Dễ bị lừa đảo do không cập nhật thông tin thường xuyên

LƯƠNG HẠNH |

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia tâm lý tội phạm học đánh giá một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo là do không cập nhật thông tin thường xuyên.

Nhiều chiêu trò lừa đảo

Theo PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, việc các đối tượng lợi dụng Internet để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân diễn ra ngày một tinh vi, phức tạp với nhiều chiêu thức khác nhau.

Trong đó, phương thức khá phổ biến đó là giả danh các cơ quan công quyền như tòa án, công an, thuế vụ, hải quan; các tổ chức khác như ngân hàng, quản lý thị trường… để đưa ra thông báo người dân có những vi phạm hoặc sai phạm, khoản nợ chưa thanh toán.

Sau đó, các đối tượng này lôi kéo nạn nhân vào câu chuyện bịa đặt. Liên tiếp tung chiêu khiến nạn nhân trả nợ hoặc tham gia đầu tư, mua bán… Mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản.

“Chúng đánh vào tâm lí của một số người dân thiếu hiểu biết về pháp luật, kiến thức xã hội hoặc có lòng tham, có sai phạm trong đời sống... dẫn đến việc nạn nhân phải thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng đó. Thường là các hành động đặt cọc tiền, thanh toán nợ, giải quyết việc có lợi cho mình” - PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn cho hay.

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học. Ảnh: Chinhphu.vn.
PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học. Ảnh: VGP.

Vì tính ẩn danh và lan truyền rộng của Internet nên đối tượng xấu thường đưa ra các kịch bản, chiêu trò; từng bước khiến nạn nhân mất tỉnh táo, lo sợ hoặc bị kích thích lòng tham, trúng bẫy. Khi đối tượng lừa đảo nhận được tiền, chúng cắt toàn bộ liên lạc, nạn nhân không còn biết bấu víu vào đâu.

“Việc này đã được cảnh báo nhiều. Những chiêu trò lừa đảo không mới nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy là vì không cập nhật thông tin, nhẹ dạ cả tin, hoặc là tham lam; trong quá trình làm ăn có sai phạm. Trong khi đó, những đối tượng lừa đảo ngày một tinh vi với các chiêu thức lừa đảo” – vị chuyên gia nhận định.

“Vàng thật không sợ lửa”

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn cho biết, các cơ quan công quyền như tòa án, công an… không bao giờ làm việc với đối tượng vi phạm qua điện thoại di động, cũng như không yêu cầu "miệng" người dân chuyển tiền, đóng phí qua tài khoản ngân hàng.

“Tất cả những việc này đều phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ví dụ điều tra viên phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan điều tra, đóng dấu đỏ, có địa chỉ, tên, tuổi, trụ sở, thời gian làm việc… Đặc biệt, nếu có thu giữ về tiền bạc và tài sản thì phải lập biên bản, có người làm chứng và niêm phong. Quá trình làm việc đầy đủ các trình tự thủ tục, không thực hiện qua điện thoại di động” - PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn cho hay.

Nếu có thông báo truy nã, cơ quan công an sẽ phát thông báo đến chính quyền địa phương nơi cư trú của đối tượng. Việc đưa tin phải đến từ các cơ quan báo chí – truyền hình chính thống.

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn cũng đưa ra lời khuyên cho các nạn nhân khi không may gặp các đối tượng lừa đảo: "Bình tĩnh là việc đầu tiên cần làm. Người dân cần nhận thức được đây là hành vi lừa đảo, tống tiền và không hợp tác. Sau đó, người dân phải kiểm tra lại mọi hành vi, thông tin của mình".

Hình ảnh, thông tin cá nhân của người dân bị cắt ghép, chỉnh sửa đăng lên các diễn đàn mạng xã hội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Hình ảnh, thông tin cá nhân của người dân bị cắt ghép, chỉnh sửa đăng lên các diễn đàn mạng xã hội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nếu tự kiểm chứng bản thân không có vay nợ, người dân cần thông báo với các đối tượng lừa đảo sự việc này không liên quan đến mình. Khẳng định với chúng nếu vẫn tiếp tục thực hiện tấn công, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người dân thì đây là hành vi phạm tội, vu khống, làm nhục người khác và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người nhân cũng cần cảnh báo tới các đối tượng rằng sẽ trình báo sự việc cơ quan điều tra. Đây không chỉ là việc người dân tự bảo vệ bản thân mà còn là trách nhiệm công dân.

