Quy định phân tuyến khám chữa bệnh là cần thiết

Hà Anh |

Theo BHXH Việt Nam, quy định phân tuyến khám chữa bệnh (KCB) và phân loại bệnh nhân theo tuyến là cần thiết, đảm bảo hệ thống y tế phát triển bền vững để chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân.

Quản lý bệnh nhân theo tuyến là cần thiết

Bởi nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến, người bệnh sẽ “đổ dồn” lên tuyến trên điều trị làm tuyến trên bị quá tải, hệ thống y tế có nguy cơ bị phá vỡ, ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc sức khỏe và KCB cho người dân.

Tuyến đầu tiên, gần người dân nhất là trạm y tế tuyến xã, hiện với hơn 10.000 trạm y tế trên cả nước. Đây là tuyến y tế cơ sở thực hiện quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu của người dân. Tại tuyến này, người dân không chỉ được KCB các bệnh thông thường mà còn được phổ biến, giáo dục liên quan đến các vấn đề sức khỏe, ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật, tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tuyến huyện và một phần tuyến tỉnh có chức năng khám và điều trị hầu hết các bệnh trừ các trường hợp bệnh nặng, cần trình độ chyên môn sâu và trang thiết bị hiện đại. Hiện tại, cả nước có hơn 2.500 cơ sở KCB tuyến huyện và tuyến tỉnh.

Các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, các khoa đầu ngành của bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện trung ương (hơn 200 cơ sở) tập trung KCB đối với các trường hợp bệnh nặng, thực hiện các kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại mà tuyến dưới không thực hiện được. Ngoài ra, tuyến này còn có chức năng nghiên cứu, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo tuyến. Các bệnh viện này được đầu tư ở mức độ cao nhất cả về cơ sở vật chất và nhân lực.

Bác sĩ Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam cho biết, mô hình hệ thống y tế hình tháp được hầu hết các nước áp dụng và chỉ có mô hình này mới đảm bảo được việc quản lý và chăm sóc sức khoẻ một cách toàn diện, hiệu quả.

“Nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến, chắc chắn sẽ phá vỡ hệ thống y tế. Do đó, việc quản lý KCB tại các tuyến bằng giấy chuyển tuyến là công cụ phù hợp, cần thiết” - bác sĩ Phúc nhấn mạnh.

Người dân đi khám chữa bệnh. Ảnh: LDO
Người dân đi khám chữa bệnh. Ảnh: LDO

Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến KCB

Theo quy định, từ năm 2014, người bệnh phải chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên một cách tuần tự nhưng từ năm 2016 đã thông tuyến KCB ở cấp huyện và từ năm 2021 đã thông tuyến điều trị nội trú tuyến tỉnh. Theo đó, người tham gia BHYT khi tự đi KCB BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú tuyến tỉnh trên toàn quốc đều được quỹ BHYT thanh toán như đi KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu. Các quy định này đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB BHYT.

Bác sĩ Lê Văn Phúc cho biết, BHXH Việt Nam luôn ủng hộ quan điểm đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB, tuy nhiên việc tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia phải gắn liền với sự bền vững của hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Tránh tình trạng bệnh nhẹ cũng điều trị tại tuyến trung ương, gây quá tải, lãng phí nguồn lực tài chính (cả của quỹ BHYT cũng như của người tham gia BHYT) không cần thiết, không phát huy được hiệu quả của y tế tuyến cơ sở.

Nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh trong việc “chuyển tuyến” và đảm bảo đúng quy định thì phải quy định cơ sở y tế thuộc cấp ban đầu, cấp cơ bản (tương đương cơ sở KCB tuyến huyện theo quy định hiện hành) là các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý KCB ban đầu cho tất cả các đối tượng tham gia BHYT; cơ sở KCB thuộc cấp cơ bản (tương đương cơ sở KCB tuyến tỉnh theo quy định hiện hành) và cơ sở KCB cấp chuyên sâu không điều trị các bệnh và không thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật mà cấp ban đầu có thể thực hiện được.

