Những "con sâu làm rầu nồi canh", cảnh báo hệ luỵ ngành gạo phải gánh chịu

Thế Lâm |

Từ những “con sâu làm rầu nồi canh”, Việt Nam được cảnh báo có thể mất quyền tham dự giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” (World's Best Rice) do tạp chí The Rice Trader (TRT, Mỹ) sáng lập và sở hữu, được tổ chức độc quyền trong khuôn khổ Hội nghị Gạo thế giới hàng năm.

Giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” (World's Best Rice) trên thực tế đã được tổ chức 12 năm liên tục.

Năm 2019, thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam của doanh nghiệp Hồ Quang Trí đã đạt được giải thưởng này, và được chấp thuận cho sử dụng nhãn hiệu cũng như biểu tượng “Gạo ngon nhất thế giới” cho mục đích tiếp thị và kinh doanh sản phẩm.

Tuy nhiên, thời gian qua, không ít doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu gạo tại Việt Nam đã tùy tiện sử dụng nhãn hiệu và logo “Gạo ngon nhất thế giới” (World's Best Rice) cho các sản phẩm gạo mà chưa được chấp thuận. Hành vi này được cho là đang vi phạm về bản quyền của doanh nghiệp sở hữu về cuộc thi.

Lời cảnh báo được phía The Rice Trader đưa ra, không chỉ các doanh nghiệp vi phạm bị chế tài mà quốc gia để xảy ra tình trạng vi phạm cũng có thể bị mất quyền tham dự giải thưởng theo qui định của giải.

Vấn đề phía TRT cảnh báo cho thấy tình trạng những “con sâu làm rầu nồi canh” đang diễn ra phức tạp, có thể gây ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh cũng như quảng bá tiếp thị sản phẩm gạo Việt Nam ra quốc tế. Bên cạnh vấn đề về kinh doanh, hình ảnh ngành sản xuất, kinh doanh gạo của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Thực trạng nhái các thương hiệu, nhãn hiệu gạo ngon tại Việt Nam không phải là vấn đề mới mà đã diễn ra trong hàng chục năm qua, và từng có không ít doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gạo chân chính phải cầu cứu các cơ quan chức năng “dẹp loạn”.

Tuy nhiên lần này thì khác, lời cảnh báo đến từ một tổ chức nước ngoài và từ một giải thưởng gạo ngon có uy tín trên thế giới. Nếu vì vấn đề vi phạm nhãn hiệu và logo “Gạo ngon nhất thế giới” tràn lan, nhiều doanh nghiệp gạo chân chính có thể bị mất cơ hội tham gia giải thưởng này để tạo được danh tiếng cho công tác tiếp thị, quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm ra thị trường thế giới, từ đó cũng giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hạt gạo Việt Nam.

Trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” tương tự cũng từng xảy ra trong lĩnh vực truyền hình bóng đá. Hệ lụy đã xảy ra cách đây 4 năm bên lĩnh vực bản quyền truyền hình bóng đá quốc tế đang có nguy cơ xảy ra bên ngành gạo.

Sự vi phạm nhãn hiệu, logo “Gạo ngon nhất thế giới”, chắc chắn không giúp cho sản phẩm gạo của các doanh nghiệp vi phạm trở nên ngon hơn; mà ngược càng khiến cho sản phẩm gạo của những doanh nghiệp này mất “ngon” về bản quyền, còn ngành gạo thì bị hệ lụy tiêu cực có thể không chỉ ở phạm vi trong nước mà cả phạm vi quốc tế.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp phải dừng vi phạm để gạo được dự thi "Gạo ngon nhất thế giới"

Vũ Long |

Nguy cơ gạo Việt Nam không được tham dự cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới do vi phạm bản quyền logo do Tổ chức The Rice Trader cấp.

Cha đẻ gạo ngon nhất thế giới: Xuất khẩu gạo vào Mỹ, Châu Âu không khó!

NHẬT HỒ |

Ông Hồ Quang Cua, cha đẻ của gạo ngon nhất thế giới ST25 cho rằng khả năng gạo an toàn đi vào thị trường Mỹ và Châu Âu là rất dễ dàng. Bởi sau khi gạo ST25 đoạt giải, có rất nhiều khách hàng nước ngoài đặt mua nhưng không đủ bán.

TPHCM: Gạo ngon nhất thế giới ST25 bán tràn lan, khó phân biệt thật giả

Ngọc Lê |

Gạo ST25 được vinh danh là giống gạo ngon nhất thế giới, do doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hồ Quang Trí sản xuất, đây là doanh nghiệp duy nhất sản xuất loại gạo này. Tuy nhiên, trên thị trường TPHCM hiện nay, gạo ST25 được bày bán tràn lan, khiến người tiêu dùng khó phân biệt được thật, giả.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Doanh nghiệp phải dừng vi phạm để gạo được dự thi "Gạo ngon nhất thế giới"

Vũ Long |

Nguy cơ gạo Việt Nam không được tham dự cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới do vi phạm bản quyền logo do Tổ chức The Rice Trader cấp.

Cha đẻ gạo ngon nhất thế giới: Xuất khẩu gạo vào Mỹ, Châu Âu không khó!

NHẬT HỒ |

Ông Hồ Quang Cua, cha đẻ của gạo ngon nhất thế giới ST25 cho rằng khả năng gạo an toàn đi vào thị trường Mỹ và Châu Âu là rất dễ dàng. Bởi sau khi gạo ST25 đoạt giải, có rất nhiều khách hàng nước ngoài đặt mua nhưng không đủ bán.

TPHCM: Gạo ngon nhất thế giới ST25 bán tràn lan, khó phân biệt thật giả

Ngọc Lê |

Gạo ST25 được vinh danh là giống gạo ngon nhất thế giới, do doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hồ Quang Trí sản xuất, đây là doanh nghiệp duy nhất sản xuất loại gạo này. Tuy nhiên, trên thị trường TPHCM hiện nay, gạo ST25 được bày bán tràn lan, khiến người tiêu dùng khó phân biệt được thật, giả.