Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc hơn 300.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học

Bích Hà |

Theo nhiều ý kiến, năm nay có đến 1/3 số thí sinh đăng ký xét tuyển không nhập nguyện vọng lên hệ thống là điều bất thường. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lại cho rằng, điều này là bình thường, không đáng quan ngại.

Năm 2022 có 315.993 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh, điều này đồng nghĩa từ chối cơ hội vào đại học.

Lý giải về điều này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - cho rằng, khác với các năm trước, năm 2022, khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chưa phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học mà chỉ cần tích vào một ô trên phiếu đăng ký dự thi với nội dung "có ý định đăng ký xét tuyển đại học hay không". 

Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể tự đánh giá năng lực của bản thân đang ở mức độ nào, thực lực đạt được của mình thế nào.

Nhiều thí sinh khi có kết quả điểm không cao, nhận thức thấy không đủ khả năng cạnh tranh khi xét tuyển đại học nên đã không đăng ký nữa.

Cũng theo đại diện Bộ GDĐT, qua phân tích dữ liệu xung quanh con số 315.993 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển, có thể thấy hầu hết thí sinh đều có mức điểm thi rất thấp, dưới 15 điểm/tổ hợp 3 môn, nhất là ở các khối A0, A1 và B0.

Riêng khối C0 điểm có khá hơn, tuy nhiên năm nay, tổ hợp C0 có phổ điểm thí sinh đạt được rất cao trên cả nước. Do vậy, mức độ cạnh tranh xét tuyển sẽ cao hơn, điểm sàn mà các trường công bố cũng có xu hướng cao hơn.

Bà Thủy cũng cho rằng, 2 năm trước do dịch COVID-19, nhiều thí sinh đã bỏ lỡ cơ hội du học. Năm nay, tình hình dịch đã được kiểm soát nên số thí sinh du học sẽ tăng nhiều. Số này có thể cũng nằm trong khoảng 300.000 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống.

Từ những phân tích trên, đại diện Bộ GDĐT cho rằng, việc nhiều thí sinh không nhập nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống là chuyện bình thường.

Số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT (kể cả điểm sau phúc khảo). Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin.

20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất

Trước đó, Bộ GDĐT đã công bố một số dữ liệu liên quan đến con số 315.993 thí sinh không đăng ký nguyện vọng. Trong số này, có 32% thí sinh đến từ các tỉnh miền Trung, 38% thí sinh ở miền Bắc và 30% thí sinh ở miền Nam.

 
Tỉ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các miền trên cả nước.
Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các vùng trên cả nước.
Tỉ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các vùng trên cả nước.

Theo phân tích của Bộ GDĐT, Hà Nội là địa phương có nhiều thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống nhiều nhất, với 22.187 thí sinh.

Tiếp sau đó là Thanh Hóa, với 15.714 thí sinh.

 
Tóp 20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất.

 
Thống kê điểm theo các tổ hợp xét tuyển chính của các thí sinh không đăng ký xét tuyển (lần lượt đồ thị ngang là theo các khối D1, C0, B0, A1, và A0). Thí sinh không đăng ký chủ yếu có điểm thi thấp.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Thanh toán lệ phí đăng ký xét tuyển đại học thế nào là thành công?

Trang Hà |

Để đảm bảo thanh toán lệ phí đăng ký xét tuyển đại học chính xác và thành công, thí sinh và phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây.

Khi đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công

Phùng Nhung |

Nhiều thí sinh khẳng định, lý do không nhập nguyện vọng xét tuyển đại học là vì các em đã quyết định theo đuổi những định hướng phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.

Bộ GDĐT điều chỉnh lịch thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học

Tường Vân |

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo điều chỉnh lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Thanh toán lệ phí đăng ký xét tuyển đại học thế nào là thành công?

Trang Hà |

Để đảm bảo thanh toán lệ phí đăng ký xét tuyển đại học chính xác và thành công, thí sinh và phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây.

Khi đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công

Phùng Nhung |

Nhiều thí sinh khẳng định, lý do không nhập nguyện vọng xét tuyển đại học là vì các em đã quyết định theo đuổi những định hướng phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.

Bộ GDĐT điều chỉnh lịch thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học

Tường Vân |

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo điều chỉnh lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh.