Hà Nội sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ trong năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong năm 2023, thành phố dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Sáng 31.3, tại hội nghị giao ban quý I/2023 của Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, theo quy hoạch hệ thống chợ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, toàn thành phố có 595 chợ, trong đó, có 24 chợ hạng 1 (bao gồm 5 chợ đầu mối); 79 chợ hạng 2; 478 chợ hạng 3. Hiện nay, toàn thành phố đang có 453 chợ.

Về cơ sở hạ tầng, có 89 chợ kiên cố, 248 chợ bán kiên cố, 116 chợ lều lán tạm. Chia theo khu vực, có 192 chợ thành thị, 261 chợ nông thôn. Trong tổng số 578 xã, phường, thị trấn, có 363 xã, phường, thị trấn đã có chợ; còn lại 215 xã, phường, thị trấn chưa có chợ. Thành phố cũng có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối Minh Khai; chợ đầu mối phía Nam) và 5 chợ đang hoạt động có tính chất đầu mối.

Bên cạnh đó, thành phố cũng ban hành và triển khai nhiều Kế hoạch, đề án về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ; thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Trọng Toàn
Ông Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Trọng Toàn

Về công tác đầu tư xây mới, cải tạo và sửa chữa các chợ, giai đoạn 2021-2025 sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong năm 2023, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Đến nay, có 6 chợ đã triển khai thi công (gồm 3 chợ tại quận Nam Từ Liêm, 1 chợ tại huyện Mỹ Đức, 2 chợ tại huyện Thạch Thất); 4 chợ đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự kiến được thời gian khởi công (gồm 3 chợ tại quận Bắc Từ Liêm, 1 chợ tại huyện Thanh Oai). Các chợ còn lại đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư.

Bên cạnh đó, UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, các tụ điểm kinh doanh tự phát gây bức xúc dư luận. Hiện nay, trên địa bàn thành phố còn tồn tại 40 chợ cóc cần phải giải tỏa trong thời gian tới.

Thành phố đã phân cấp mạnh mẽ, giao toàn quyền cho các quận, huyện, thị xã triển khai công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn.

"Hoạt động của các chợ trên địa bàn đã mang lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động, một số chợ kinh doanh tốt số lượng người buôn bán trong chợ tăng lên nhiều so với các năm trước đây.

Hoạt động kinh doanh của các chợ đã góp phần tăng mức lưu chuyển hàng hoá, tăng thu cho ngân sách địa bàn, thuận tiện cho việc mua bán đáp ứng nhu cầu của dân cư nhất là các vùng ngoại thành", ông Quyền nêu. 

Tuy nhiên, theo ông Quyền, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo kế hoạch thành phố ban hành giai đoạn 2021-2025 và hằng năm chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Một số địa bàn của các địa phương chưa có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, dẫn đến tình trạng phát sinh chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp công viên theo hướng mở

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có báo cáo về công tác quản lý, khai thác, sử dụng và đầu tư công viên trên địa bàn thành phố và cho biết sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp đồng bộ theo hướng công viên mở.

Hình ảnh Hà Nội sau 1 tháng ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ

VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Sau thời gian ra quân tổng kiểm tra và xử lý những trường hợp cố tình sai phạm về lấn chiếm vỉa hè của các quận trung tâm, đến nay, một số nơi đã nhận được kết quả tích cực.

Hà Nội sẽ có danh mục các tuyến phố cấm đỗ, để xe dưới lòng đường

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội sẽ nghiên cứu tiêu chí về việc đỗ, để phương tiện ở hè phố, từ đó thống nhất danh mục các tuyến phố cấm đỗ, để xe dưới lòng đường. Đồng thời tổ chức khu vực bán hàng rong hoặc định hướng nghề nghiệp cho người dân đang có nguồn thu nhập chính từ việc chiếm dụng hè phố để kinh doanh.

Câu lạc bộ Viettel thắng đậm tại vòng loại Cúp Quốc gia 2023

HOÀNG HUÊ |

Giành chiến thắng ở lượt trận vòng loại, câu lạc bộ Viettel, Bình Dương và Quảng Nam giành quyền đi tiếp tại Cúp Quốc gia 2023.

Jack Grealish tỏa sáng, Man City xuất sắc đánh bại Liverpool

Chi Trần |

Man City ngược dòng ngoạn mục trước Liverpool và giành 3 điểm quan trọng để tiếp tục bám đuổi Arsenal.

Huế: Nhà di sản thành nhà tập gym

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - “Nhà di sản” ở số 117 Lê Thánh Tôn (TP Huế) được UBND phường Thuận Lộc cho tư nhân thuê làm nơi tập gym. Năm 2017, sau khi bị dư luận phản ứng, qua xem xét, UBND TP. Huế quyết định tạm dừng việc thi công. Thế nhưng sau đó, phòng tập gym vẫn được làm xong và hiện còn hoạt động.

Vụ bé trai nghi bị ép hút ma túy: Cha ruột chưa thể đón được con về

Anh Tú - Ngọc Ánh |

TPHCM  - Liên quan đến vụ bé trai nghi bị ép hút ma túy, hiện cháu bé T.N.T.A. (3 tuổi) đang được chăm sóc tại Làng trẻ em SOS TP Hồ Chí Minh và cha cháu bé chưa đủ giấy tờ chứng minh bé T.A là con ruột.

Miền Bắc sắp nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi trên 37 độ C

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết từ ngày 3.4, khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 37 độ C.

Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp công viên theo hướng mở

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có báo cáo về công tác quản lý, khai thác, sử dụng và đầu tư công viên trên địa bàn thành phố và cho biết sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp đồng bộ theo hướng công viên mở.

Hình ảnh Hà Nội sau 1 tháng ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ

VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Sau thời gian ra quân tổng kiểm tra và xử lý những trường hợp cố tình sai phạm về lấn chiếm vỉa hè của các quận trung tâm, đến nay, một số nơi đã nhận được kết quả tích cực.

Hà Nội sẽ có danh mục các tuyến phố cấm đỗ, để xe dưới lòng đường

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội sẽ nghiên cứu tiêu chí về việc đỗ, để phương tiện ở hè phố, từ đó thống nhất danh mục các tuyến phố cấm đỗ, để xe dưới lòng đường. Đồng thời tổ chức khu vực bán hàng rong hoặc định hướng nghề nghiệp cho người dân đang có nguồn thu nhập chính từ việc chiếm dụng hè phố để kinh doanh.