Rối bời công tác nhân sự ngành giáo dục ở huyện vùng biên Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Mấy tháng nay, Phòng Nội vụ huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã tham mưu cho ông Phạm Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện này ký ban hành nhiều quyết định thuyên chuyển kế toán, giáo viên... nhưng bỏ qua vai trò của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Hệ quả, công tác giáo dục ở huyện này đang bị rối bời, đảo lộn hết sức nghiêm trọng.

Mỗi bên một chính kiến

Trước đây, liên quan đến nhân sự trong ngành GDĐT thì ngành Nội vụ huyện Buôn Đôn có phối hợp, lấy ý kiến tham mưu của đơn vị rồi mới trình Chủ tịch UBND huyện ký ban hành các quyết định có liên quan.

Tuy nhiên, đã mấy tháng nay, công tác nhân sự của ngành giáo dục đã trở nên rối và trở thành việc riêng của ngành Nội vụ. Theo lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Buôn Đôn, bắt đầu từ tháng 7.2023, lãnh đạo đơn vị đi công tác ở phía Bắc. Ngày trở về, lãnh đạo Phòng GDĐT mới hay biết Phòng Nội vụ đã tổ chức họp các hiệu trưởng rồi tham mưu Chủ tịch UBND huyện Phạm Trung Nghĩa ký quyết định điều chuyển nhiều kế toán giữa các trường học ở địa bàn huyện.

Không chỉ có bộ phận kế toán, theo Phòng GDĐT, cũng từ tháng 7.2023 đến nay, Phòng Nội vụ còn tự ý tham mưu UBND huyện các quyết định điều động giáo viên, các công văn cho chủ trương hợp đồng giáo viên... mà không có sự phối hợp của Phòng GDĐT. Thậm chí, các trường hợp đã được luân chuyển kế toán xong nhưng Phòng GDĐT không biết họ được luân chuyển đi trường nào.

"Việc Phòng Nội vụ trực tiếp xuống làm việc với các trường mà không có sự phối hợp với Phòng GDĐT đã gây hoang mang dư luận. Bởi hiện nay, không biết đơn vị nào là cơ quan giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về giáo dục" - Báo cáo khẩn số (146/BC-PGDĐT) của Phòng GDĐT huyện Buôn Đôn khẳng định.

Liên quan đến sự việc này, ông Phạm Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - cho biết, việc Phòng GDĐT phát ngôn không liên quan đến việc ủy ban.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Truyền - Trưởng Phòng Nội vụ huyện Buôn Đôn - cho hay: "Thứ nhất, có hai phòng tham mưu cho UBND huyện công tác quản lý Nhà nước về giáo dục. Trong đó, Phòng GDĐT tham mưu về công tác chuyên môn nghiệp vụ, Phòng Nội vụ tham mưu về tổ chức bộ máy. Chủ tịch UBND huyện đã không ủy quyền cho Phòng GDĐT về việc được tuyển dụng... mà ủy quyền cho Phòng Nội Vụ. Do đó, chúng tôi theo quy định của pháp luật mà làm.

Ở nội dung thứ 2, trước đây các trường học là đơn vị sự nghiệp thuộc Phòng GDĐT, chịu sự quản lý mọi mặt của đơn vị này. Trong đó, kể cả việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, kỷ luật... thuộc thẩm quyền của Trường Phòng GDĐT.

Nhưng từ năm 2018 trở lại đây, thẩm quyền đó thuộc Chủ tịch UBND huyện. Các trường hợp là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện chứ không phải thuộc Phòng GDĐT.

Chúng tôi thực hiện việc điều động biên chế, tổ chức bộ máy như đối với các đơn vị sự nghiệp khác như: Đài Phát thanh Truyền hình, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Ban Quản lý dự án...".

"Do đó, chúng tôi tôn trọng sự hài hòa, nội bộ nhất trí cao. Chúng tôi sẽ có văn bản để thỏa thuận, tham khảo ý kiến của nhau, còn nếu không chúng tôi vẫn cứ theo chức năng nhiệm vụ mà làm, không nhất thiết phải hỏi ý kiến của Phòng GDĐT" - ông Truyền khẳng định.

Cũng theo ông Truyền, trong những năm qua, các đơn vị đều có trao đổi với nhau. "Trước năm học này, chúng tôi đã có ngồi bàn với nhau rất lâu. Chỉ có điều chuyên viên Phòng Nội vụ không thiết lập văn bản làm việc, còn mọi thứ chúng tôi đã có sự thống nhất với nhau" - ông Truyền cho biết thêm.

Rối bời công tác giáo dục ở nhiều trường học

Sau khi Phòng Nội vụ tự ý tham mưu cho ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ký các quyết định luân chuyển kế toán, giáo viên, cho chủ trương hợp đồng giáo viên... thì công tác giáo dục ở huyện này đã trở nên rối bời.

Theo Phòng GDĐT huyện Buôn Đôn, sau khi Phòng Nội vụ luân chuyển, vẫn còn tình trạng thừa giáo viên ở một số trường tiểu học sau khi điều chuyển giáo viên từ trường thừa về trường thiếu.

Hiện vẫn còn 4 trường tiểu học ở địa phương thiếu giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh. Trong khi đó, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì bộ môn Tiếng Anh của lớp 3 và 4 là bắt buộc...

Ở cơ sở, việc luân chuyển ở huyện Buôn Đôn đang lộ rõ bất cập, điển hình như trước thềm năm học mới, Trường tiểu học Lê Lợi, ở xã Tân Hòa chỉ có một giáo viên duy nhất dạy bộ môn tiếng Anh.

Tuy nhiên, đến ngày 14.8.2023, ông Phạm Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - đã âm thầm ký quyết định luân chuyển công tác viên chức đối với bà P.T.H.T (SN 1990) - cử nhân sư phạm tiếng Anh. Theo ông Phạm Văn Cường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi, bản thân ông chỉ biết việc bà P.T.H.T (SN 1990) được luân chuyển công tác sau khi tiếp nhận Quyết định do UBND huyện ban hành.

Theo quy định, việc tiếp nhận hồ sơ thuyên chuyển công tác theo nguyện vọng thì nhà trường phải có công văn đồng ý chuyển đi và có một công văn tiếp nhận của đơn vị mới công tác. Song mặc dù UBND huyện Buôn Đôn đã ký ban hành quyết định luân chuyển viên chức nhưng nhà trường vẫn chưa có công văn đồng ý cho bà P.T.H.T (SN 1990) chuyển công tác.

Hệ quả của sự việc này là sau ngày khai giảng năm học mới, trong tuần đầu tiên, học sinh toàn trường chưa được học bộ môn tiếng Anh. Sau đó, nhà trường phải thỏa thuận hợp đồng với một giáo viên khác để lấp chỗ trống nhưng chưa bảo đảm cho công tác giảng dạy.

Điều đáng nói, việc bà P.T.H.T (SN 1990) được điều chuyển từ Trường Tiểu học Lê Lợi đến Trường Tiểu học và trung học cơ sở Ama Trang Lơng, ở xã Ea Bar đang có 2 giáo viên tiếng Anh ở khối trung học cơ sở và 1 giáo viên tiếng Anh ở khối tiểu học.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mức thu tiền học thêm

Bảo Hân |

Khoản 1 Điều 7 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về thu và quản lý tiền học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường như sau:

Huyện luân chuyển giáo viên, nhà trường không hề hay biết

Phan Tuấn |

UBND huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã luân chuyển giáo viên nhưng cơ quan chủ quản là Trường Tiểu học Lê Lợi, ở xã Tân Hòa không hề hay biết. Hệ quả, nhà trường đã "trắng" giáo viên dạy tiếng Anh trong tuần đầu tiên khiến cho tất cả học sinh không được học bộ môn này.

Bỏ trả bài đầu giờ chưa đủ, phải giảm áp lực bài tập về nhà, đó là cải cách giáo dục

Lê Thanh Phong |

Không gọi học sinh lên kiểm tra bài đầu giờ là ý kiến hay cần áp dụng, nhưng còn một điều nữa cần làm ngay, đó là giảm tối đa bài tập về nhà cho học sinh.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mức thu tiền học thêm

Bảo Hân |

Khoản 1 Điều 7 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về thu và quản lý tiền học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường như sau:

Huyện luân chuyển giáo viên, nhà trường không hề hay biết

Phan Tuấn |

UBND huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã luân chuyển giáo viên nhưng cơ quan chủ quản là Trường Tiểu học Lê Lợi, ở xã Tân Hòa không hề hay biết. Hệ quả, nhà trường đã "trắng" giáo viên dạy tiếng Anh trong tuần đầu tiên khiến cho tất cả học sinh không được học bộ môn này.

Bỏ trả bài đầu giờ chưa đủ, phải giảm áp lực bài tập về nhà, đó là cải cách giáo dục

Lê Thanh Phong |

Không gọi học sinh lên kiểm tra bài đầu giờ là ý kiến hay cần áp dụng, nhưng còn một điều nữa cần làm ngay, đó là giảm tối đa bài tập về nhà cho học sinh.