Nghịch lý thi khoa học kĩ thuật: Thầy tất tả đi tìm dự án cho học sinh

QUANG ĐẠI |

Mục đích cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh là hoàn toàn tự nguyện, nhưng trong thực tế không ít nhà trường, giáo viên rơi vào thế buộc phải có sản phẩm dự thi.

Quy chế thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học (ban hành kèm theo Thông tư số 38 ngày 2.11.2012 của Bộ GDĐT) nêu mục đích cuộc thi: “Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống”.

Văn bản nói trên cũng không có nội dung giao chỉ tiêu bắt buộc cho các địa phương, cơ sở giáo dục phải có dự án dự thi hàng năm. Tuy nhiên, quá trình triển khai, cuộc thi khoa học kỹ thuật trở thành một hoạt động quan trọng của giáo dục, hằng năm các Sở GDĐT đều có văn bản chỉ đạo tổ chức cuộc thi.

Việc tham gia cuộc thi đã trở thành một tiêu chí chấm điểm thi đua hằng năm của các trường. Nếu nhà trường không tham dự hoặc có quá ít dự án dự thi, sẽ bị trừ điểm thi đua, phê bình, nhắc nhở.

Ngược lại, thành tích của cuộc thi được đánh giá tương đương với thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa, nhà trường, giáo viên, học sinh được khen thưởng và nhiều quyền lợi kèm theo.

Do đó, đối với các trường, cuộc thi khoa học kỹ thuật là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu. Để có dự án dự thi, nhà trường đã giao nhiệm vụ về cho các tổ chuyên môn, và các tổ lại phân công nhiệm vụ cho giáo viên, buộc phải có dự án dự thi hàng năm.

“Tôi được phân công nhiệm vụ, nên phải tìm học sinh để thực hiện. Đề tài, dự án thầy trò cùng làm, ý tưởng của giáo viên, phần việc của giáo viên là chủ yếu, chứ để học sinh tự nguyện thì không thể có dự án dự thi. Năm nào cũng làm nên để có dự án khả thi vô cùng vất vả” – một giáo viên THPT tại Hà Tĩnh cho biết.

Giáo viên nói trên cũng thừa nhận về nguyên tắc cuộc thi là tự nguyện và phải xuất phát từ học sinh, nếu học sinh không có khả năng, không có ý tưởng thì không có dự án. Nhưng tại không ít cơ sở giáo dục, thực tế cuộc thi đang diễn ra chiều ngược lại, là do giáo viên cần dự án dự thi nên đi tìm…học sinh để thực hiện.

Một số giáo viên khác cũng cho biết bản thân đã từng bán dự án dự thi cho các giáo viên khác. Tình trạng mua bán dự án dự thi khoa học kỹ thuật diễn ra rầm rộ nhiều năm qua trên một số trang mạng xã hội, cũng chủ yếu diễn ra giữa các giáo viên với nhau.

Một hiệu trưởng trường phổ thông tại Hà Tĩnh cho biết nhiều trường phải đầu tư số tiền không nhỏ để hỗ trợ cho việc thực hiện, triển khai các dự án thi khoa học kỹ thuật do tình thế bắt buộc phải tham gia. Vị hiệu trưởng này mong muốn cuộc thi được tổ chức tự nguyện một cách đúng nghĩa, là không đánh giá, chấm điểm thi đua, so sánh trường này với trường khác, không giao chỉ tiêu mỗi trường phải có bao nhiêu dự án dự thi hàng năm.

“Việc bắt buộc phải dự thi, liên tục có dự án hàng năm gây áp lực rất lớn cho nhà trường, giáo viên” – vị Hiệu trưởng khẳng định.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Thi khoa học kỹ thuật: Mang giấy báo đại học về cho mẹ?

QUANG ĐẠI |

Diễn đàn “Sáng tạo Khoa học kỹ thuật” trên Facebook vẫn sôi nổi các hoạt động mua bán, trao đổi đề tài phục vụ cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh với những hứa hẹn hấp dẫn như bảo đảm sẽ đạt giải, đặc biệt là lợi ích “mang giấy báo đại học về cho mẹ”…

Rao bán dự án thi Khoa học kỹ thuật với giá "siêu rẻ"

QUANG ĐẠI |

Thông qua mạng xã hội Facebook, đối tượng liên tục nhắn tin mời chào, thúc giục mua dự án dự thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, với cam kết sẽ đạt giải.

Bộ GDĐT hỏi ý kiến giáo viên có nên dừng cuộc thi Khoa học kỹ thuật?

QUANG ĐẠI |

Bộ GDĐT vừa có công văn số 2816 về việc tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả, tác động của Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thi khoa học kỹ thuật: Mang giấy báo đại học về cho mẹ?

QUANG ĐẠI |

Diễn đàn “Sáng tạo Khoa học kỹ thuật” trên Facebook vẫn sôi nổi các hoạt động mua bán, trao đổi đề tài phục vụ cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh với những hứa hẹn hấp dẫn như bảo đảm sẽ đạt giải, đặc biệt là lợi ích “mang giấy báo đại học về cho mẹ”…

Rao bán dự án thi Khoa học kỹ thuật với giá "siêu rẻ"

QUANG ĐẠI |

Thông qua mạng xã hội Facebook, đối tượng liên tục nhắn tin mời chào, thúc giục mua dự án dự thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, với cam kết sẽ đạt giải.

Bộ GDĐT hỏi ý kiến giáo viên có nên dừng cuộc thi Khoa học kỹ thuật?

QUANG ĐẠI |

Bộ GDĐT vừa có công văn số 2816 về việc tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả, tác động của Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học.