Nỗi sợ bị cô lập tại nơi làm việc

PHƯƠNG TRANG |

Có một bộ phận những người đi làm bị chính đồng nghiệp của mình bắt nạt và cảm thấy kiệt sức khi vừa phải chật vật lo cơm áo gạo tiền, vừa phải vật lộn với sức khỏe tinh thần của bản thân.

Đồng cảm về vấn đề này, chị Lê Hương Uyên (24 tuổi, nhân viên Marketing của một công ty ở Hà Nội), sợ cảm giác bản thân bị bỏ lại phía sau, bị mọi người ghẻ lạnh.

“Có nhiều cuộc vui, tôi không hề muốn tham gia chút nào. Tan làm chỉ muốn lao ngay về nhà ngủ một giấc. Nhưng nếu tôi từ chối, mọi người sẽ nghĩ tôi không vì tập thể, chỉ biết nghĩ cho bản thân”, chị Uyên tâm sự.

Dù mệt đến mấy chị Uyên cũng cố gắng đi góp vui, chị luôn có mặt trong các cuộc nói chuyện nhóm dù đôi khi dở tay vì công việc. Không hẳn vì chị này sợ bỏ lỡ những cuộc vui phía trước, mà chị Uyên phải nắm bắt mọi hoạt động cùng đồng nghiệp để dễ nói chuyện, hoà nhập.

“Tôi cũng rất mệt mỏi khi vừa phải lo làm hài lòng sếp, vừa phải “dĩ hoà vi quý” với đồng nghiệp. Mỗi ngày đi làm với tôi như một trận chiến vậy”, chị Uyên than vãn.

Chị Hương Uyên sợ cảm giác bị bỏ lại phía sau. Ảnh: Hương Uyên
Chị Hương Uyên sợ cảm giác bị bỏ lại phía sau. Ảnh: Hương Uyên

Sống trong môi trường khắc nghiệt, nên chị Uyên luôn dè dặt, cẩn thận trong từng lời nói để tránh làm mất lòng mọi người xung quanh.

“Tôi gần như là nhỏ tuổi nhất công ty, nên tôi luôn phải thận trọng, lễ phép. Anh chị trong công ty nhờ gì, tôi cũng sẽ không từ chối. Vì tôi sợ mọi người sẽ nói xấu sau lưng tôi”, chị Uyên cho biết.

Chị Uyên chia sẻ, đã từng chứng kiến một nhân viên trong công ty bị cô lập. Điều này làm chị Uyên vô cùng ám ảnh. Những câu “đá xéo” hay những câu “buông lơi” khiến bản thân chị Uyên không phải là nạn nhân trong cuộc nói chuyện cũng cảm thấy mệt mỏi.

Chị Nguyễn Linh Trang (25 tuổi, nhân viên kế toán của một công ty ở Thanh Hoá) đã từng có ý định xin nghỉ việc vì bị mọi người ở công ty cô lập.

Chị Trang bộc bạch: “Tôi làm ở công ty cũng được hơn 1 năm. Thời gian đầu, tôi cảm thấy môi trường làm việc ở đây rất thoải mái. Mọi người rất thân thiện. Nhưng về lâu dài, có nhiều chuyện không vui xảy ra khiến tôi vô cùng bế tắc”.

Chị này tâm sự, khoảng thời gian đầu, mọi chuyện vẫn tiến triển tốt. Nhưng có lần chị Trang thấy mọi người trong phòng làm việc không hiệu quả, nên chị Trang đã góp ý nhẹ nhàng. Nhưng chị chỉ nhận lại những ánh nhìn hờ hững, không quan tâm của mọi người.

“Tôi có ý tốt muốn mọi người cùng tốt lên, nhưng tôi không ngờ điều mình làm lại gây nên sự khó chịu cho cả phòng”, chị Trang than vãn.

Những ngày sau đó, mọi người trong phòng không còn niềm nở với chị này như trước nữa. Nhiều lần cũng nói “bóng gió” chuyện liên quan đến chị Trang, khiến chị rất áp lực.

“Tôi đã có ý định xin nghỉ công việc này nhiều lần. Nhưng nghĩ lại mình không làm gì sai, tại sao mình lại phải nghỉ làm. Lương thưởng ở đây cũng rất tốt, từ khi đi làm ở đây, mỗi tháng, tôi cũng để lại được một khoản tiết kiệm kha khá”, chị Trang tâm sự.

Chị này bày tỏ, đôi lúc cuộc sống không như chúng ta mong muốn và hãy biết cách chấp nhận thực tế. Chị Trang thấy có những cuộc vui không rủ mình lại hay. Thay vì tan làm đi ăn cùng đồng nghiệp, chị Trang về nhà ăn uống lành mạnh và đến phòng tập, vừa tránh nạp thực phẩm có hại vừa rèn luyện sức khoẻ bản thân.

"Theo tôi, mỗi người có những cá tính khác biệt, mối quan tâm riêng. Nên không phải lúc nào nhập hội chung trong bất kì vấn đề gì mới là hay. Hồi mới đi làm, tôi cũng hay cảm thấy buồn vì không bắt kịp được câu chuyện của mọi người, nhưng bây giờ, tôi cảm thấy điều đó không còn quan trọng đối với tôi nữa”, chị Trang trải lòng.

PHƯƠNG TRANG
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên và những áp lực năm cuối đại học

PHƯƠNG TRANG |

Nhiều sinh viên năm cuối của các trường đại học cảm thấy lo lắng, áp lực về thi tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp, đi thực tập.

Công việc khác so với mô tả, Gen Z quyết định nhảy việc

Phương Trang |

Liên tục lặp lại vòng xoay “xin việc – đi làm- nghỉ việc”, nhiều bạn trẻ cho rằng đó là cách khám phá bản thân. Tuy nhiên, “nhảy việc” liên tục cũng khiến nhiều người bị mất phương hướng.

Kinh nghiệm để sinh viên mới ra trường có việc ngay

Mạnh Cường |

Sinh viên mới ra trường nếu đã có kinh nghiệm sẽ bớt lo lắng lúc đi xin việc. Vậy còn những người chưa có kinh nghiệm thì phải làm sao?

Dân chơi xe bán tải ngán ngẩm tháo đồ để đi đăng kiểm

Quý An |

Xe bán tải là một trong những loại phương tiện bị ảnh hưởng nhất khi đăng kiểm siết chặt, do trước đó đã được lắp thêm nhiều phụ kiện.

"Bức tường thành" cứu mạng tài xế khi xe vượt đèo dốc Kon Tum

THANH TUẤN |

Liên tục các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đèo dốc Kon Tum, cơ quan chức năng đã mở thêm đường cứu nạn, lắp hệ thống hộ lan… để hỗ trợ, cảnh báo cánh tài xế khi chẳng may phương tiện gặp sự cố.  

Cấp cứu 115: Những người vận chuyển giữa lằn ranh sinh tử

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Cấp cứu ngoại viện – công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong khi mức lương của các nhân viên y tế chưa thể lo toan trọn vẹn gia đình. Dù vậy các y bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu 115 cũng như hàng vạn nhân viên y tế trên cả nước, vẫn tự động viên nhau, động viên chính mình để yêu nghề, ở lại với nghề.

Chiêu thông thầu, nâng giá thiết bị giáo dục ở Quảng Ninh của nữ doanh nhân

Việt Dũng |

Hoàng Thị Thuý Nga sau khi hoạt động ở Quảng Ninh, vạch ra quy trình 93 bước để thông thầu rồi chỉ đạo nhân viên tiêu huỷ chứng cứ, nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Dự kiến triệu tập 1.100 đại biểu chính thức dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 27.2, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 33 (khoá XII) dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Một trong những nội dung của Hội nghị là bàn về công tác Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Đại diện các ban Xây dựng Đảng Trung ương tới dự.

Sinh viên và những áp lực năm cuối đại học

PHƯƠNG TRANG |

Nhiều sinh viên năm cuối của các trường đại học cảm thấy lo lắng, áp lực về thi tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp, đi thực tập.

Công việc khác so với mô tả, Gen Z quyết định nhảy việc

Phương Trang |

Liên tục lặp lại vòng xoay “xin việc – đi làm- nghỉ việc”, nhiều bạn trẻ cho rằng đó là cách khám phá bản thân. Tuy nhiên, “nhảy việc” liên tục cũng khiến nhiều người bị mất phương hướng.

Kinh nghiệm để sinh viên mới ra trường có việc ngay

Mạnh Cường |

Sinh viên mới ra trường nếu đã có kinh nghiệm sẽ bớt lo lắng lúc đi xin việc. Vậy còn những người chưa có kinh nghiệm thì phải làm sao?