Quản lý đất rừng lỏng lẻo, dân lấn chiếm đất và phân lô bán trái phép

LÊ PHI LONG |

Quảng Bình - Báo Lao Động nhận được nhiều phản ánh về những sai phạm trong việc quản lý đất rừng, quản lý tài nguyên rừng của Chi nhánh Lâm trường Vĩnh Long (thuộc Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại, trụ sở chính tại TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).

Tìm hiểu của PV Báo Lao Động cho thấy, tại khu vực rừng do Chi nhánh Lâm trường Vĩnh Long quản lý đã xảy ra thực trạng phân lô, bán cho người dân có nhu cầu xây dựng mồ mả. Nhiều trường hợp người dân được nhà nước giao đất để trồng rừng nhưng đã tự ý phân lô bán mà không thông qua chính quyền địa phương. Thực trạng trên diễn ra từ nhiều năm trước, tuy nhiên hiện vẫn chưa được xử lý triệt để.

Kết quả kiểm tra cho thấy, Chi nhánh Lâm trường Vĩnh Long đã giao khoán cho 14 hộ, với diện tích 16,29ha đất tuy nhiên đã để người dân lấn chiếm xây dựng xây cất lăng mộ. Cụ thể bao gồm đã chôn cất và xây bờ bao chưa chôn cất tại 21 vị trí với diện tích 1,32ha đất sản xuất.

Ngoài ra, công ty đã để cán bộ, công nhân lao động và các hộ dân trồng xen cây keo vào rừng thông nhựa khi chưa có chủ trương với diện tích hơn 82ha; các tổ chức, cá nhân trồng rừng nguyên liệu với diện tích hơn 210ha nhưng không có hồ sơ giao khoán, để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng.

Trước đó, ngày 22.8.2020 Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại đã có thông báo về việc xử lý kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại Chi nhánh Lâm trường Vĩnh Long, trong đó đã nêu rõ các sai phạm xảy ra tại đây.

Theo phản ánh, thời gian giải quyết, xử lý các sai phạm trên chậm nhất đến ngày 15.12.2020 nhưng đến nay những sai phạm này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Liên quan đến sự việc trên, ngày 22.10 lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lâm Công Nghiệp Long Đại khẳng định những sai phạm nêu trên đã tồn tại từ nhiều năm trước nhưng hiện vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.

Ông Lương Sỹ Trình - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm Công Nghiệp Long Đại - lý giải, nguyên nhân chậm giải quyết là do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 và do quá trình phải kiểm tra, soát lại mất nhiều thời gian.

Đối với việc người dân lấn chiếm đất rừng xây lăng mộ, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lâm Công Nghiệp Long Đại cho biết, đã phối hợp với UBND xã Nghĩa Ninh (TP. Đồng Hới) để xử lý.

Về hướng xử lý lâu dài, sẽ xem xét vị trí đất phù hợp để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa cho người dân có nơi chôn cất, mai táng. Hiện UBND tỉnh chưa có quy hoạch khu vực nghĩa trang, nghĩa địa nên người dân không có đất để chôn cất nên việc lấn chiếm đất rừng rất phức tạp.

Theo nhận định, việc lấn chiếm, bán đất rừng để xây dựng mồ mả là rất phức tạp. Ảnh: LPL
Theo nhận định, việc lấn chiếm, bán đất rừng để xây dựng mồ mả là rất phức tạp. Ảnh: LPL

Liên quan đến việc người dân lấn chiếm đất rừng, xây dựng mồ mả, ông Đào Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Ninh (TP.Đồng Hới) - cho biết, thực trạng trên đã diễn ra từ lâu và là một trong những vấn đề bất cập đang xảy ra tại địa phương.

Theo nhận định của lãnh đạo địa phương, việc người dân lấn chiếm đất để xây lăng mồ mả là do hiện nay địa phương không có khu vực quy hoạch nghĩa địa để mai táng, chôn cất khi có người thân qua đời. UBND xã Nghĩa Ninh đang lập quy hoạch, phối hợp với các đơn vị để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa cho nhân dân địa phương.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Ngang nhiên buôn bán đất rừng

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 41 dự án sản xuất nông lâm nghiệp được UBND tỉnh giao, cho thuê, với tổng diện tích hơn 32.000ha rừng và đất rừng. Các dự án tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Đức và Đắk Glong. Tuy nhiên, hiệu quả tại các dự án nông lâm nghiệp rất khiêm tốn. Nhiều dự án để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng, có hiện tượng sang nhượng, mua bán trái phép đất rừng.

Chỉ đạo xử lý trạm trộn bêtông không phép trên đất rừng tại Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến phản ánh trên báo Lao Động về trạm bê tông FECON không phép ngang nhiên hoạt động trên 10.000m2 đất rừng tại tỉnh Quảng Bình, ngày 18.3 UBND huyện Lệ Thủy cho biết, đã có công văn chỉ đạo xử lý vụ việc.

Quảng Bình: Trạm bê tông không phép hoạt động trên 10.000m2 đất rừng

LÊ PHI LONG |

Mặc dù chưa được cấp phép hoạt động, nhưng trạm trộn bê tông của của Công ty CP thi công cọc và xây dựng FECON tại thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vẫn hằng ngày hoạt động, cung cấp bê tông cho Công ty CP điện gió B&T bất chấp các quy định về môi trường và các quy định liên quan.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Ngang nhiên buôn bán đất rừng

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 41 dự án sản xuất nông lâm nghiệp được UBND tỉnh giao, cho thuê, với tổng diện tích hơn 32.000ha rừng và đất rừng. Các dự án tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Đức và Đắk Glong. Tuy nhiên, hiệu quả tại các dự án nông lâm nghiệp rất khiêm tốn. Nhiều dự án để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng, có hiện tượng sang nhượng, mua bán trái phép đất rừng.

Chỉ đạo xử lý trạm trộn bêtông không phép trên đất rừng tại Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến phản ánh trên báo Lao Động về trạm bê tông FECON không phép ngang nhiên hoạt động trên 10.000m2 đất rừng tại tỉnh Quảng Bình, ngày 18.3 UBND huyện Lệ Thủy cho biết, đã có công văn chỉ đạo xử lý vụ việc.

Quảng Bình: Trạm bê tông không phép hoạt động trên 10.000m2 đất rừng

LÊ PHI LONG |

Mặc dù chưa được cấp phép hoạt động, nhưng trạm trộn bê tông của của Công ty CP thi công cọc và xây dựng FECON tại thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vẫn hằng ngày hoạt động, cung cấp bê tông cho Công ty CP điện gió B&T bất chấp các quy định về môi trường và các quy định liên quan.