Hà Nội: Giải pháp chấm dứt cảnh chợ cóc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

KHÁNH AN |

Hình ảnh các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè Hà Nội khiến nhiều người tham gia giao thông cảm thấy bất an.

Mỗi sáng đến công ty, anh Vũ Văn Việt lại cảm thấy ngán ngẩm khi phải đi qua khu vực chợ cóc trong ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản (Cầu Giấy, Hà Nội).

Anh Việt cho biết, mặc dù gọi là chợ cóc nhưng ở đây "không thiếu thứ gì", từ thịt, cá, rau đến quần áo, giày dép...

Các tiểu thương kê bàn, dựng ô, bày bán đồ ở ngay trên lòng đường. Trong khi đó, nhiều người dân khi đang di chuyển trên đường bỗng dừng khựng lại vì gặp được món đồ cần mua.

"Có thể đối với nhiều người, chợ cóc ở gần nhà sẽ thuận tiện cho việc mua bán mỗi ngày, giúp tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên vào những giờ cao điểm việc mọi người tràn ra lòng đường để mua bán, gây ùn tắc giao thông" - anh Việt nói. 

 
Đủ các loại mặt hàng được bày bán tại chợ cóc. Ảnh: Khánh An
 
Tiểu thương bày bán các mặt hàng ở lòng đường. Ảnh: Khánh An

Không chỉ trên địa bàn quận Cầu Giấy, tình trạng chợ cóc, chợ tạm xuất hiện tại hầu hết các quận, huyện của Hà Nội.

Tại các chợ cóc, những sạp hàng được bày bán la liệt tại đường đi hay trên vỉa hè, lấn chiếm không gian đi lại của người dân. Kiểu chợ này được hình thành theo dạng tự phát ở những tuyến phố hoặc con ngõ nhỏ.

Vào giờ tan tầm hay những lúc phiên chợ đông, giao thông ở đây thường xuyên bị ách tắc. Có khi còn xảy ra va chạm giữa các phương tiện với nhau.

 
 
Tiểu thương bày bán hàng hóa la liệt ngoài đường. Ảnh: Phương Anh

Chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Sỹ Phong - Phó Chủ tịch UBND phường Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chợ cóc, chợ tạm xuất hiện nhiều ở các khu đông dân cư trên địa bàn phường, đặc biệt là các khu chung cư. Tại những khu vực này, nhu cầu mua bán của người dân cao, cùng thói quen tiện đâu mua đấy nên "có cung ắt có cầu".

Ông Phong cho hay, theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội, phường đã ra quân rất quyết liệt để xử lý triệt để chợ cóc, chợ tạm. Cùng với đó là công tác tuyên truyền qua các kênh phát thanh để mỗi người dân có ý thức trong việc mua bán đúng nơi, đúng chỗ.

"Trên thực tế, xét về mặt bằng chung, không phải ai cũng có điều kiện để vào mua bán thường xuyên trong siêu thị, trong khi chợ truyền thống vẫn thiếu nên đây vẫn là vấn đề khó.

Chúng tôi cũng đã đề xuất với quận về phương án quy hoạch một khu chợ chính thức để người dân được thuận tiện mua bán" - ông Phong nói.

Theo ông Nguyễn Ngọc Lăng – Phó chủ tịch UBND phường Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội), tình trạng chợ cóc, chợ tạm xuất phát từ thực tế của đời sống xã hội. Vẫn có một lượng người nhất định phải mưu sinh nhưng không có địa điểm cố định. Khi đó, họ bám vỉa hè, con ngõ để bán hàng.

"Trước đây, chúng tôi nhiều lần dẹp chợ cóc, chợ tạm. Khi kiểm tra xử lý, người ta lập tức thu dọn đồ. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, đâu lại hoàn đó" - ông Lăng nói.

Từ những kinh nghiệm trước đó, ông Lăng cho rằng công tác dẹp vỉa hè cần kết hợp giữa tuyên truyền, vận động và xử phạt.

"Trong 2 tháng vừa qua, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền để những người đang buôn bán tại chợ cóc, chợ tạm hiểu rằng việc việc buôn bán như vậy không bền và ổn định. Chúng tôi vận động họ chuyển vào buôn bán tại chợ truyền thống Long Châu và đặt cho họ hạn mức thời gian để chất dứt tình trạng này.

Với những trường hợp còn tái phạm, chúng tôi sẽ lập hồ sơ, mạnh tay xử phạt vi phạm hành chính và không nhân nhượng" - ông Lăng nói.

Ngoài ra, phường cũng tuyên truyền đến người dân để thay đổi thói quen mua bán tại các chợ cóc, chợ tạm.