Nghiên cứu quy định chỉ áp dụng “thông tuyến KCB BHYT” giữa cơ sở KCB các cấp đối với các trường hợp đã được chẩn đoán bệnh và cần điều trị chuyên khoa sâu (như ung thư, tâm thần, bệnh máu, các bệnh cần sử dụng kỹ thuật can thiệp điều trị hoặc phẫu thuật, Lao kháng thuốc, HIV) mà cơ sở thuộc cấp cơ bản không thực hiện được. Giao Sở Y tế phối hợp BHXH các tỉnh căn cứ danh mục bệnh được thông tuyến KCB của Bộ Y tế quy định và khả năng cung ứng dịch vụ KCB của địa phương để quy định các bệnh, tình trạng bệnh được thông tuyến KCB BHYT.

Quy định cơ sở KCB thuộc cấp chuyên sâu chuyển người bệnh về cấp cơ bản điều trị tiếp sau khi đã hết giai đoạn cấp tính đối với các trường hợp cần tiếp tục theo dõi, quản lý và điều trị nội trú; chuyển về cơ sở KCB thuộc cấp KCB ban đầu quản lý, theo dõi đối với các trường hợp bệnh mạn tính.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Thay đổi liên quan đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 17.11

LƯƠNG HẠNH |

Từ 17.11, nhiều thay đổi liên quan đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ chính thức có hiệu lực.

Khung giá dịch vụ khám chữa bệnh và áp dụng giá thanh toán mới nhất

Hà Lê |

Bộ Y tế ban hành Thông tư 21/2023/TT-BYT quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Nhiều bệnh viện bị chậm thanh toán chi phí khám chữa bệnh

Lệ Hà |

Hàng loạt cơ sở y tế cho biết, việc chưa được quyết toán bảo hiểm y tế (BHYT) đang gây khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh. Trong khi đó, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đơn vị này đã gấp rút tổng hợp các phần kinh phí khám chữa bệnh BHYT vượt tổng mức, đảm bảo hoàn thành thanh quyết toán sớm nhất theo quy định.

Giải quyết tình trạng nợ lương, BHXH, bảo đảm quyền lợi của người lao động

Quế Chi (ghi) |

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Báo Lao Động tiếp tục ghi nhận tâm tư, gửi gắm của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động các cấp.

Tác giả đoạt giải Nhất truyện ngắn chia sẻ chuyện phía sau tác phẩm về nữ lao công quét rác

Phạm Huyền |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Phương Trà, tác giả vừa đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn với truyện ngắn “Con đường của Hạ”.

Nhức nhối vi phạm hành lang Quốc lộ 18

Minh Hạnh |

Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội, hiện đang bị người dân lấn chiếm để kinh doanh, buôn bán tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông. Mặc dù lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ, tuy nhiên vẫn chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, gây bức xúc cho người dân.

Thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn

Đức Mạnh |

Công nghiệp bán dẫn là một lĩnh vực khó cả trong đào tạo lẫn thu hút sinh viên tham gia học tập. Số lượng nhân lực vẫn thiếu hụt dù đã có nhiều bước tiến lớn trong công tác kêu gọi, thu hút vốn đầu tư và các thiết bị chuyển giao khoa học - công nghệ.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hàng đầu với nhà đầu tư Nhật Bản

Anh Kiệt |

Trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng nhiều diễn biến phức tạp, Nhật Bản và Việt Nam không ngừng củng cố mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.

Thay đổi liên quan đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 17.11

LƯƠNG HẠNH |

Từ 17.11, nhiều thay đổi liên quan đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ chính thức có hiệu lực.

Khung giá dịch vụ khám chữa bệnh và áp dụng giá thanh toán mới nhất

Hà Lê |

Bộ Y tế ban hành Thông tư 21/2023/TT-BYT quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Nhiều bệnh viện bị chậm thanh toán chi phí khám chữa bệnh

Lệ Hà |

Hàng loạt cơ sở y tế cho biết, việc chưa được quyết toán bảo hiểm y tế (BHYT) đang gây khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh. Trong khi đó, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đơn vị này đã gấp rút tổng hợp các phần kinh phí khám chữa bệnh BHYT vượt tổng mức, đảm bảo hoàn thành thanh quyết toán sớm nhất theo quy định.