công nhân, người lao động

Nguyễn Linh |

Báo Lao Động không chỉ là cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy của giai cấp công nhân và người lao động.