Học sinh sinh viên mắc bệnh được quỹ BHYT chi trả cao nhất là 1,07 tỉ đồng

Hà Anh |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, những năm qua, quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được đảm bảo, đúng quy định.

Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt KCB BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỉ đồng.

Năm học 2022-2023, cả nước đạt tỷ lệ hơn 97% tổng số HSSV tham gia BHYT. Kết quả này đồng nghĩa với việc có trên 18,8 triệu HSSV được đảm bảo và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi BHYT theo quy định.

Trong đó, nếu không may ốm đau, tai nạn… các em sẽ được quỹ BHYT thanh toán với số tiền KCB không giới hạn trong phạm vi, mức hưởng.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính phải qua các đợt điều trị, dài ngày như chạy thận nhân tạo, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch… đã được quỹ BHYT chi trả từ vài chục triệu đến hàng tỉ đồng. Nhờ đó, giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như các em sẽ có thêm động lực, yên tâm điều trị bệnh để sớm được quay trở lại học tập.

Thống kê cho thấy, năm 2022, cả nước có khoảng 3,5 triệu HSSV KCB BHYT với gần 7,4 triệu lượt KCB, số tiền được quỹ BHYT chi trả là 3.142 tỉ đồng. Tương tự, 8 tháng đầu năm 2023, số HSSV KCB BHYT khoảng 2,7 triệu với số lượt khám là 5,2 triệu, số tiền được quỹ BHYT chi trả là 2.174 tỉ đồng.

Học sinh tham gia BHYT sẽ được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh. Ảnh: Quách Du
Học sinh tham gia BHYT sẽ được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh. Ảnh: Quách Du

Trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, nhiều trường hợp HSSV đi KCB đã được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn.

Trong đó, chi phí từ 100 - 200 triệu có 1.435 HSSV/15.620 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 194,4 tỉ đồng.

Chi phí từ 200 - 500 triệu đồng có 568 HSSV/6.489 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 165,5 tỉ đồng.

Chi phí từ trên 500 triệu đồng: có 66 HSSV/817 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 43 tỉ đồng.

Một số trường hợp HSSV được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn (trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023).

Theo đó, HSSV mắc bệnh được quỹ BHYT chi trả cao nhất là 1,07 tỉ đồng (trong năm 2022), có mã thẻ HS4797937XXXXXX, sinh năm 2006, địa chỉ 18A Đô Đốc Long, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh; chẩn đoán bệnh chính là "Bệnh của hốc mắt, Viêm cơ tim cấp, Di chứng tổn thương nội sọ”.

HSSV mắc bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ hai là 1,04 tỉ đồng (trong năm 2022) có mã thẻ HS4828222XXXXXX, sinh năm 2008, địa chỉ xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; chẩn đoán bệnh chính là "Thiếu yếu tố VIII di truyền, Sốt xuất huyết nặng”.

Một trường hợp khác, cũng được quỹ BHYT chi trả 1,04 tỉ đồng (trong đó năm 2022 được chi trả 0,66 tỉ đồng, 08 tháng đầu năm 2023 được chi trả 0,38 tỉ đồng): mã thẻ HS4013520XXXXXX, sinh năm 2014, địa chỉ 12 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; chẩn đoán bệnh chính là "Gan xơ hóa, Viêm đường mật, Teo đường mật…”.

Ông Nguyễn Đức Hoà - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết: “Có thể khẳng định, BHYT là chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực, quan trọng, góp phần hiệu quả trong công tác KCB, chăm sóc sức khỏe HSSV nói riêng và người dân nói chung. Tham gia BHYT HSSV không chỉ để chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ mà còn thể hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật và tinh thần tương thân tương ái của các em để chia sẻ rủi ro với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe…”.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh và học sinh có nhu cầu thực sự, giáo viên dạy thêm là bình thường

Lê Thanh Phong |

Nếu nói rằng dạy thêm và học thêm là điều xấu thì quả thực rất không công bằng, vì cũng có nhiều phụ huynh có nhu cầu cho con mình học thêm.

Học sinh thấy áp lực khi bị hỏi bài đầu giờ

Chân Phúc |

TPHCM - Nhiều học sinh cho biết cảm thấy áp lực, hồi hộp trong những lần giáo viên gọi bất chợt, hỏi bất chợt vào đầu tiết học.

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm cho học sinh trong trường

Quế Chi |

Bạn đọc Trần Văn Kiên (Thái Bình) hỏi: Việc tổ chức dạy thêm cho học sinh trong trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như thế nào?

Chìa khóa để hút khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024

Thanh Chân |

Năm 2024, các doanh nghiệp du lịch và khách sạn kỳ vọng thị trường du lịch Việt Nam có nhiều "điểm sáng" và hút khách quốc tế.

Lợi nhuận sụt giảm, cổ phiếu Bánh kẹo Hải Hà (HHC) có diễn biến bất ngờ

Phương Anh |

Bánh kẹo Hải Hà báo lãi trước thuế nửa đầu năm 2023 đạt 18 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kì, qua đó mới chỉ hoàn thành được 26% kế hoạch lợi nhuận năm.

Có bản quyền ASIAD 19, thành tích thể thao Việt Nam sẽ trọn vẹn hơn

NHÓM PV |

Đoàn thể thao Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc, bước vào tranh tài tại ASIAD 19, mục tiêu giành từ 2-5 huy chương vàng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đài truyền hình nào tại Việt Nam sở hữu bản quyền ASIAD 19. Góc nhìn thể thao số 129 có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Phấn - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao về vấn đề này.

Rối bời công tác nhân sự ngành giáo dục ở huyện vùng biên Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Mấy tháng nay, Phòng Nội vụ huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã tham mưu cho ông Phạm Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện này ký ban hành nhiều quyết định thuyên chuyển kế toán, giáo viên... nhưng bỏ qua vai trò của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Hệ quả, công tác giáo dục ở huyện này đang bị rối bời, đảo lộn hết sức nghiêm trọng.

Sự cấp thiết mang tính thời đại của văn học viết về công nhân

Mi Lan |

Tại các buổi sơ khảo, chung khảo Cuộc thi viết văn về công nhân, công đoàn, người lao động do Tổng LĐLĐVN phát động, Báo Lao Động chủ trì, các nhà văn đánh giá cuộc thi rất thành công, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết.

Phụ huynh và học sinh có nhu cầu thực sự, giáo viên dạy thêm là bình thường

Lê Thanh Phong |

Nếu nói rằng dạy thêm và học thêm là điều xấu thì quả thực rất không công bằng, vì cũng có nhiều phụ huynh có nhu cầu cho con mình học thêm.

Học sinh thấy áp lực khi bị hỏi bài đầu giờ

Chân Phúc |

TPHCM - Nhiều học sinh cho biết cảm thấy áp lực, hồi hộp trong những lần giáo viên gọi bất chợt, hỏi bất chợt vào đầu tiết học.

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm cho học sinh trong trường

Quế Chi |

Bạn đọc Trần Văn Kiên (Thái Bình) hỏi: Việc tổ chức dạy thêm cho học sinh trong trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như thế nào?