Hà Nội: Chợ tiền tỉ bỏ hoang, tiểu thương tràn ra đường buôn bán

KHÁNH AN - PHƯƠNG ANH |

Nhiều khu chợ tiền tỉ xây xong bỏ hoang, trong khi đó, tiểu thương lại tập trung buôn bán ngoài con đường cách chợ chưa đến 100m.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, giai đoạn 2021-2025 thành phố sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong năm 2023, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Việc xây mới chợ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giảm tình trạng phát sinh chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông...

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay trên địa bàn thành phố, có những khu chợ tiền tỉ xây xong lại bỏ hoang. Trong khi đó, tiểu thương lại tập trung buôn bán ngoài con đường cách chợ chưa đến 100m.

Riêng tại quận Nam Từ Liêm hiện đang có 2 chợ sau khi xây dựng xong lại bỏ hoang là chợ dân sinh phường Phú Đô và chợ dân sinh phường Tây Mỗ.

Dự án mở rộng chợ dân sinh phường Phú Đô được UBND quận Nam Từ Liêm phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 12.11.2014.

Sau đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm ra thông báo mời thầu thực hiện dự án mở rộng chợ dân sinh phường Phú Đô, giá gói thầu hơn 18 tỉ đồng (bao gồm toàn bộ phần xây dựng và mua sắm, lắp đặt thiết bị của dự án).

Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách quận Nam Từ Liêm.

Dự án được khởi công xây dựng vào cuối năm 2016. Sau gần 10 tháng thi công, dự án này cơ bản đã được hoàn thành.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, công trình vẫn không được đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục đã xuống cấp.

 
Dự án chợ dân sinh Phú Đô được xây dựng xong từ gần 6 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng. Ảnh: Khánh An
 
Bên trong chợ, các gian hàng ngập rác, khung sắt hoen gỉ. Ảnh: Khánh An
 
 
Chợ trở thành bãi đỗ xe, tập kết hàng hoá và vật liệu xây dựng. Ảnh: Phương Anh
 
Nhiều khu vực quanh chợ trở thành nơi tập kết phế liệu. Ảnh: Khánh An
 
 
Các hạng mục xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Khánh An
 
Ổ điện phủ bụi vì sau 6 năm chưa một lần được sử dụng. Ảnh: Khánh An
 
Nhiều cửa kính thông gió bị vỡ. Ảnh: Phương Anh

Chị Nguyễn Hoàng Anh, tiểu thương buôn bán tại chợ - cho biết, hơn 3 năm nay, thay vì được buôn bán trong chợ thì các sạp hàng đã phải chuyển hết ra ven đường để tiếp tục kinh doanh kiếm sống.

"Chợ này xây dựng xong đã 5-6 năm nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, chúng tôi không có chỗ kinh doanh đàng hoàng nên phải bám mặt đường buôn bán. Mỗi khi trời mưa, các tiểu thương như chúng tôi rất vất vả" -  chị Anh bộc bạch.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện phường Phú Đô cho hay, phường mong muốn dự án được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

"Lí do cho tình trạng chợ bị bỏ hoang đó là do sự điều chỉnh của thành phố về nguyên tắc xây dựng chợ. Cụ thể, vào thời điểm thành phố yêu cầu dừng công tác xã hội hóa, dự án xây dựng chợ đang được nhà nước đầu tư. Dự án bị vướng bởi những chính sách chồng chéo lên nhau" - đại diện phường nhấn mạnh.

Vị đại diện phường chia sẻ thêm, sau đó, thành phố có văn bản hướng dẫn UBND quận bổ sung vốn để hoàn thiện nốt. Tuy nhiên, hiện nay, dự án vẫn bị bỏ ngỏ không biết đến bao giờ.

 
Cách chợ chưa đầy 100m, tiểu thương bày bán hàng hóa la liệt ngoài đường. Ảnh: Phương Anh
 
Nhiều tiểu thương ngán ngẩm vì có chợ khang trang nhưng lại phải bán hàng ngoài đường. Ảnh: Phương Anh

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại chợ Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm). Năm 2013, UBND huyện Từ Liêm (tên cũ) có văn bản số 228 “Chấp thuận điều kiện, bố trí kế hoạch, chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng chợ dân sinh Tây Mỗ” với diện tích 3.600 m2, kinh phí đầu tư dự án khoảng 22,5 tỉ đồng.

Đến năm 2014, UBND quận Nam Từ Liêm có văn bản số 3241/QĐ-UBND phê duyệt Dự án Xây dựng chợ dân sinh phường Tây Mỗ.

