Quản lý vũ khí quân dụng đang trôi nổi trong xã hội chúng ta

NGUYỄN VĂN NHUẬN |

Qua theo dõi các vụ án trên các phương tiện truyền thông chúng ta thấy rõ một điều là hầu như ít có những vụ án mà hàng nóng vũ khí quân dụng lại có nguồn gốc từ công an hoặc quân đội. Điều đó chứng tỏ rằng vũ khí quân dụng trôi nổi hiện nay trong xã hội chúng ta có nguồn gốc nhập lậu từ các đường biên, cửa khẩu và những người được cấp phép sử dụng súng nhưng hết thời hạn lại không chịu giao nộp cho các cơ quan chức năng.

Chúng ta đều biết, hiện nay chỉ riêng TP HCM cũng đã có hơn 3000 khẩu súng đã hết phép sử dụng, nhưng vẫn không được giao nộp về cho các cơ quan chức năng. Việc thu hồi những vũ khí này cũng chủ yếu là vận động chứ cũng chưa có những biện pháp chế tài cụ thể.

Theo quy định, cá nhân được trang bị súng, vũ khí nếu không còn nhu cầu hoặc không thuộc đối tượng được cấp nữa thì phải giao nộp giấy phép và súng cho các cơ quan hữu quan. Chỉ riêng TP HCM mà con số đã như vậy rồi, và cả nước nếu thống kê được thì chắc chắn rằng con số về vũ khí được cấp nay đã hết hạn sử dụng mà không giao nộp sẽ còn lớn đến cỡ nào ! 

Còn ở các vùng biên thì chuyện mua súng cũngn dễ như mua... kẹo! Chúng ta có đường biên giáp với các nước khá dài, việc quản lý ở những khu vực này không đơn giản, bởi hầu như việc quản lý và kiểm soát chỉ diễn ra ở các cửa khẩu. Còn vấn đề tuần biên lại gặp rất nhiều khó khăn vì địa hình, vì nhân lực hạn chế, và đây cũng chính là điều kiện để các loại "hàng nóng" dễ dàng xâm nhập vào nước ta. 

Vũ khí quân dụng còn xâm nhập theo đường hàng không và đường biển được ngụy trang trong các loại quà biếu, hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời có một nguồn vũ khí còn rơi rớt lại sau chiến tranh mà người dân nhặt được nhưng chưa giao nộp cho các cơ quan chức năng. 

Chỉ điểm qua một vài nguồn vũ khí quân dụng đang trôi nổi trong xã hội của chúng ta như vậy thì việc đặt vấn đề quản lý vũ khí quân dụng trôi nổi là khó khăn biết chừng nào. 

Không phải chỉ một vài mệnh lệnh hành chính hoặc một vài ý kiến của một vài cá nhân nào đó mà có thể quản lý hoặc thu hồi được những loại vũ khí quân dụng trôi nổi, mà điều này rất cần sự vào cuộc của toàn thể xã hội và từng cá nhân mỗi người. Họ phải ý thức được hiểm họa khi vũ khí quân dụng chưa được quản lý một cách bài bản, đồng thời cần phải hoàn chỉnh luật, quy định đủ sức răn đe thì may ra mới có thể quản lý được. 

Đối với các loại vũ khí trước đây đã giao cho những người có chức vụ quyền hạn để thực thi các nhiệm vụ được giao, nay đã hết thời gian được sử dụng mà vẫn chưa giao nộp lại cho các cơ quan chức năng để thu hồi thì cũng nên có những chế tài cụ thể về việc giao nộp vũ khí trước khi thôi nhiệm vụ. 

Vấn đề này cần có những văn bản rõ ràng cùng với những phân tích chí tình chí lý để người sử dụng vũ khí tự nguyện giao nộp khi thôi nhiệm vụ. 

Đối với các loại vũ khí thâm nhập bằng đường biên, cửa khẩu hoặc do chiến tranh còn sót lại mà người dân nhặt được chưa giao nộp thì ngoài vấn đề kiểm soát ,tố giác vũ khí, nhà nước cũng nên có chính sách khen thưởng thích hợp để người dân tự nguyện giao nộp vũ khí mà không bị truy nguyên nguồn gốc, vì đây toàn là những loại vũ khí trôi nổi cho nên các cơ quan chức năng cần có chính sách mềm dẻo, động viên để người dân tự nguyện giao nộp mà không phải lo sợ gì. 

Cần thiết phải đặt vấn đề này để cho toàn xã hội và các cơ quan lập pháp, hành pháp tham gia góp ý , xây dựng luật và thi hành luật về "Quản lý vũ khí quân dụng" vì đây là vấn đề cấp bách cần sự vào cuộc và sự đồng thuận của tất cả chúng ta để góp phần làm bình yên cuộc sống, vì hiện nay con số về vũ khí trôi nổi là không hề nhỏ chút nào . 

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.

 

NGUYỄN VĂN NHUẬN
TIN LIÊN QUAN

Khám phá bộ não điều hành giao thông thông minh TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Với gần 800 camera giám sát trên các tuyến đường, Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị TPHCM vận hành 24/7 trong cả 365 ngày được xem như "mắt thần" giúp phát hiện sớm, xử lý nhanh sự cố giao thông đô thị.

8 xu hướng công nghệ được đầu tư mạnh trong năm 2023: AI, Metaverse

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo  Investment Monitor dẫn số liệu, báo cáo từ GlobalData, các xu hướng công nghệ hàng đầu được đầu tư vào năm 2023 sẽ xoay quanh AI, điện toán đám mây, an ninh mạng, metaverse, tiền điện tử, người máy, IoT và điện toán lượng tử.

Để Thành phố Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới của TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Những đề xuất về tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, các cơ chế tài chính vượt trội được kỳ vọng tháo gỡ các điểm nghẽn, sớm đưa Thành phố Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới của TPHCM.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Không khí lạnh tràn về, người dân trùm kín mít đi du Xuân

Linh Chi - Dương Anh |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (mùng 3 Tết) nhiệt độ miền Bắc giảm sâu, người dân Hà Nội trùm khăn kín, mặc áo dày để đi du Xuân.