Công việc khác so với mô tả, Gen Z quyết định nhảy việc

Phương Trang |

Liên tục lặp lại vòng xoay “xin việc – đi làm- nghỉ việc”, nhiều bạn trẻ cho rằng đó là cách khám phá bản thân. Tuy nhiên, “nhảy việc” liên tục cũng khiến nhiều người bị mất phương hướng.

Nhảy việc với mong muốn tìm kiếm môi trường phù hợp

Chia sẻ về vấn đề này, anh Thành Công (24 tuổi, nhân viên Điện lực Hà Nội) - cho biết: “Từ giữa 2022 đến hiện tại tôi đã “nhảy” 2 công việc vì bản thân tôi cảm thấy chưa tìm được môi trường phù hợp”.

Anh Thành Công cảm thấy hiện nay cơ hội việc làm rất nhiều. Cá nhân anh thấy không phù hợp ở một môi trường hoặc định hướng khác, anh Thành Công sẽ quyết định nghỉ và thay đổi qua một môi trường mới. Anh Thành Công cho biết, các bạn đồng trang lứa như anh cũng có suy nghĩ tương tự.

Anh này tâm sự: “Công việc đầu tiên tôi làm khi mới ra trường là kỹ sư thiết kế, tôi đi làm được hơn nửa năm thì xin nghỉ. Bởi vì tôi thấy môi trường làm việc ở đây quá ảm đạm và không phù hợp với bản thân”.

Thu nhập từ công việc đầu tiên của anh này không được tốt lắm. Mỗi tháng lương của anh chỉ vỏn vẹn 8 triệu đồng, nhưng có rất nhiều thứ anh Công phải chi trả cho một tháng, từ tiền nhà, tiền điện nước,… làm anh Thành Công cảm thấy vô cùng đau đầu.

“Khi còn làm công việc cũ, tháng nào tôi cũng phải đi vay tiền người thân bạn bè. Có tháng tôi phải vay tới 5 triệu để trang trải cuộc sống”, anh Thành Công trải lòng.

Bên cạnh đó, lí do khiến anh Thành Công nghỉ việc là vì anh này không tìm thấy hứng thú trong công việc. Anh cho biết, khi đi làm rồi mới nhận ra công việc khác xa với mô tả khi phỏng vấn, dẫn đến cảm giác chán chường và muốn nhảy việc.

Anh Thành Công mong muốn tìm được môi trường làm việc phù hợp với bản thân. Ảnh: Thành Công
Anh Thành Công mong muốn tìm được môi trường làm việc phù hợp với bản thân. Ảnh: Thành Công

“Tôi đã muốn nghỉ việc từ lâu, nhưng nghĩ đến thưởng Tết tôi lại cố gắng đi làm. Trong thời gian đi làm ở công ty cũ, tôi đã tìm hiểu rất nhiều các công ty mới, có nhu cầu tuyển dụng nhân sự với mong muốn sẽ tìm được chỗ tốt hơn”, anh Công trải lòng.

Anh Thành Công cho biết, công việc hiện tại của anh lương ổn định hơn ở công ty cũ. Với mức thu nhập 12 triệu đồng mỗi tháng, anh này có thể để dành một khoảng nhỏ để tiết kiệm cho tương lai.

Nghỉ việc vì… ức chế với sếp

Chị Nguyễn Linh Giang (25 tuổi, nhân viên của một công ty ở Thanh Hoá) đã có dự định thôi công việc cô đã gắn bó hơn 1 năm để tìm một hướng đi mới cho sự nghiệp.

Quyết định có phần táo bạo nhưng chị Giang đã lên sẵn những kế hoạch trong đầu và chị này cũng đã hoàn tất mọi nhiệm vụ được giao, bàn giao công việc cho công ty.

“Mặc dù lương thưởng ở công ty này khá tốt. Song, cấp trên liên tục tạo áp lực, đôi khi tỏ rõ thái độ không hài lòng với tôi khiến tôi vô cùng mệt mỏi”, chị Giang trải lòng.

Chị Giang áp lực từ cấp trên và hơn hết chị này không còn thấy niềm vui khi đi làm. Từ ngày ra trường, trừ các ngày lễ, Tết, chị này chưa có một kỳ nghỉ phép đúng nghĩa. Vì vậy, chị mong sẽ dành thời gian nhiều hơn cho bản thân.

