Chuyện dở khóc dở cười từ sai sót cấp đổi sổ đỏ đất rừng ở Hòa Bình

Khánh Linh |

Không chỉ gây mâu thuẫn trong dân, khó khăn trong việc quản lí mà những sai sót từ việc cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cũng khiến người dân bất an khi canh tác trên chính mảnh đất của gia đình mình.

Dở khóc dở cười

Sau loạt bài của Báo Lao Động về những hệ lụy trong sai sót khi cấp đổi GCN quyền sử dụng đất của Dự án 672, phóng viên tiếp tục nhận được phản ánh về ảnh hưởng của việc này đến đời sống của người dân.

Hơn 1 năm nay, kể từ khi biết thông tin đất trồng cây lâu năm của gia đình bị chia làm 3 phần, trong đó, 1 phần thuộc sổ đỏ đứng tên gia đình, 2 phần còn lại đứng tên người khác, bà Hà Thị Yêu (xóm Nà Mát, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc) ngày đêm lo lắng.

Bà Yêu cho biết: "Ban đầu khi nhận GCN quyền sử dụng đất mới, gia đình tôi cũng không để ý. Nhưng lâu dần, đất ở khu vực lòng hồ, trong đó có xã Tiền Phong, được nhiều người đến hỏi mua, sau đó xảy ra tranh chấp vì sổ đỏ không đúng thửa đất như cũ. Thấy tình trạng xảy ra tranh chấp ngày càng nhiều, gia đình tôi bất an nên xuống xã nhờ địa chính trích lục bản đồ mới biết chính mảnh đất của gia đình mình cũng bị như vậy".

Theo bà Yêu, hiện nay, trên diện tích nói trên, gia đình bà đang trồng cây ổn định, chưa đến tuổi khai thác. Việc diện tích đất nhà bà nay được chia 5 xẻ 7 khiến bà không khỏi bất an.

"Nhà tôi cũng còn 5 lô đất đã đo cùng dự án này nhưng chưa được cấp sổ. Mới đây, dự án mở rộng đường đến khu du lịch Đá bia, Mó hém, Đền Bờ... cơ quan chức năng cũng vừa mới đo đạc, chuẩn bị giải phóng mặt bằng. Đường đi qua diện tích rừng nhà tôi dài 100 m, chiều rộng theo mốc giải phóng mặt bằng là 18 m.

Theo thông tin gia đình nắm bắt được thì 1.800 m2 có đường đi qua chúng tôi không được đền bù giải phóng mặt bằng mà chỉ được đền bù tài sản trên đất vì không có sổ đỏ" - bà Yêu bức xúc nói.

Còn tại xóm Doi, xã Hiền Lương, theo ông Đinh Hồng Sử - Bí thư Chi bộ xóm - cho hay, việc cấp nhầm, cấp chồng lấn GCN quyền sử dụng đất xảy ra ở xã Hiền Lương nói chung, tại xóm Doi nói riêng tạo nên nhiều mâu thuẫn.

Ông Sử cho biết, cách đây gần 3 tháng, một vụ mâu thuẫn xảy ra giữa 4 gia đình có thửa đất liền kề nhau, là các gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, bà Xa Thị Vân, bà Đinh Thị Chính và ông Xa Văn Đự.

Theo đó, các hộ đang canh tác ổn định trên 4 thửa đất nói trên, tuy nhiên, khi đối chiếu với GCN quyền sử dụng đất, các thửa đất bị chồng chéo nhau, gây nên mâu thuẫn.

Mới đây, tại xóm Doi cũng có một trường hợp sổ một nơi, đất một nẻo trên thửa đất được gia đình ông Hoàng Văn Nga và 2 gia đình khác canh tác lâu năm, nhưng có GCN thuộc quyền sở hữu của ông Đinh Văn Lặng (bố ruột ông Đinh Văn Sản).

Khi có khách Hà Nội lên mua, 3 gia đình có đất đã nhận tiền cọc, nhưng khi làm thủ tục sang nhượng mới biết những mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Sản. Sau đó, họ đã phải ngậm ngùi trả lại tiền cọc do những mảnh đất không đủ điều kiện giao dịch.

Cần nhanh chóng khắc phục sai sót

Ngày 28.4.2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 672 về việc phê duyệt Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung bộ và 9 tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ (Dự án 672).

Tại tỉnh Hòa Bình, Dự án 672 triển khai từ đầu năm 2007, đến tháng 12.2013, dự án hoàn thành, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh lí, nghiệm thu sản phẩm của dự án.

