Hết thời tùy tiện sử dụng thông tin cá nhân người khác trên Facebook!

Thế Lâm |

Trên môi trường mạng xã hội Facebook, việc đăng thông tin của người khác, tổ chức khác một cách tùy tiện cũng chính là điểm nóng trong thời gian qua. Đặc biệt trong dịch COVID-19 đang diễn ra, không ít trường hợp người dùng Facebook đã đưa thông tin về dịch bệnh không chính xác, sai lệch, không đúng sự thật liên quan đến các cá nhân, tổ chức…

Điển hình như trường hợp một ca bệnh COVID-19 tại Hà Nội, đã nhiều “anh hùng bàn phím” soi mói vào cả đời tư và tung các thông tin “nghe nói” lên Facebook, khiến một dạo dư luận mạng xôn xao về nhân thân của ca bệnh này.

Tại Việt Nam hiện có trên 60 triệu tài khoản Facebook. Những thông tin đăng tải trên môi trường mạng xã hội này, gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và cả video, trong các vụ việc nóng thường được chia sẻ rất nhanh và rất nhiều. Nhiều thông tin dù chưa được kiểm chứng về tính chính xác cũng nhanh chóng bị phát tán tràn lan. Sau khi thông tin được phát hiện là tin giả hay không chính xác, việc thu hồi thông tin đã đăng trên mạng xã hội rất khó thực hiện triệt để.

Nghị định 15/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ hôm nay (15.4.2020) đã có nhiều điều khoản chế tài đối với các hành vi truyền đưa thông tin và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

Tại Điều 101, Khoản 1, điểm d qui định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc”.

Trong khi đó, Điều 102, Khoản 3, điểm e, chế tài đối với hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”, mức phạt tiền cũng từ 10-20 triệu đồng.

Thông tin cá nhân cần bảo mật theo phạm vi hẹp được hiểu là gồm những thông tin để nhận dạng một cá nhân nào đó, như tên, tuổi, số chứng minh/căn cước, số sổ bảo hiểm xã hội, email, số điện thoại… Ở phạm vi rộng hơn, thông tin cá nhân trong thời đại số được mở rộng thành dữ liệu cá nhân, bao gồm thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, địa chỉ IP Internet… liên quan tới cá nhân đó, còn gọi là dữ liệu cá nhân.

Đối với thông tin cá nhân ở phạm vi rộng, trên môi trường mạng xã hội đặc biệt là Facebook hiện nay, việc sử dụng dường như đang rất tùy tiện, mục đích không chỉ nhằm thông tin lại một sự việc, sự kiện, mà trong nhiều trường hợp là để đả kích, châm biếm, thậm chí xúc phạm, nhục mạ…

Đặc biệt phổ biến hiện nay là tình trạng đăng hình ảnh, video về người khác lên Facebook cá nhân hoặc các nhóm, diễn đàn. Trong nhiều trường hợp, những hình ảnh, video bị cắt xén, “chế” lại nhằm gây cười, trêu tức, hoặc cố ý làm lệch lạc nội dung so với phiên bản gốc. Tất nhiên trong các trường hợp này, các cá nhân bị thu thập hình ảnh để đăng tải tùy tiện khó mà có thể hài lòng cho được, bởi nội dung và mục đích đăng tải cũng đã khác biệt so với phiên bản đăng tải ban đầu.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước: Không tiết lộ thông tin cá nhân

Ái Vân |

Về yêu cầu trong việc công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, Nghị định 47 quy định: Không tiết lộ thông tin cá nhân; đánh giá và hạn chế nguy cơ, rủi ro tiết lộ thông tin cá nhân khi kết hợp với các thông tin khác.

Tham gia Chính phủ điện tử: Phải thêm “lá chắn” bảo vệ thông tin cá nhân

M.Bằng |

“Chúng ta có đưa được toàn dân tham gia Chính phủ điện tử hay không?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu vấn đề tại Hội nghị trực tuyến về Chính phủ điện tử cách đây không lâu. Thủ tướng cũng đã đưa ra một nguyên nhân, đó là cơ sở dữ liệu cá nhân chưa được bảo vệ, là khâu yếu, thấp điểm. Nghị định 15/2020 có hiệu lực từ 15.4 có những quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Cùng lúc, Bộ Công an cũng kiến nghị đưa ra Nghị định về vấn đề này. Đây được coi là hai “lá chắn” bảo vệ thông tin cá nhân khi thực thi Chính phủ điện tử.

Từ FaceApp đến vấn nạn dữ liệu người dùng trở thành “con tin”

Thế Lâm |

Ứng dụng di động FaceApp đang bị cảnh báo nguy cơ bảo mật treo lơ lửng trên đầu người dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nền kinh tế Internet hiện nay, không chỉ riêng FaceApp mà hầu hết các ứng dụng trên nền web 2.0 và di động đều tiến hành thu thập thông tin người sử dụng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước: Không tiết lộ thông tin cá nhân

Ái Vân |

Về yêu cầu trong việc công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, Nghị định 47 quy định: Không tiết lộ thông tin cá nhân; đánh giá và hạn chế nguy cơ, rủi ro tiết lộ thông tin cá nhân khi kết hợp với các thông tin khác.

Tham gia Chính phủ điện tử: Phải thêm “lá chắn” bảo vệ thông tin cá nhân

M.Bằng |

“Chúng ta có đưa được toàn dân tham gia Chính phủ điện tử hay không?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu vấn đề tại Hội nghị trực tuyến về Chính phủ điện tử cách đây không lâu. Thủ tướng cũng đã đưa ra một nguyên nhân, đó là cơ sở dữ liệu cá nhân chưa được bảo vệ, là khâu yếu, thấp điểm. Nghị định 15/2020 có hiệu lực từ 15.4 có những quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Cùng lúc, Bộ Công an cũng kiến nghị đưa ra Nghị định về vấn đề này. Đây được coi là hai “lá chắn” bảo vệ thông tin cá nhân khi thực thi Chính phủ điện tử.

Từ FaceApp đến vấn nạn dữ liệu người dùng trở thành “con tin”

Thế Lâm |

Ứng dụng di động FaceApp đang bị cảnh báo nguy cơ bảo mật treo lơ lửng trên đầu người dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nền kinh tế Internet hiện nay, không chỉ riêng FaceApp mà hầu hết các ứng dụng trên nền web 2.0 và di động đều tiến hành thu thập thông tin người sử dụng.