Để dân "sống lậu" 30 năm trên quê hương mình, chính quyền không thể vô can

Thanh Hải |

Gần 4.000 người dân ở Lâm Đồng đã dựng nhà sinh sống, sản xuất  tại chỗ bao đời nay, nhưng phần đất đó lại thuộc địa giới hành chính của tỉnh Đắk Nông. Sự trớ trêu này tồn tại hơn 30 năm nay vẫn chưa được giải quyết...

Theo phát hiện của phóng viên báo Lao Động, hiện có khoảng 827 hộ, với gần 4.000 người dân huyện Đam Rông, Lâm Đồng đã sinh sống trên chính quê hương của mình, nhưng hồ sơ cư trú và sản xuất lại thuộc phần đất, địa giới hành chính do tỉnh Đắk Nông quản lí.

Gần 4.000 dân này dù trên hồ sơ pháp lý là thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, Đắk Nông, nhưng cả đời họ chưa từng đặt chân đến trụ sở UBND xã, huyện bên tỉnh Đắk Nông. Bởi, muốn đến trụ sở UBND xã, dân ở đây phải vượt qua đỉnh Tà Đùng cao 1.982m, băng qua "vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên" rộng xấp xỉ 3.600ha... Hoặc đi đường vòng, từ nhà đến xã hơn 100km.

Chính quyền huyện Đam Rông, Lâm Đồng cũng không thể "bỏ rơi" con dân mình. Vì vậy, từ lâu đã đầu tư xây dựng trường học, trạm xá, cấp điện, làm đường... Nhưng, vì xây dựng trên đất của Đắk Nông nên những công trình này coi như xây trái phép hết.

Phần lớn người dân ở đây là đồng bào thiểu số Cơ Ho bản địa, và người Dao di cư từ Bắc vào. Nhưng việc di cư, xâm lấn đất rừng, định cư này của họ đã diễn ra từ những năm 1990-1995. Nhiều gia đình đã ở 3-4 thế hệ.

Điều quá lạ là vì sao thực trạng này tồn tại hơn 30 năm nay không được giải quyết?

Càng khó hiểu hơn, khi đây chưa phải cá biệt. Bởi hiện đang xảy ra trường hợp tương tự, khi 238 hộ với hơn 1.000 người Ca Dong xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cũng sinh sống, canh tác trên địa bàn xã Đăk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum).

Quảng Nam cho rằng quá trình đo đạc trước đây có sai sót (do máy móc sơ sài, sai số lớn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được vẽ trong phòng và không kiểm tra lại thực địa) nên đường địa giới hành chính không trùng khớp thực tế quản lý... Kon Tum thì nói không sai về địa giới, mà do dân Quảng Nam xâm canh rồi xâm cư trên đất của địa phương mình. "Tranh chấp" này cũng đã tồn tại hơn 40 năm nay mà chưa có hồi kết.

Phải chịu cảnh "sống lậu" nên người dân thua thiệt đủ bề. Nhà không sổ đỏ, xây dựng không xin được phép, khó khăn trong vay vốn, mua bán, sang nhượng...

Di dời ngàn dân ra khỏi quê hương của họ không phải chuyện dễ, nhưng điều chỉnh địa giới hành chính không phải quá khó. Không hiểu vì sao các địa phương chưa có đề xuất đến Quốc hội.

Lo cho dân là lo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Bỏ dân lâm cảnh "sống lậu", khó khăn trở ngại kế tục nhiều đời, qua nhiều thập kỷ như thế này, rõ ràng chính quyền các địa phương... đã chưa hết trách nhiệm. Không thể vì sự việc kéo dài quá lâu, qua nhiều nhiệm kỳ mà các thế hệ cán bộ đều cho mình vô can.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn người dân “sống lậu” trên quê hương mình

Phan Tuấn |

Do bất cập trong việc chia tách địa giới hành chính, nên đang xảy ra tình trạng hàng nghìn người dân Lâm Đồng bỗng dưng thành "sống lậu" trên chính quê hương của mình.

Cấp huyện, thành phố ở Đắk Nông được quyền quyết định giá đất

Phan Tuấn |

UBND tỉnh Đắk Nông đã uỷ quyền cho UBND các huyện và thành phố Gia Nghĩa quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân...

Quy định mới yêu cầu cán bộ, công chức xã 100% phải có bằng đại học trở lên

Trà My |

Bộ Nội Vụ vừa công bố những điểm mới cơ bản của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10.6.2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

TP Hồ Chí Minh bó tay với bãi xe chiếm vỉa hè bệnh viện

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Vỉa hè quanh nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn bị chiếm dụng làm bãi giữ xe máy, đẩy người đi bộ xuống lòng đường nhưng cơ quan chắc năng bất lực trong việc đòi lại.

Cuối tuần người dân đổ xô đi du lịch, sân bay Tân Sơn Nhất nườm nượp khách

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Tuần này, sau khi kì thi lớp 10 kết thúc, nhiều gia đình quyết định lên đường đi nghỉ ngơi, du lịch khi mùa hè bắt đầu khiến sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp, đông đúc.

Cả nhà nhịn đói, lang thang vì mất điện

Minh Ánh - Đức Mạnh |

Mất điện giữa những ngày hè nắng nóng đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều hộ dân, nhất là với trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Khởi tố 2 cán bộ ăn chặn hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Tuần Giáo vừa khởi tố 2 cán bộ xã ăn chặn khoản hỗ trợ tiền điện của hộ nghèo, hộ chưa có điện.

Nhiều cổ phiếu bất động sản tăng nóng không phải vì kinh doanh hiệu quả

Gia Miêu |

Dòng tiền đầu cơ đang nhập cuộc khá tích cực ở một số cổ phiếu bất động sản nhờ các tín hiệu như hạ lãi suất, các chính sách hỗ trợ, kết hợp với phân tích kỹ thuật cho thấy nhịp hồi phục so với giai đoạn giảm sâu.

Hàng nghìn người dân “sống lậu” trên quê hương mình

Phan Tuấn |

Do bất cập trong việc chia tách địa giới hành chính, nên đang xảy ra tình trạng hàng nghìn người dân Lâm Đồng bỗng dưng thành "sống lậu" trên chính quê hương của mình.

Cấp huyện, thành phố ở Đắk Nông được quyền quyết định giá đất

Phan Tuấn |

UBND tỉnh Đắk Nông đã uỷ quyền cho UBND các huyện và thành phố Gia Nghĩa quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân...