Học sinh thi khoa học kỹ thuật: Giảng viên hướng dẫn hay làm hộ?

QUANG ĐẠI |

Cả hai trường hợp học sinh đạt giải Nhất kì thi khoa học kỹ thuật quốc gia năm học 2021 - 2022 đều không có đề tài cụ thể khi bắt đầu làm dự án, nhưng sau đó đều giành giải cao nhất của cuộc thi nhờ sự hỗ trợ của 2 giảng viên đại học.

Đó là dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt” của 2 học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và dự án “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá khôi” của 2 học sinh trường THPT chuyên Thái Nguyên.

Hai dự án nói trên đang gây xôn xao dư luận và có nhiều điểm giống nhau, cùng nằm trong 7 dự án được Bộ GDĐT gửi tham dự cuộc thi ISEF 2022. Cả 2 dự án đều có tính chất hàn lâm, chuyên sâu, vượt quá xa khả năng của học sinh phổ thông và cùng do 2 giảng viên đại học có học vị tiến sĩ hướng dẫn.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - người hướng dẫn tự khai với nội dung đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của học sinh trong dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt“. Ảnh: LT
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - người hướng dẫn tự khai với nội dung đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của học sinh trong dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt“. Ảnh: LT

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - Trưởng khoa Hóa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - là người hướng dẫn hai học sinh Hà Nội, còn TS Nguyễn Phú Hùng, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên hướng dẫn 2 học sinh tỉnh Thái Nguyên thực hiện dự án.

Trong tờ khai 1C cung cấp thông tin với ban tổ chức ISEF 2022, TS Nguyễn Phú Hùng và PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà đều xác nhận các nội dung: Học sinh thiết kế phương pháp nghiên cứu, học sinh vận hành các thiết bị phân tích, khi tiến hành thí nghiệm, hầu hết các công đoạn do học sinh tự làm, thực hiện các kĩ thuật chuyên sâu, phức tạp (công việc đòi hỏi người có chuyên môn và trải qua đào tạo, tập huấn kĩ lưỡng - PV).

Tuy nhiên, khi trao đổi với báo chí, cả hai giảng viên Nguyễn Phú Hùng và Nguyễn Ngọc Hà đều cho biết ban đầu, khi học sinh tìm đến nhờ hướng dẫn dự án, cả hai nhóm đều không có đề tài cụ thể. Nhóm học sinh Hà Nội chỉ có nguyện vọng “muốn xử lý một vấn đề môi trường”, còn nhóm học sinh Thái Nguyên là “muốn nghiên cứu một cây thuốc nào đó có khả năng trị bệnh ung thư”.

TS Nguyễn Phú Hùng- người hướng dẫn tự khai với nội dung đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của học sinh trong dự án thi KHKT quốc tế. Ảnh: LT
TS Nguyễn Phú Hùng- người hướng dẫn tự khai với nội dung đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của học sinh trong dự án thi KHKT quốc tế. Ảnh: LT

Sau đó, qua trao đổi, thảo luận, nhóm học sinh và người hướng dẫn mới xác định đề tài của dự án. Điều đặc biệt nữa là các đề tài của 2 nhóm học sinh đều có những nội dung trùng với các nghiên cứu trước đó, và trùng với hướng nghiên cứu của 2 giảng viên đại học. Hai người hướng dẫn cũng thừa nhận học sinh chưa nắm vững các kĩ thuật xử lý thông tin phức tạp, nên phải hướng dẫn kiểu “cầm tay chỉ việc”.

Mâu thuẫn trong nội dung tờ khai 1C với nội dung trao đổi với báo chí về quá trình hướng dẫn học sinh triển khai dự án của 2 giảng viên đại học cho thấy có sự "nhập nhằng" ranh giới giữa “hướng dẫn” và “làm hộ” các học sinh thực hiện dự án thi KHKT.

Khi học sinh không có kiến thức chuyên môn nền tảng, không có lý lịch khoa học phù hợp, không chuẩn bị được đề tài, không nắm vững các kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin phức tạp, lại thực hiện các đề tài phát triển và đang đi học phổ thông toàn thời gian... thì không thể thực hiện được dự án đảm bảo tính mới và rất khó đảm bảo tính trung thực như yêu cầu của quy chế cuộc thi.

Việc các dự án nói trên vẫn giành giải Nhất quốc gia, được đưa đi dự thi quốc tế cho thấy cần xem xét trách nhiệm của ban giám khảo các cấp trong việc thẩm định các dự án dự thi.

Thiết nghĩ, để bảo đảm tính trung thực, công bằng của cuộc thi, Bộ GDĐT cần bổ sung quy định học sinh dự thi phải qua vòng sát hạch để chứng minh là người thực hiện dự án, trường hợp dự án được làm hộ lọt vào dự giải, ban giám khảo phải chịu trách nhiệm và có các hình thức kỉ luật nghiêm khắc đối với các cá nhân, tập thể liên quan.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Cần tổ chức thực nghiệm dự án khoa học kỹ thuật

QUANG ĐẠI |

Trước những thông tin lùm xùm về các dự án “khủng” của học sinh phổ thông đạt giải Nhất quốc gia đi thi khoa học kỹ thuật quốc tế, TS Vật lý Nguyễn Văn Khải đề nghị tổ chức thực nghiệm khoa học, mọi chi chí ông chịu trách nhiệm.

Sản phẩm khoa học kỹ thuật được rao bán như mớ rau, con cá

QUANG ĐẠI |

Các hoạt động trao đổi, mua bán, mặc cả các sản phẩm dự thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh diễn ra sôi động, công khai trên các nhóm, diễn đàn của mạng xã hội nhiều năm qua.

Đề tài thi khoa học kỹ thuật của học sinh ngang tầm thạc sĩ, tiến sĩ?

QUANG ĐẠI |

Dự án đạt giải nhất kỳ thi khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021-2022 tiếp tục được cho là quá khó, vượt tầm học sinh và có những nội dung tương tự luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã công bố trước đó.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cần tổ chức thực nghiệm dự án khoa học kỹ thuật

QUANG ĐẠI |

Trước những thông tin lùm xùm về các dự án “khủng” của học sinh phổ thông đạt giải Nhất quốc gia đi thi khoa học kỹ thuật quốc tế, TS Vật lý Nguyễn Văn Khải đề nghị tổ chức thực nghiệm khoa học, mọi chi chí ông chịu trách nhiệm.

Sản phẩm khoa học kỹ thuật được rao bán như mớ rau, con cá

QUANG ĐẠI |

Các hoạt động trao đổi, mua bán, mặc cả các sản phẩm dự thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh diễn ra sôi động, công khai trên các nhóm, diễn đàn của mạng xã hội nhiều năm qua.

Đề tài thi khoa học kỹ thuật của học sinh ngang tầm thạc sĩ, tiến sĩ?

QUANG ĐẠI |

Dự án đạt giải nhất kỳ thi khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2021-2022 tiếp tục được cho là quá khó, vượt tầm học sinh và có những nội dung tương tự luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã công bố trước đó.