Thế nhưng đến nay, chợ dân sinh Tây Mỗ mới chỉ thực hiện xây dựng được hệ thống nhà quản lý, bảo vệ, tường rào và 1 cầu chợ. Còn một phần diện tích vẫn chưa được giải phóng mặt bằng. Do lâu ngày không được quan tâm, chỉnh trang nên một số hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp.

 
Tại chợ Tây Mỗ, cỏ mọc ùm tùm. Ảnh: Phương Anh
 
Các hạng mục bên trong nhà vệ sinh của chợ xuống cấp. Ảnh: Phương Anh
 
Người dân phải tụ tập buôn bán ngoài đường, trong khi chợ lại bỏ hoang. Ảnh: Khánh An
Người dân phải tụ tập buôn bán ngoài đường, trong khi chợ lại bỏ hoang. Ảnh: Khánh An 
KHÁNH AN - PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Chợ truyền thống ế ẩm, chuyên gia đặt vấn đề có nên tồn tại nữa hay không

Kim Sơn |

Quan sát hành vi người tiêu dùng nhiều năm trở lại đây, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, hiện nay chợ truyền thống đang “thua xa” so với các hình thức kinh doanh khách. Bàn về giải pháp, ông đặt câu hỏi: Những chợ này có nên tồn tại nữa hay không?

Chợ đìu hiu, học sinh 2 năm đi nhờ phà tạm sau vụ ghe lúa tông sập cầu

HOÀNG LỘC |

Cầu Phong Hòa (xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) mà người dân nơi đây gọi là cầu Bù Húc đã bị ghe chở lúa tông sập cách đây hơn 2 năm. Tuy nhiên, đến nay, cầu này vẫn chưa được xây dựng khiến việc đi lại của người dân và học sinh gặp nhiều khó khăn.

Hà Nội sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ trong năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong năm 2023, thành phố dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Tạm giữ hình sự tài xế, khởi tố vụ ôtô đâm liên hoàn trên đường Võ Chí Công

KHÁNH AN |

Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với lái xe Hoàng Ngọc V (63 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) - người gây ra tai nạn liên hoàn vào chiều 5.4 về hành vi "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông”.

Chung cư tiền tỉ không có suất gửi xe ôtô

THU GIANG |

Hầm gửi xe liên tục quá tải đang là tình trạng phổ biến tại nhiều chung cư khi mật độ phương tiện tăng cao. việc tìm nơi đỗ ôtô như một “cuộc chiến” khốc liệt với  cư dân tại các căn hộ chung cư ở Hà Nội. Thực tế này đang đặt yêu cầu phải quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư về giải pháp về bãi đậu, đỗ xe phù hợp với tình hình hiện nay.

Phát hiện sai phạm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An có nhiều sai phạm về tài chính như kê khai, quyết toán thuế thiếu hơn 300 triệu đồng, thanh toán vượt mức cho nhà thầu hơn 160 triệu đồng...

Bản tin công đoàn: Chi tiêu đè nặng cuộc sống, công nhân khó mua nhà

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án thiết chế công đoàn; công ty ở Đồng Nai hỗ trợ 0,8 tháng lương cho công nhân nghỉ việc; NLĐ dân tộc Khmer nghỉ 3 ngày dịp Tết Chôl Chnăm Thmây...

Gần 100% lượt xe buýt Hà Nội được chấm 5 sao, người dân bất ngờ

MINH HÀ - MINH TÂM |

Theo kết quả vừa công bố của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, có gần 100% lượt xe buýt trên địa bàn được chấm điểm 5 sao. Điều này gây bất ngờ cho nhiều hành khách. Bởi theo những người thường xuyên sử dụng xe buýt, hiện nay chất lượng nhiều tuyến buýt vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được kì vọng.

Chợ truyền thống ế ẩm, chuyên gia đặt vấn đề có nên tồn tại nữa hay không

Kim Sơn |

Quan sát hành vi người tiêu dùng nhiều năm trở lại đây, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, hiện nay chợ truyền thống đang “thua xa” so với các hình thức kinh doanh khách. Bàn về giải pháp, ông đặt câu hỏi: Những chợ này có nên tồn tại nữa hay không?

Chợ đìu hiu, học sinh 2 năm đi nhờ phà tạm sau vụ ghe lúa tông sập cầu

HOÀNG LỘC |

Cầu Phong Hòa (xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) mà người dân nơi đây gọi là cầu Bù Húc đã bị ghe chở lúa tông sập cách đây hơn 2 năm. Tuy nhiên, đến nay, cầu này vẫn chưa được xây dựng khiến việc đi lại của người dân và học sinh gặp nhiều khó khăn.

Hà Nội sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ trong năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong năm 2023, thành phố dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.