Giáo viên đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp vì quá áp lực

QUANG ĐẠI |

Quy trình, nội dung thi thăng hạng chức năng nghề nghiệp khá phức tạp, nội dung thi dàn trải nên gây áp lực rất lớn cho giáo viên.

Vừa qua, thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhất trí về đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm đông đảo giáo viên cảm thấy nhẹ nhõm.

Tuy nhiên, đây mới là ý kiến từ phía Bộ GDĐT. Để quyết định bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức cần phải có sự thống nhất từ Bộ Nội vụ và quá trình tham mưu Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

Ngày 7.8, trao đổi với phóng viên, nhà giáo Nguyễn Văn Chiến - giáo viên THPT tại Hà Tĩnh - cho biết: “Việc thi thăng hạng giáo viên quy trình thủ tục rất phức tạp, thời gian thi kéo dài, qua nhiều khâu, nội dung thi trải rộng ra nhiều lĩnh vực nên giáo viên phải chuẩn bị hết sức vất vả”.

Theo thầy Chiến, căn cứ Nghị định 115/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, nội dung thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức gồm 2 phần, nhiều môn, nhiều khâu.

Cụ thể, phần thi trắc nghiệm kiến thức chung gồm 60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi; thi trắc nghiệm Tin học và Ngoại ngữ.

Sau khi vượt qua phần thi trắc nghiệm, ứng viên mới được dự thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I: Thi viết đề án, thời gian 8 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi.

Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II: Thi viết, thời gian 180 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi.

Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV: Thi viết, thời gian 120 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi.

Thầy giáo Nguyễn Văn Chiến cho biết, nội dung thi theo quy định nói trên ngoài yêu cầu kiến thức chuyên sâu, các nội dung khác rất rộng, đòi hỏi giáo viên phải học tập, ôn thi, chuẩn bị hết sức vất vả nếu không sẽ bị loại.

“Trong đó, nhiều nội dung giáo viên trước đây đã thi, xét tuyển dụng viên chức, nay tiếp tục phải học, thi lại để thăng hạng, không có nhiều giá trị hoặc không liên quan trực tiếp đến công việc dạy học hàng ngày” - thầy Nguyễn Văn Chiến nói.

Theo một số giáo viên, đối với giáo viên không dạy Ngoại ngữ, Tin học sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thi hai môn này, từ đó sinh ra các hiện tượng đối phó như nhờ vả, hoặc tìm cách “chạy”, mua bằng cấp, chứng chỉ để được miễn thi Tin học, Ngoại ngữ.

“Tôi cho rằng, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp như hiện nay là quá phức tạp và tốn kém, làm giáo viên rất mệt mỏi. Do đó, tất cả giáo viên bạn bè mà tôi biết đều nhất trí đề nghị bãi bỏ hình thức thi thăng hạng, thay vào đó là hình thức xét thăng hạng nhẹ nhàng và thực chất hơn, giảm bớt áp lực cho đội ngũ giáo viên”- cô giáo Bích Hằng (Nghệ An) chia sẻ.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Chính sách về thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên

Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Việc đề nghị Bộ GDĐT thay đổi cách tính thời gian giữ hạng 9 năm đối với giáo viên và chỉ tổ chức xét thăng hạng là nguyện vọng chính đáng của thầy cô.

Bộ GDĐT phản hồi kiến nghị bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Bích Hà |

Hơn 2.000 giáo viên tại Hà Nội đã gửi tâm thư lên các cấp với mong muốn bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Ngày 4.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có phản hồi về vấn đề này.

Tiêu chuẩn dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nông nghiệp

QUỲNH CHI |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng với viên chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Khách Việt bất ngờ trước vẻ đẹp của Grand Canyon phiên bản Trung Quốc

Ninh Phương |

Hẻm núi Bình Sơn Hồ là khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng của Trung Quốc, với cảnh quan hùng vĩ tựa Grand Canyon ở Mỹ.

Dấu hiệu điều động thiết bị trái quy định của Công ty Bách Long tại Bắc Giang

Nhóm phóng viên |

Mặc dù không được phép huy động thiết bị qua lại giữa các dự án cùng thời điểm triển khai, tuy nhiên, Công ty Cổ phần Bách Long vẫn điều động thiết bị trùng lặp tại 3 gói thầu ở huyện Lạng Giang và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Chính sách về thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên

Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Việc đề nghị Bộ GDĐT thay đổi cách tính thời gian giữ hạng 9 năm đối với giáo viên và chỉ tổ chức xét thăng hạng là nguyện vọng chính đáng của thầy cô.

Bộ GDĐT phản hồi kiến nghị bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Bích Hà |

Hơn 2.000 giáo viên tại Hà Nội đã gửi tâm thư lên các cấp với mong muốn bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Ngày 4.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có phản hồi về vấn đề này.

Tiêu chuẩn dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nông nghiệp

QUỲNH CHI |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng với viên chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.