Nên nghỉ tết theo lịch âm hay lịch dương?

Hào Trương |

Hằng năm, để chuẩn bị cho dịp nghỉ Tết Nguyên đán, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều công bố lịch nghỉ tết. Mỗi dịp như vậy, ta thường thấy các ý kiến trái chiều. Người thì cho là hợp lý, người cho rằng nó quá dài.
Một số chuyên gia kinh tế còn đòi bỏ Tết Nguyên đán, dồn những ngày nghỉ này vào Tết Dương lịch như các nước phương Tây.

Nhìn chung, các cơ quan quản lý Nhà nước và người lao động mong muốn nghỉ dài ngày. Các doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế lại muốn có kỳ nghỉ ngắn hơn.

Chắc mọi người đều biết, ở Châu Á - nơi có ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc - chỉ còn mấy nước vẫn giữ những ngày tết theo âm lịch, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.

Trước đây, Nhật cũng theo truyền thống này nhưng họ đã bỏ âm lịch cách đây hàng trăm năm, từ thời Minh trị Thiên Hoàng.

Riêng Hàn Quốc vẫn còn giữ tết cổ truyền nhưng họ chỉ nghỉ 3 ngày đầu năm âm lịch.

Những người muốn bảo vệ tết cổ truyền thì cho rằng, cần phải giữ gìn nét đẹp của bản sắc dân tộc. Nếu theo Tây, làm sao tiễn ông Táo về trời, làm sao quây quần bên nồi bánh chưng xanh và đón giao thừa? Tết là những ngày đoàn tụ gia đình, nghỉ dài ngày đi chơi du lịch để tăng cung cho thị trường… Tại sao ta phải theo phương Tây mà họ không chạy theo mình?

Người muốn thay đổi thì nêu ra nhiều bất lợi trong khi Việt Nam đang hội nhập. Ví dụ như: Trong khi phương Tây đang làm việc thì ta lại nghỉ ngơi, mất cơ hội kinh doanh, giao thương. Người nông dân mất thời gian chăm lo vụ đông xuân - một vụ canh tác quan trọng của nông dân, học sinh phải nghỉ học nhiều ngày. Công chức mất nhiều thời gian để phục vụ doanh nghiệp và người dân. Công nhân nghỉ dài ngày, mệt mỏi, không chịu đi làm sau tết, làm khó khăn cho ngành sản xuất, nghỉ nhiều sinh ra nhậu nhẹt, ăn uống lãng phí mất thời gian, nghỉ dài ngày người ta đi lại du lịch nhiều gây nạn kẹt xe khắp nơi, thiệt hại về kinh tế là rất lớn trong khi đất nước còn nghèo.

Bên nào nói nghe cũng có lý của mình.

Việc tranh cãi này không chỉ có ở Việt Nam mà ngay ở Trung Quốc - nơi xuất phát của Tết Nguyên đán - người ta cũng bàn luận nhiều. Kỳ nghỉ tết ở đất nước này thường dài ngày. Và việc hàng tỉ lượt người Trung Quốc về quê và đi du lịch vào những dịp này đã gây ra tình trạng quá tải cho ngành giao thông, gây hỗn loạn ở nhiều thành phố. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc cũng chưa có sự lựa chọn phù hợp và thỏa mãn cho mọi người.

Năm ngoái, ta được nghỉ 9 ngày và năm nay nghỉ 7 ngày. Cộng thêm mấy ngày chộn rộn trước tết và mấy ngày "cà rịch cà tang" sau tết là mất khoảng hơn 2 tuần làm việc. Đúng là hơi dài.

Tôi có suy nghĩ, ta không cần bỏ Tết Nguyên đán nhưng kỳ nghỉ chỉ 3 ngày thôi. Không hoán đổi, không nghỉ bắc cầu để kéo dài thêm kỳ nghỉ.

Cán bộ công chức hầu hết làm tại địa phương, nghỉ như thế là vừa.

Đối với người lao động làm việc ở xa thì họ có thể thỏa thuận với người chủ lao động để có thêm ngày nghỉ, đủ thời gian về quê ăn Tết trong số ngày nghỉ phép hàng năm của họ. Người nào không muốn nghỉ dài ngày thì ở lại làm việc, kiếm thêm thu nhập.

Qua chuyện nghỉ dài hay nghỉ ngắn vào dịp Tết Âm lịch, tôi cảm thấy kính nể người Nhật. Gần 150 năm trước, người Nhật đã bỏ âm lịch và sử dụng lịch phương Tây vì giới lãnh đạo Nhật muốn thoát khỏi văn hóa của Trung Quốc, tách ra khỏi các nước Châu Á khác đang còn lạc hậu về kinh tế để đi cùng các nước văn minh phương Tây, học tập, làm việc và nghỉ ngơi theo cách phương Tây. Nhật Bản hiện nay đã trở thành một nước hiện đại trong khi vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình.

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc. 

Tin bài liên quan

Hào Trương
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.