Theo ông Lăng, nhờ biện pháp này mà thời gian qua, tình trạng chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn phường Trúc Bạch đã giảm đi đáng kể.

Đại diện phường Trúc Bạch cho biết, dự kiến cuối tháng 5.2023, chợ Long Châu sẽ được tu sửa, nâng cấp để có không gian mua bán thuận lợi hơn cho người dân cũng như các tiểu thương.

Mới đây, UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, các tụ điểm kinh doanh tự phát gây bức xúc dư luận (hiện nay, trên địa bàn Thành phố còn tồn tại 40 chợ cóc cần phải giải tỏa trong thời gian tới). Thành phố đã phân cấp mạnh mẽ, giao toàn quyền cho các quận, huyện, thị xã triển khai công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Thu phí vào phố cổ Hội An theo quy định mới: Sẽ không làm kiểu “ngăn sông cấm chợ”

Hoàng Bin (thực hiện) |

“Việc thu phí vào phố cổ Hội An theo quy định mới sẽ làm nhẹ nhàng, chứ không theo kiểu chốt barie rồi kiểm soát nghiêm ngặt, ngăn sông cấm chợ”. Ngày 4.4, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An - cho biết trong cuộc phỏng vấn dành cho Báo Lao Động.

Hà Nội: Chợ tiền tỉ bỏ hoang, tiểu thương tràn ra đường buôn bán

KHÁNH AN - PHƯƠNG ANH |

Nhiều khu chợ tiền tỉ xây xong bỏ hoang, trong khi đó, tiểu thương lại tập trung buôn bán ngoài con đường cách chợ chưa đến 100m.

Hà Nội sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ trong năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong năm 2023, thành phố dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Phân luồng giao thông xong "đâu lại vào đấy"

Hải Danh - Việt Dũng |

Hà Nội – Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức thí điểm phân luồng giao thông tại các nút giao như: Trường Chinh - Tôn Thất Tùng; Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết; Quang Trung - Lê Trọng Tấn,… để giảm tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, sau một thời gian phân làn, người dân lại tiếp tục di chuyển bất chấp và “ngó lơ” các biển báo chỉ dẫn.

Hội An dừng áp dụng phương án mới về thu phí vào phố cổ

Hoàng Bin |

Quảng Nam - "Phương án thu phí mới là vấn đề liên quan đến nhiều thành phần trong xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, nên chúng tôi có đề nghị UBND TP Hội An trước mắt vẫn làm như cũ. Còn những vấn đề mới thì chuẩn bị kỹ để báo cáo, bàn kỹ trong BTV Thành ủy, thống nhất mới bắt đầu triển khai" - Bí thư Thành ủy Hội An Trần Ánh cho biết.

Phớt lờ xử phạt, Công ty Sông Hồng - Lào Cai ngang nhiên khai thác cao lanh

An Trịnh |

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng UBND tỉnh "tuýt còi" xử phạt nhưng Công ty Sông Hồng Lào Cai vẫn ngang nhiên đào bới khai thác cao lanh mà không có giấy phép.

Làm rõ việc hiệu trưởng đánh hiệu phó nhập viện ở Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 8.4, UBND huyện Lệ Thuỷ cho biết, đã chỉ đạo làm rõ vụ việc một hiệu trưởng đánh hiệu phó phải nhập viện xảy ra tại xã Ngư Thủy Bắc.

Điều tra vụ thầy giáo tử vong bất thường khi nhậu với nhóm bạn

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Công an điều tra làm rõ nguyên nhân nam thầy giáo được phát hiện tử vong sau khi nhậu chung với nhóm bạn ở chòi rẫy.

Thu phí vào phố cổ Hội An theo quy định mới: Sẽ không làm kiểu “ngăn sông cấm chợ”

Hoàng Bin (thực hiện) |

“Việc thu phí vào phố cổ Hội An theo quy định mới sẽ làm nhẹ nhàng, chứ không theo kiểu chốt barie rồi kiểm soát nghiêm ngặt, ngăn sông cấm chợ”. Ngày 4.4, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An - cho biết trong cuộc phỏng vấn dành cho Báo Lao Động.

Hà Nội: Chợ tiền tỉ bỏ hoang, tiểu thương tràn ra đường buôn bán

KHÁNH AN - PHƯƠNG ANH |

Nhiều khu chợ tiền tỉ xây xong bỏ hoang, trong khi đó, tiểu thương lại tập trung buôn bán ngoài con đường cách chợ chưa đến 100m.

Hà Nội sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ trong năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong năm 2023, thành phố dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.