Đăng ký xét tuyển đại học và câu chuyện thạc sĩ chạy xe ôm

LÊ PHI LONG |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố phân tích dữ liệu hơn 315.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học trong năm nay. Theo đó, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và giảm 3,4% so với năm 2020.

Đây là con số thí sinh từ chối vào đại học cao nhất những năm gần đây. Nhiều người lo ngại rằng, hơn 315.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học sẽ đi về đâu?

Khi nhìn thống kê các con số, dư luận có 2 chiều ý kiến: Một chiều ý kiến cho rằng, số liệu trên là bình thường vì có thể do nhiều thí sinh đã chọn hướng đi khác, như đi du học thay vì học đại học trong nước; hoặc chọn đi học nghề… Ý kiến khác thì cho rằng, con số trên là điều bất thường.

Theo nhận định của Bộ GDĐT, điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm nay là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Vì vậy, số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT, và đây là tín hiệu tích cực.

Còn nhớ câu chuyện mọi người thường nói để cho vui nhưng cũng là thực trạng diễn ra lâu nay, đó là việc "thừa thầy thiếu thợ"; cử nhân, thạc sĩ đi chạy xe ôm vì không xin được việc; hay việc "xếp xó" các bằng đại học, bằng thạc sĩ để lao vào cuộc sống kiếm tiền mưu sinh.

Thực tế hiện nay cho thấy, vẫn còn không ít sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường rất khó kiếm được công việc theo mong muốn.

Tuy nhiên, theo các thống kê, Việt Nam đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp. Hay nói cách khác, đang thừa một lượng lớn lao động trình độ cao (từ đại học trở lên).

Điều này phản ánh mức độ trầm trọng của thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" và sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hiện nay.

Một đại biểu Quốc hội từng ví von: “Cửa đại học càng rộng mở, thì cơ hội tìm việc làm càng thu hẹp”. Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", sự mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực đã được đặt ra từ rất lâu, hiện vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng.

Vậy nên, việc hơn 315.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học trong năm nay cũng một phần thể hiện xu thế hoặc quan niệm cho rằng: Vào đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính, năng năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan, 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore.

Báo cáo năm 2020 của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) cũng cho thấy, năng suất lao động Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm.

Thực trạng trên cho thấy, phải từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách có hệ thống, được quản lý chặt chẽ, khoa học từ dạy nghề, đến đại học hoặc cao hơn phù hợp cho mọi đối tượng, lứa tuổi.

Và cũng đừng quên rằng, thực tế cho thấy những quốc gia giàu có, văn minh thì tỉ lệ người được đào tạo đại học trở lên luôn ở mức cao. Trong khi tỉ lệ tiếp cận đại học của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực, chưa nói đến trên toàn thế giới. 

Vậy nên, giáo dục đại học chúng ta “đang thừa mà thiếu, đang thiếu mà thừa”.

Chính vì vậy, cần có một giải pháp đồng bộ, mang tầm vĩ mô để cân đối, đào tạo nguồn nhân lực một cách phù hợp. Đừng để đào tạo được một thạc sĩ tốn bao công sức tiền của rồi đi chạy xe ôm vì không xin được việc - như vậy thì xót lắm.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Thanh toán lệ phí xét tuyển đại học nhưng chưa báo thành công cần làm gì?

Trang Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, các trường hợp thí sinh thanh toán lệ phí đăng ký xét tuyển đại học 2 lần trở lên sẽ được hệ thống đối soát và hoàn trả tiền sau ngày 31.8.

Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau đăng ký xét tuyển đại học năm 2022

Phương Anh |

Dưới đây là các mốc thời gian quan trọng mà thí sinh sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 cần lưu ý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc hơn 300.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học

Bích Hà |

Theo nhiều ý kiến, năm nay có đến 1/3 số thí sinh đăng ký xét tuyển không nhập nguyện vọng lên hệ thống là điều bất thường. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lại cho rằng, điều này là bình thường, không đáng quan ngại.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thanh toán lệ phí xét tuyển đại học nhưng chưa báo thành công cần làm gì?

Trang Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, các trường hợp thí sinh thanh toán lệ phí đăng ký xét tuyển đại học 2 lần trở lên sẽ được hệ thống đối soát và hoàn trả tiền sau ngày 31.8.

Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau đăng ký xét tuyển đại học năm 2022

Phương Anh |

Dưới đây là các mốc thời gian quan trọng mà thí sinh sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 cần lưu ý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc hơn 300.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học

Bích Hà |

Theo nhiều ý kiến, năm nay có đến 1/3 số thí sinh đăng ký xét tuyển không nhập nguyện vọng lên hệ thống là điều bất thường. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lại cho rằng, điều này là bình thường, không đáng quan ngại.