"Trợ cấp" cho sinh viên: 3 triệu một tháng là ít hay nhiều?

LƯƠNG HẠNH |

Với những sinh viên vừa xa gia đình, đến các thành phố lớn thuê trọ để sinh sống và học tập, tiền "trợ cấp" có vai trò cực kì quan trọng. Song, số tiền "trợ cấp" này còn phụ thuộc vào điều kiện của kinh tế của mỗi gia đình.

Nhớ lại khoảnh khắc nhận tin đỗ Học viện Tài chính, Ánh Dương (SN 2003, quê Hải Dương) không khỏi vui mừng, chờ ngày nhập học. Cùng bạn thân thuê cùng một căn phòng trọ có giá 3 triệu đồng/tháng, Ánh Dương bắt đầu những ngày tháng đầu tiên làm sinh viên.

"Trung bình mỗi tháng tính cả tiền điện, nước, em mất khoảng gần 2 triệu đồng chưa tính tiền ăn. Vì vậy mỗi tháng bố mẹ phải cho em khoảng 4 triệu đồng tiền sinh hoạt. Tuy nhiên, số tiền này em được bố mẹ cho rải rác trong tháng chứ không cố định trong một ngày", Ánh Dương chia sẻ.

Được biết, mỗi tháng, Ánh Dương sẽ về quê thăm nhà từ 3-4 lần. Mỗi lần về, Dương thường được mẹ chuẩn bị đồ ăn như thịt, rau, củ... để mang lên Hà Nội tích trữ. Như vậy, Dương đã đỡ phần nào khoản tiền chi cho việc ăn, uống.

"Vì cả em và bạn cùng phòng đều hay nấu ăn nên mang thức ăn ở quê lên phòng trọ để nấu. Việc này tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với phải mua thức ăn ở Hà Nội. Số tiền ăn ngoài cũng đỡ hẳn. Thi thoảng chúng em vẫn đi cà phê, đi xem phim hoặc dã ngoại nếu biết lấy khoản này bù khoản kia", Ánh Dương tâm sự.

Khi được hỏi về việc nếu gia đình chỉ gửi chi phí sinh hoạt khoảng 3 triệu đồng liệu có đủ không, Ánh Dương cho rằng rất khó để xoay xở, nhất là khi đang trong thời "bão giá".

Còn nam sinh Nguyễn Cường (SN 2003, quê Hải Dương) - sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho biết, hiện nay em vẫn được gia đình trợ cấp 3 triệu đồng/tháng. Với số tiền được hỗ trợ trên, Cường khẳng định: "Không đủ cũng phải đủ".

Chia sẻ với PV, mỗi tháng, Cường phải chi trả tiền phòng trọ khoảng 1,5 triệu đồng đã bao gồm tiền điện, nước... Những tháng hè nóng nực, bật điều hòa thường xuyên, Cường sẽ phải chi trả số tiền điện cao hơn từ 100.000 - 200.000 đồng/tháng.

"Còn lại khoảng hơn 1 triệu - 1,5 triệu đồng tùy tháng em phải chia đều cho các ngày. Vậy mỗi ngày em chỉ có khoảng 50.000 đồng dành cho tiền ăn. Nếu nấu cơm, số tiền này sẽ đủ để chi trả, còn ăn cơm ngoài quán không còn suất 25.000 đồng nữa, suất cơm rẻ nhất cũng đã 30.000 đồng", nam sinh bày tỏ.

Cường hy vọng sớm sắp xếp được thời gian học để có thể xin đi làm thêm, tự trang trải cuộc sống.
Cường hy vọng sớm sắp xếp được thời gian học để có thể xin đi làm thêm, tự trang trải cuộc sống.

Để tăng số tiền trang trải, chi tiêu trong cuộc sống, Cường đã chọn đi làm phục vụ ở một quán cà phê. Tháng đầu tiên đi làm, nam sinh được trả 22.000 đồng/tiếng. Song, vì không thể sắp xếp thời gian học ở trường và đi làm, Nguyễn Cường đành chấp nhận nghỉ việc.

"Số tiền bố mẹ cho bao nhiêu em chỉ biết nhận bấy nhiêu. Với 3 triệu trả lời là ít không phải, cho rằng là nhiều thì càng không. Em sẽ tiếp tục đi làm thêm nếu có cơ hội để tự thoải mái chi tiêu mà không phải đòi hỏi ở bố mẹ", nam sinh nói.

Trợ cấp cho sinh viên bao nhiêu tiền một tháng là đủ?

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này qua email của Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên ĐH Y Hải Phòng bức xúc vì phải sang Quảng Ninh học tập

Mai Chi |

Hải Phòng - Theo các sinh viên trường Đại học Y dược Hải Phòng khóa 39 (K39), việc nhà trường ra thông báo cho sinh viên toàn khóa đi thực hành lâm sàng ở Quảng Ninh mà không có kế hoạch từ trước khiến nhiều em bức xúc, hoang mang, khó hiểu.

Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc vẫn thất nghiệp, vì sao?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc trên tay, nhiều sinh viên sư phạm đành ngậm ngùi đi làm việc khác hoặc dạy kèm, sống qua ngày, chờ cơ hội do tỉnh không tổ chức thi tuyển giáo viên.

Lương sinh viên đi làm thêm: Đủ ăn nhưng không thể ăn ngon

Minh Quang - Thùy Linh |

Những năm tháng đại học, bên cạnh chuyện bài vở trường lớp, sinh viên nào cũng mong muốn tìm một công việc làm thêm để trang trải cuộc sống, học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên mức lương mà các bạn được nhận khá thấp, công việc lại không hề nhẹ nhõm, chủ yếu là bán quần áo, phục vụ bàn, rửa bát đĩa.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Sinh viên ĐH Y Hải Phòng bức xúc vì phải sang Quảng Ninh học tập

Mai Chi |

Hải Phòng - Theo các sinh viên trường Đại học Y dược Hải Phòng khóa 39 (K39), việc nhà trường ra thông báo cho sinh viên toàn khóa đi thực hành lâm sàng ở Quảng Ninh mà không có kế hoạch từ trước khiến nhiều em bức xúc, hoang mang, khó hiểu.

Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc vẫn thất nghiệp, vì sao?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc trên tay, nhiều sinh viên sư phạm đành ngậm ngùi đi làm việc khác hoặc dạy kèm, sống qua ngày, chờ cơ hội do tỉnh không tổ chức thi tuyển giáo viên.

Lương sinh viên đi làm thêm: Đủ ăn nhưng không thể ăn ngon

Minh Quang - Thùy Linh |

Những năm tháng đại học, bên cạnh chuyện bài vở trường lớp, sinh viên nào cũng mong muốn tìm một công việc làm thêm để trang trải cuộc sống, học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên mức lương mà các bạn được nhận khá thấp, công việc lại không hề nhẹ nhõm, chủ yếu là bán quần áo, phục vụ bàn, rửa bát đĩa.