Nếu có xin nghỉ phép thì chị Giang cũng trong tình trạng “ôm” laptop, nhận điện thoại liên tục từ khách hàng và sếp. Dù tay chân có nghỉ ngơi nhưng trong đầu luôn luôn nghĩ tới công việc.

Chị Giang cho biết, chị Giang thuộc kiểu người “nhảy việc” an toàn, khi nhận được thông báo mới của công ty khác thì mới nói chuyện nghỉ với công ty cũ. Nhờ có sự chuẩn bị trước nên chị Giang vẫn nhận được lương thưởng Tết từ công ty cũ.

“Thời điểm cuối năm, tỷ lệ cạnh tranh cũng không cao nên tôi đã lên kế hoạch ngay trong Tết, ra đầu năm này tôi thay đổi công ty cũng tiện lợi hơn”, chị này cho hay.

Phương Trang
TIN LIÊN QUAN

Những câu chuyện khó đỡ khi Gen Z đi làm

LƯƠNG HẠNH |

Những câu chuyện dở khóc dở cười phát sinh trong lúc đi làm đã giúp Gen Z tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Gen Z ở Mỹ bình thường hóa chuyện hẹn hò chốn công sở

Quỳnh Anh |

Nhiều người trẻ thuộc thế hệ Gen Z cho biết họ đang dần cởi mở hơn với chuyện hẹn hò cùng đồng nghiệp.

Khi Gen Z Trung Quốc là sếp, bố mẹ là nhân viên

Song Minh |

Nhiều cô cậu thuộc thế hệ gen Z ở Trung Quốc thuê bố mẹ làm nhân viên, trở thành ông/bà chủ trẻ trong gia đình.

Văn hóa cà phê nhà H’Hen Niê

Chí Long |

Với tư cách là đại sứ truyền thông của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, H'Hen Niê đang làm tốt vai trò của người truyền cảm hứng, quảng bá hình ảnh cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt nói chung cho bạn bè thập phương.

Trường Đại học Luật TPHCM lên tiếng về việc ông Đặng Anh Quân bị bắt

Tú Huyên |

TPHCM - Liên quan đến việc Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, phía Trường ĐH Luật TPHCM cho biết đang lập tổ công tác xem xét mức độ vi phạm để xử lý ông Đặng Anh Quân.

Cả mẹ và con mất ngủ, ám ảnh vì áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Vân Trang |

Áp lực thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội trong năm nay và những năm vừa qua là rất lớn. Phụ huynh thì mất ăn, mất ngủ vì lo lắng, học sinh học hành vất vả, thời gian nghỉ ngơi gần như bằng không.

Các nghịch lý của thị trường xăng dầu được lắng nghe và cần giải quyết

Anh Tuấn |

Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết - đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.

Nỗi lòng những ông bố, bà mẹ xếp hàng trắng đêm mua hồ sơ lớp 1 cho con

Vân Trang - Việt Anh |

Đợi chờ trong thấp thỏm, lo âu, hàng trăm phụ huynh xếp hàng trước cổng Trường Marie Curie Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vỡ oà trong tiếng cười khi nhà trường thông báo mở cửa phát hành hồ sơ dự tuyển vào lớp 1 ngay trong đêm thay vì đợi đến sáng ngày 25.2.

Những câu chuyện khó đỡ khi Gen Z đi làm

LƯƠNG HẠNH |

Những câu chuyện dở khóc dở cười phát sinh trong lúc đi làm đã giúp Gen Z tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Gen Z ở Mỹ bình thường hóa chuyện hẹn hò chốn công sở

Quỳnh Anh |

Nhiều người trẻ thuộc thế hệ Gen Z cho biết họ đang dần cởi mở hơn với chuyện hẹn hò cùng đồng nghiệp.

Khi Gen Z Trung Quốc là sếp, bố mẹ là nhân viên

Song Minh |

Nhiều cô cậu thuộc thế hệ gen Z ở Trung Quốc thuê bố mẹ làm nhân viên, trở thành ông/bà chủ trẻ trong gia đình.