"Chuồng cọp" bịt kín nhà và cách thoát nạn khi có cháy

BÍCH LỘC |

Mặc dù lực lượng chức năng luôn đưa ra khuyến nghị, cảnh báo về những nguy cơ gây cháy nổ, nhất là sau mỗi vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tuy nhiên vẫn còn tâm lý chủ quan trong công tác phòng chống. Và trên thực tế, các vụ cháy vẫn liên tục xảy ra.

Liên tiếp xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn

Sáng qua (17.5), ngôi nhà 4 tầng ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình (Hà Nội) bất ngờ xảy ra hỏa hoạn. Khi xảy ra sự việc, trong nhà có 1 cụ già, 1 cặp vợ chồng và 2 bé trai, tất cả đã kịp leo từ ban công sang nhà hàng xóm thoát hiểm.

Đám cháy đã lan ra và thiêu rụi nhiều tài sản trong nhà. Khi phát hiện vụ cháy, hàng xóm nỗ lực dập lửa nhưng bất thành. Do ban công không có "chuồng cọp" đã cứu sống cả gia đình trong căn nhà bốc cháy.

Một vụ việc khác, ngày 13.5, ngôi nhà 4 tầng tại số 26 Thành Công, phường Quang Trung, quận Hà Đông bốc cháy dữ dội. Cửa chính và các tầng của ngôi nhà đều đóng kín cửa sắt, "chuồng cọp" kiên cố khiến các lực lượng mất thời gian xử lý mới có thể tiếp cận chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn. Trong quá trình tiếp cận tìm kiếm cứu nạn, kiểm tra các tầng, lực lượng chức năng phát hiện 4 bà cháu trong đám cháy.

Hiện trường vụ cháy khiến 4 người tử vong tại quận Hà Đông. Ảnh: Công an cung cấp
Hiện trường vụ cháy khiến 4 người tử vong tại quận Hà Đông. Ảnh: Công an cung cấp

Tối muộn ngày 9.5 xảy ra một vụ cháy nhà dân nằm sâu trong ngõ nhỏ, đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Lực lượng chức năng đã phải xuất 4 xe cứu hỏa tới hiện trường, sử dụng hàng trăm mét vòi cứu hỏa tiếp cận đám cháy, tổ chức phun nước mới dập được hoàn toàn ngọn lửa. May mắn, vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người.

Cũng trong hôm đó, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại quán cơm trên phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhanh chóng có mặt tại hiện trường dập tắt.

Đây là 4 trong nhiều vụ cháy liên tiếp xảy ra gần đây tại Hà Nội. Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an TP Hà Nội) nhận định, các vụ việc đều xảy vào thời điểm nắng nóng ở giai đoạn lượng tiêu thụ điện tăng đột biến. Mặc dù các vụ việc được xử lý kịp thời, không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã cho thấy nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ trong cao điểm nắng nóng.

Qua công tác khám nghiệm hiện trường cho thấy đều xảy ra tại nơi người dân còn lơ là, chưa chú trọng lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Quá trình sử dụng điện sinh hoạt còn nhiều sơ hở...

Làm gì để tự cứu bản thân khi có cháy?

Theo khuyến cáo của cơ quan công an, để thoát nạn an toàn khi xảy ra hỏa hoạn, trước hết phải xác định được lối ra an toàn của căn nhà đang cháy.

Đối với các căn hộ độc lập thì lối thoát nạn an toàn là qua các cửa sổ, ban công khi có các thiết bị hỗ trợ như: Thang, thang cây, dây tự cứu hạ chậm… Còn các lối thoát đến nơi an toàn ở các nhà độc lập hoặc liền kề bao gồm: Lối ra cửa chính của căn nhà, lối ra cầu thang thoát nạn ngoài nhà từ các tầng, lối ra ban công, lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái (tầng thượng) để thoát sang công trình liền kề.

Ban công không bị rào kín sẽ giúp người dân thoát nạn khi cháy. Ảnh: Công an cung cấp
Ban công không bị rào kín sẽ giúp người dân thoát nạn khi cháy. Ảnh: Công an cung cấp

Khi phát hiện ra đám cháy, người dân cần chú ý: Người phát hiện đám cháy đầu tiên cần nhanh chóng báo động để mọi người trong nhà biết và nhanh chóng thoát ra ngoài theo lối cửa chính của căn nhà nếu như lối này chưa bị lửa, khói bao trùm. Trong quá trình di chuyển, cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp để tránh hít phải khói, khí độc hoặc bị lửa tạt gây bỏng hoặc cháy quần áo.