Thực tế, các vụ việc lừa đảo diễn ra ngày một tinh vi và phức tạp hơn. Đã có nhiều đường dây lừa đảo bị cơ quan công an triệt phá.

Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ lừa đảo đều có thể đòi lại quyền lợi cho nạn nhân. Do vậy, người dân phải tỉnh táo và không thực hiện theo dẫn dụ của các đối tượng này.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Tránh để trở thành con mồi tiềm năng của đối tượng lừa đảo

LƯƠNG HẠNH |

Tình trạng giả mạo công ty tài chính, công an, nhân viên bưu điện… để đòi nợ diễn biến ngày càng tinh vi hơn. Người dân cần biết bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ tài khoản ngân hàng để tránh trường hợp trở thành những con mồi tiềm năng của các đối tượng lừa đảo.

Bỗng dưng trở thành… con nợ

LƯƠNG HẠNH |

Đầu tháng 2.2023, chị N.T.T.T (Lào Cai) nhận được một cuộc gọi từ số lạ, thông báo chị nợ số tiền 6 triệu đồng. Chưa hết hoảng hốt vì bị đòi số nợ “trên trời”, những ngày sau đó, chị T và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của chị đều bị tấn công bằng lời lẽ tục tĩu, xúc phạm.

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ sinh viên đi làm thêm

Thanh Huyền |

Đánh vào tâm lý muốn tìm “việc nhẹ, lương cao” và chưa nhiều trải nghiệm cuộc sống, nhiều sinh viên trở thành “miếng mồi béo bở” của các đối tượng lừa đảo.

Lừa đảo qua việc làm cộng tác viên đặt đơn hàng ảo, nhận hoa hồng "khủng"

Lương Hạnh |

Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.

CEP đóng góp hiệu quả vào phòng chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Nam Dương |

TPHCM - Các khoản vay với lãi suất thấp và lịch hoàn trả phù hợp từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã giúp công nhân và gia đình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh vay “tín dụng đen”.

Hoạt động đăng kiểm ở Bắc Kạn tê liệt, UBND tỉnh kiến nghị được hỗ trợ

An Trịnh |

UBND tỉnh  Bắc Kạn có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị sớm có phương án hỗ trợ giải quyết khó khăn về đăng kiểm trên địa bàn.

Doanh nghiệp số phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp số Việt Nam đi ra nước ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang, là sứ mệnh giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Tránh để trở thành con mồi tiềm năng của đối tượng lừa đảo

LƯƠNG HẠNH |

Tình trạng giả mạo công ty tài chính, công an, nhân viên bưu điện… để đòi nợ diễn biến ngày càng tinh vi hơn. Người dân cần biết bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ tài khoản ngân hàng để tránh trường hợp trở thành những con mồi tiềm năng của các đối tượng lừa đảo.

Bỗng dưng trở thành… con nợ

LƯƠNG HẠNH |

Đầu tháng 2.2023, chị N.T.T.T (Lào Cai) nhận được một cuộc gọi từ số lạ, thông báo chị nợ số tiền 6 triệu đồng. Chưa hết hoảng hốt vì bị đòi số nợ “trên trời”, những ngày sau đó, chị T và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của chị đều bị tấn công bằng lời lẽ tục tĩu, xúc phạm.

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ sinh viên đi làm thêm

Thanh Huyền |

Đánh vào tâm lý muốn tìm “việc nhẹ, lương cao” và chưa nhiều trải nghiệm cuộc sống, nhiều sinh viên trở thành “miếng mồi béo bở” của các đối tượng lừa đảo.

Lừa đảo qua việc làm cộng tác viên đặt đơn hàng ảo, nhận hoa hồng "khủng"

Lương Hạnh |

Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.