Giáo viên không cần có bằng đại học đủ 9 năm mới được thăng hạng tăng lương

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc một số địa phương yêu cầu thời gian thăng hạng của giáo viên phải là "9 năm thầy cô đã đạt trình độ đại học" là không đúng.

Mới đây, hơn 300 giáo viên tại Hà Nội kiến nghị quy định của Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khiến họ mất cơ hội tăng lương dù đạt chuẩn và có hàng chục năm cống hiến.

Trong đơn kiến nghị, các giáo viên cho biết, Sở Nội vụ Hà Nội đang triển khai thu hồ sơ dự thăng hạng cho giáo viên theo thông tư 08/2023/TT- BGDĐT và yêu cầu giáo viên phải có bằng đại học từ năm 2014, đủ 9 năm tính đến hết thời gian nộp hồ sơ 30.8.2023. Với quy định này, nhiều giáo viên đạt trên chuẩn trước khi bổ nhiệm xếp lương hạng III mới (tức có bằng đại học trước năm 2019 theo Luật Giáo dục) vẫn không đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Về vấn đề này, tối 4.8, Bộ GDĐT thừa nhận việc xác định tổng thời gian giữ hạng (đủ từ 9 năm) để làm căn cứ bổ nhiệm, chuyển xếp từ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ sang chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II mới còn chưa thực hiện thống nhất ở một số nơi. Một số địa phương yêu cầu 9 năm này phải là 9 năm giáo viên đã đạt trình độ đại học.

Trong khi đó, theo quy định sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, điều kiện để giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II mới là có tổng thời gian giữ hạng III cũ và hạng II cũ đủ từ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).

Bộ GDĐT khẳng định không quy định điều kiện về trình độ đào tạo là đại học đối với tổng thời gian giữ hạng này. Do đó, việc một số địa phương yêu cầu 9 năm giữ hạng III cũ và hạng II cũ phải là 9 năm giáo viên đã đạt trình độ đại học là không đúng.

Ngoài ra, việc xác định thời gian tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III mới khi xét tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II cũng chưa được thực hiện thống nhất giữa các địa phương.

Theo Bộ GDĐT, theo quy định sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, quy định thời gian giữ hạng IV cũ và III cũ được xác định tương đương với thời gian giữ hạng III mới từ thời điểm giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của cấp học.

Như vậy, khi giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học (là trình độ đại học), thì thời gian giữ các hạng cũ trước đây (bao gồm cả các thời gian tương đương khác) được xác định là tương đương với thời gian giữ hạng III mới.

Trước đó, như Lao Động đã thông tin, một nhóm hơn 300 giáo viên THCS ở Hà Nội đã chia sẻ những bức xúc vì không đủ điều kiện nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Theo các giáo viên này, thông tư mới của Bộ GDĐT về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III. Tương ứng với từng hạng, giáo viên có mức lương khác nhau, hạng I cao nhất.

Trong đó, giáo viên tiểu học, THCS hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III từ 9 năm trở lên. Thời gian giữ hạng III được tính từ lúc giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019.

Trước đây ngành giáo dục chỉ yêu cầu giáo viên tiểu học tốt nghiệp trung cấp, giáo viên THCS tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Khi Luật Giáo dục 2019 ra đời, nhiều giáo viên đã có hàng chục năm giảng dạy mới đi học thêm nâng bằng lên đại học để đạt chuẩn mới.

Thậm chí có những giáo viên vào biên chế gần 15 - 20 năm, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã có bằng đại học... nhưng khi đăng ký xét thăng hạng II, hồ sơ bị trả về vì hiệu lực bằng đại học của giáo viên này mới được 4 năm (thiếu 5 năm theo quy định).

Do đó, các giáo viên cùng làm đơn kiến nghị gửi Bộ GDĐT. Trong đơn, thầy cô cho biết đã đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ, mòn mỏi đợi để có cơ hội thăng hạng đợt này nhưng đành ngậm ngùi lỡ hẹn khi bằng đại học chưa đủ 9 năm.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Không được yêu cầu giáo viên nộp thêm các loại chứng chỉ khi thăng hạng

Trang Hà |

Những ngày qua, giáo viên tại các địa phương đã có phản ánh, băn khoăn về các quy định bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bộ GDĐT phản hồi kiến nghị bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Bích Hà |

Hơn 2.000 giáo viên tại Hà Nội đã gửi tâm thư lên các cấp với mong muốn bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Ngày 4.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có phản hồi về vấn đề này.

Biến động điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội

Bích Hà |

Điểm chuẩn của Trường Đại học Y Hà Nội có xu hướng giảm dần trong 2 năm qua. Tuy nhiên, sang năm 2023, điểm chuẩn dự báo sẽ tăng ở nhiều ngành.

Xin đất làm dự án xây Bệnh viện Ngọc Tâm nhưng chỉ để trục lợi

Bảo Chương |

TPHCM - Công ty Cổ phần Bệnh viện Ngọc Tâm xin đất công xây dựng bệnh viện nhưng không hề triển khai mà dùng chính tài sản đó đi vay để đầu tư cho nhiều dự án khác. Và đến nay, khu đất "vàng" này vẫn chưa được thu hồi.

Chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động phải thiết thực, đúng đối tượng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Sáng 19.10, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam họp kỳ họp thứ 37, khoá XII dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Một trong những nội dung của kỳ họp là Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Bản tin công đoàn: Lương hưu thấp, người già phải làm thêm đủ nghề

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hải Phòng giải quyết bảo hiểm xã hội một lần cho hơn 15.000 lao động; Thang máy hỏng, công nhân khốn khổ leo bộ cả chục tầng; Nhiều bộ, ngành đồng thuận nghỉ Tết Nguyên đán 2024 từ 29 tháng Chạp; Lương hưu thấp, người già phải làm thêm đủ nghề,...

Lo ngại với chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Thùy Linh - Chân Phúc |

Hình ảnh về suất cơm bán trú lèo tèo chỉ 1 miếng giò, vài miếng cá, thịt, ít cọng giá... tại Trường THCS Yên Nghĩa (TP Hà Nội) đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Những sự việc liên quan đến bữa ăn của học sinh xảy ra gần đây, càng khiến nhiều người lo ngại về chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học.

Thông chốt nồng độ cồn, thanh niên đâm thẳng vào cảnh sát giao thông

Lam Thanh |

Hà Giang - Khi được yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, Bàn Ngọc Hạch đã tăng ga, đâm ngã một cảnh sát giao thông.

Không được yêu cầu giáo viên nộp thêm các loại chứng chỉ khi thăng hạng

Trang Hà |

Những ngày qua, giáo viên tại các địa phương đã có phản ánh, băn khoăn về các quy định bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bộ GDĐT phản hồi kiến nghị bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Bích Hà |

Hơn 2.000 giáo viên tại Hà Nội đã gửi tâm thư lên các cấp với mong muốn bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Ngày 4.8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có phản hồi về vấn đề này.

Biến động điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội

Bích Hà |

Điểm chuẩn của Trường Đại học Y Hà Nội có xu hướng giảm dần trong 2 năm qua. Tuy nhiên, sang năm 2023, điểm chuẩn dự báo sẽ tăng ở nhiều ngành.