Người dân ám ảnh vì dòng kênh ô nhiễm nghiêm trọng ở Nam Định

Lương Hà |

Nhiều năm nay, tuyến kênh hở, cống hộp bưng kín chạy qua xã Nam Phong, TP Nam Định và xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là nỗi ám ảnh của hàng nghìn người dân địa phương khi luôn trong tình trạng đen kịt, ô nhiễm, bốc mùi hôi thối quanh năm.

Không có nước tưới vườn vì kênh thối

Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân xã Nam Mỹ (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) về tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nước đen đặc, hôi thối tại dòng kênh CT2 chảy qua địa bàn xã Nam Mỹ.

Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động những ngày giữa tháng 12 cho thấy, cả đoạn kênh hở từ cống Ngô Xá (xã Nam Phong, TP Nam Định) rồi đổ vào kênh CT2 qua địa bàn xã Nam Mỹ (huyện Nam Trực) đều trong tình trạng dòng nước đen kịt, mặt nước nổi váng trắng, váng đen dài cả trăm mét. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Bà N.T.D, người dân xã Nam Mỹ, có vườn đào ngay cạnh dòng kênh CT2 ô nhiễm cho biết: "Tình trạng ô nhiễm ở tuyến kênh này đã tồn tại suốt nhiều năm nay. Ngày nắng cũng như ngày mưa, mùi hôi thối rất khó chịu. Sau nhiều lần, người dân chúng tôi phản ánh, các đoàn công tác cũng về kiểm tra đo đạc nhưng đến nay vẫn ô nhiễm".

Còn gia đình chị T.T.G (người dân xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực) đang huy động cả gia đình ra vườn đào, quất để ròng dây bơm to lấy nước từ ao tưới cây, chị G bức xúc: "Nước cứ thải ra đen xì, vườn cây nhà chúng tôi còn không có nước để tưới. Như ngày 12.12, quất nhà tôi khô hết gốc nên cả nhà 5, 6 người huy động ra lắp đường ống xa hàng trăm mét từ ao mới có nước tưới. Mong cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm". Không chỉ nhà bà D, chị G, hàng trăm hộ dân có vườn dọc tuyến kênh này hàng ngày phải hứng chịu sự ô nhiễm và tình trạng không có nước tưới cây, nhất là trong mùa khô.

Còn theo người dân và lãnh đạo UBND xã Nam Phong (TP Nam Định), ngoài khu vực kênh CT2 hở nhìn thấy dòng nước đen ô nhiễm, đoạn cống hộp CT2 được bưng kín thuộc xã Nam Phong cũng trong tình trạng ô nhiễm như vậy. "Từ ngày có cống đỡ đi mùi hôi thối và không nhìn thấy dòng nước đen xì. Nhưng làm như vậy cũng chỉ là che đậy đi ô nhiễm, về lâu dài thì vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, để ngăn dòng nước ô nhiễm, người dân ở thôn Vạn Điệp (xã Nam Phong) còn dùng đất, gạch đắp cống Vạn Điệp lại" - người dân xã Nam Phong nói.

Chính quyền địa phương nói gì?

Trước trình trạng ô nhiễm như hiện tại, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Dân - Chủ tịch UBND xã Nam Phong (TP Nam Định) cho biết: "Địa phương nhiều lần nhận được phản ánh của bà con nhân dân về vấn đề ô nhiễm kênh có liên quan đến một số công ty trên địa bàn. Sau khi chính quyền địa phương báo cáo, cơ quan chức năng đã về đo đạc, kiểm tra nhiều lần khu xả thải của các công ty này nhưng không phát hiện được vấn đề gì".

Cũng theo ông Dân, tình trạng ô nhiễm này diễn ra khoảng vài chục năm nay, từ khi chưa được kiên cố hóa, xây dựng cống hộp CT2. "Trước đây, khi chưa kiên cố hóa, nước kênh khu vực cống hộp năm nào chúng tôi cũng tiến hành nạo vét vì bùn lắng xuống rất đen. Dòng nước ô nhiễm hết địa phận phường Cửa Nam (TP Nam Định), từ đó, chảy về khu vực vực này. Người dân cũng đánh giá việc ô nhiễm xuất phát từ khu làng sản xuất bún của phường Cửa Nam" - Chủ tịch UBND xã Nam Phong nói.

Còn theo bà Đỗ Thị Tuyết - Chủ tịch UBND phường Cửa Nam (TP Nam Định) cho hay: "Trên địa bàn phường có khoảng 39 hộ sản xuất bún, trong đó, có khoảng 36 hộ đã xây hệ thống xử lý nước thải. Trước đó, đã xác định, tình trạng ô nhiễm không phải do mấy chục hộ làm bún trên địa bàn. Việc ô nhiễm này do một phần đô thị hóa, nhiều bể phốt, hố ga và nước thải sinh hoạt của người dân cũng làm ảnh hưởng chứ nước rửa bún đục đục như nước gạo, không có hóa chất gì nên dùng tưới cây cối lại càng tốt. Việc ô nhiễm này từ nhiều nguyên nhân chứ không xuất phát từ các hộ làm bún ở phường".