Tính đến cuối năm 2013, còn hơn 45.000 GCN chưa được trao cho người sử dụng đất. Trong đó, 25.023 GCN đã cấp nhưng chưa trao cho người sử dụng đất, 20.057 GCN chưa kí, đóng dấu. Trong số 25.023 GCN đã cấp nhưng chưa trao cho người sử dụng đất, có 9.585 GCN chưa được trao cho người sử dụng đất và 15.438 GCN phát hiện sai sót.

Mới đây, thông tin đến PV, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, đang lập dự toán trình UBND tỉnh chi thêm khoảng từ 200 - 300 tỉ đồng để khắc phục những sai sót trong việc cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất của Dự án 672.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Mâu thuẫn xóm làng vì sổ đỏ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Từ những sai sót trong việc đo đạc, cấp đổi Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của Dự án 672, đã gây nên những hệ lụy nghiêm trọng.

Người dân 15 năm mòn mỏi chờ sổ đỏ ở Hoà Bình, việc thu sổ đỏ là trái phép

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Liên quan đến việc hàng trăm người dân ở huyện Kim Bôi 15 năm mòn mỏi chờ cấp đổi sổ đỏ, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, Sở không có chỉ đạo, không nắm được việc này và việc thu sổ đỏ là trái phép.

Cử tri nhiều lần kiến nghị, sổ đỏ đất rừng ở Hòa Bình vẫn "bặt vô âm tín"

Khánh Linh |

Hòa Bình - Việc chậm cấp đổi sổ đỏ đất rừng đã gây nên nhiều khó khăn và hệ lụy cho cả công tác quản lí của cơ quan chức năng và người sử dụng đất. Theo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, vấn đề này đã rất nhiều lần được cử tri gửi kiến nghị giải quyết.

Gỡ khó cho ngành hàng không

Dân Anh |

Ngành hàng không đã có sự phục hồi sau thời kì dịch COVID-19, tuy nhiên đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thể “cất cánh” mạnh mẽ như kì vọng.

Vụ học viên tại Quảng Bình kêu cứu: Chỉ Trường Đại học Vinh không cấp bằng

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ việc hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu vì đã hoàn tất học phí, đã thi tốt nghiệp hơn nửa năm nhưng vẫn chưa được cấp bằng, chỉ Trường Đại học Vinh là không cấp, còn các trường liên kết khác đều cấp bằng, tạo điện kiện cho học viên.

Sau 3 tháng thực hiện khóa sim nặc danh, sim rác vẫn khủng bố người dân

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Mặc dù theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, từ ngày 15.4, các nhà mạng chính thức khóa 2 chiều đối với những thuê bao không chính chủ nhưng hiện nay, rất nhiều người dân vẫn bị sim rác tấn công. Hàng loạt cuộc gọi lừa đảo, tin nhắn rác khiến người dùng không khỏi bức xúc.

Chứng khoán lập đỉnh với nhiều mã tăng hơn 50%, loạt lãnh đạo ồ ạt chốt lời

Anh Kiệt |

Khép lại phiên 12.7, VN-Index vươn lên mức 1.154 điểm, tương ứng vùng cao nhất từ đầu năm đến nay. Tận dụng thị trường chứng khoán khởi sắc, cổ phiếu hồi mạnh, nhiều lãnh đạo và người nhà doanh nghiệp đã ồ ạt bán ra cổ phiếu để chốt lời.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Doanh nghiệp mà “ốm” chúng tôi cũng “ốm”

Xuân Hùng |

6 tháng đầu năm 2023, Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh này cũng bày tỏ sự sốt ruột khi kinh tế phát triển có phần chậm lại, trong đó có nguyên nhân từ sự vòng vo, sợ trách nhiệm của cán bộ công chức, gây khó cho doanh nghiệp.

Mâu thuẫn xóm làng vì sổ đỏ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Từ những sai sót trong việc đo đạc, cấp đổi Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của Dự án 672, đã gây nên những hệ lụy nghiêm trọng.

Người dân 15 năm mòn mỏi chờ sổ đỏ ở Hoà Bình, việc thu sổ đỏ là trái phép

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Liên quan đến việc hàng trăm người dân ở huyện Kim Bôi 15 năm mòn mỏi chờ cấp đổi sổ đỏ, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, Sở không có chỉ đạo, không nắm được việc này và việc thu sổ đỏ là trái phép.

Cử tri nhiều lần kiến nghị, sổ đỏ đất rừng ở Hòa Bình vẫn "bặt vô âm tín"

Khánh Linh |

Hòa Bình - Việc chậm cấp đổi sổ đỏ đất rừng đã gây nên nhiều khó khăn và hệ lụy cho cả công tác quản lí của cơ quan chức năng và người sử dụng đất. Theo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, vấn đề này đã rất nhiều lần được cử tri gửi kiến nghị giải quyết.