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Kiến nghị mãi, hàng vạn người dân ở Quảng Trị vẫn dùng nước ô nhiễm

HƯNG THƠ |

Năm nào, cử tri ở huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) cũng kiến nghị cơ quan chức năng đầu tư hệ thống nước sạch cho bà con. Thế nhưng, hiện họ vẫn phải cắn răng dùng nguồn nước bị ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí ở mức độ cao, người dân vẫn ra đường tập thể dục từ sớm

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Hà Nội liên tiếp đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới về mức độ ô nhiễm không khí (theo IQAir). Thời điểm sáng sớm và chiều tối là lúc không khí ô nhiễm nhất, thế nhưng người dân vẫn đi ra ngoài từ rất sớm để tập thể dục.

Hơn 300 hộ nuôi lợn bủa vây hệ thống kênh, mương, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hà Vi |

Do số trang trại, gia trại xen kẽ trong khu dân cư lên đến trên 300 hộ nuôi lợn và gia cầm ở xã Duyên Hải (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) nên hơn 10 năm nay, toàn bộ hệ thống sông, kênh và mương chạy qua địa bàn xã này bị ô nhiễm nghiêm trọng, thường xuyên bốc mùi hôi thối.

Đến Hà Giang ngắm sông Nho Quế mơ màng giữa miền hoa đá

Hữu Chánh |

Từ đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống, sông Nho Quế tựa dải lụa ngọc bích uốn lượn. Đi thuyền trên sông, vượt hẻm Tu Sản là trải nghiệm không thể bỏ lỡ ở Hà Giang.

Lãnh đạo Quỹ Tín dụng nhân dân thua kiện vì sa thải lao động trái pháp luật

Trung Du |

Tòa án nhân dân cả 2 cấp ở Thái Bình đều thống nhất hủy quyết định về việc cho thôi việc của Quỹ Tín dụng nhân dân Đồng Tiến đối với người lao động do sa thải trái pháp luật.

Lương tối thiểu vùng thấp, công nhân gặp khó

HẠNH AN - THẾ ĐẠI |

Để có một bữa cơm gia đình đầy đủ rau, cá, thịt... chị Chi phải bỏ ra từ 100.000 đến 200.000 đồng đi chợ, trong khi mứclương của chị chỉ vỏn vẹn 7 triệu đồng/tháng đã bao gồm các khoản phụ cấp. Lương thấp, nhiều đồng nghiệp làm công nhân như chị đã bỏ nhà máy, trở về quê sinh sống.

Hà Nội thúc tiến độ dự án giao thông trọng điểm dịp cuối năm

THU GIANG |

Thành phố Hà Nội đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ trên địa bàn nhằm khép kín các tuyến đường vành đai, cải thiện hệ thống giao thông công cộng, từ đó làm giảm áp lực lên hạ tầng Thủ đô.

Giảm tải áp lực về máu cho y bác sĩ, bệnh nhân tại Cần Thơ

PHONG LINH - MỸ LY |

Việc Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ từng bước gỡ khó đấu thầu, mua sắm vật tư, hóa chất y tế đã phần nào giảm tải áp lực về máu cho các y bác sĩ, bệnh nhân tại Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.

Kiến nghị mãi, hàng vạn người dân ở Quảng Trị vẫn dùng nước ô nhiễm

HƯNG THƠ |

Năm nào, cử tri ở huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) cũng kiến nghị cơ quan chức năng đầu tư hệ thống nước sạch cho bà con. Thế nhưng, hiện họ vẫn phải cắn răng dùng nguồn nước bị ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí ở mức độ cao, người dân vẫn ra đường tập thể dục từ sớm

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Hà Nội liên tiếp đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới về mức độ ô nhiễm không khí (theo IQAir). Thời điểm sáng sớm và chiều tối là lúc không khí ô nhiễm nhất, thế nhưng người dân vẫn đi ra ngoài từ rất sớm để tập thể dục.

Hơn 300 hộ nuôi lợn bủa vây hệ thống kênh, mương, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hà Vi |

Do số trang trại, gia trại xen kẽ trong khu dân cư lên đến trên 300 hộ nuôi lợn và gia cầm ở xã Duyên Hải (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) nên hơn 10 năm nay, toàn bộ hệ thống sông, kênh và mương chạy qua địa bàn xã này bị ô nhiễm nghiêm trọng, thường xuyên bốc mùi hôi thối.