Thiếu tá Nguyễn Việt Bắc - Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an quận Nam Từ Liêm) - cho biết, ngoài triển khai hiệu quả các mô hình toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy, người dân đã được phổ biến kiến thức, hướng dẫn cách xử lý khi có sự cố rò rỉ khí gas, sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy và cách thoát nạn khi xảy cháy.

Các hộ gia đình cần nêu cao tinh thần "phòng hơn chữa", chuẩn bị đầy đủ bình chữa cháy tại nhà và không nên làm lồng sắt bịt kín các lối như ban công và cửa sổ. Mỗi hộ gia đình nên trang bị bình chữa cháy xách tay để ở trong nhà, đặt nơi thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy; hướng dẫn cho tất cả thành viên sử dụng thành thạo các thiết bị chữa cháy.

BÍCH LỘC
TIN LIÊN QUAN

Cải tạo chung cư cũ: Cố bám trụ, không di dời có thể bị cưỡng chế

VƯƠNG TRẦN |

Nhiều người dân chưa di dời khỏi chung cư cũ nát hiện nay vì mong muốn phải được gặp được chủ đầu tư để cam kết các phương án cải tạo, xây dựng mới và các chính sách được hưởng. Tuy nhiên chủ đầu tư chỉ có thể có sau khi đã di dời, bàn giao mặt bằng. Thực tế vướng mắc này khiến việc di dời người dân khỏi chung cư cũ bị đình trệ.

Người dân chung cư cũ 440 Trần Hưng Đạo có cuộc sống mới tạm ổn định

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sau một thời gian vận động người dân di dời sang nơi tạm cư tại chung cư An Phú (phường 11, quận 6, TPHCM), đến nay, 20 hộ dân của căn chung cư cũ tại số 440 Trần Hưng Đạo (phường 11, quận 5, TPHCM) đã hoàn tất công tác di dời và dần quen với nơi ở mới sau hơn 1 tháng sinh sống.

Di dời người dân khỏi chung cư cũ nát: Vẫn còn tâm lý lo lắng đi dễ, về khó

VƯƠNG TRẦN |

Công tác di dời, bàn giao mặt bằng là một trong những “điểm nghẽn” khiến việc cải tạo chung cư cũ nát ở Hà Nội nhiều lần bị ách tắc suốt nhiều năm qua. Nhiều người dân sinh sống tại các khu chung cư cũ nát lo lắng về việc “đi dễ, về khó” nên chưa chịu di dời. Để hoá giải việc này, cần các phương án công khai, minh bạch, lộ trình xây dựng và cải tạo một cách rõ ràng.

Vụ án Alibaba, y án chung thân đối với Nguyễn Thái Luyện

Anh Tú |

Sáng 19.5, cấp phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã đưa ra phán quyết đối với Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba với số tiền chiếm đoạt 2.446 tỉ đồng.

Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu chậm phân bổ vốn đầu tư công

PHẠM ĐÔNG |

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách Trần Văn Lâm cho rằng, chậm phân bổ vốn đầu tư công cũng là lãng phí, Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu gây nên sự chậm trễ này.

Nghệ sĩ Minh Hải: Không nhớ nổi số lần hóa thân thành Bác trên sân khấu

Vũ Linh - Hoàng Hà |

Với những lợi thế vốn có về ngoại hình gầy hao giống cùng giọng nói xứ Nghệ, nghệ sĩ Minh Hải là người đảm nhận vai diễn tái hiện hình tượng Bác Hồ trong vở kịch “Người đi dép cao su” của Nhà hát kịch Việt Nam. Trước đó NS Minh Hải cũng có vô số lần đảm nhiệm vai diễn đặc biệt này.

Bà Trương Thị Mai dự khởi công khu thiết chế công đoàn Bình Định

Xuân Nhàn |

Sáng 19.5, Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án nhà ở thuộc Khu thiết chế Công đoàn.

Mỹ có thể muốn đóng băng xung đột Ukraina

Song Minh |

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang xem xét "đóng băng" cuộc xung đột ở Ukraina trong tương lai gần, thay vì thúc đẩy chiến thắng cho nước này.

Cải tạo chung cư cũ: Cố bám trụ, không di dời có thể bị cưỡng chế

VƯƠNG TRẦN |

Nhiều người dân chưa di dời khỏi chung cư cũ nát hiện nay vì mong muốn phải được gặp được chủ đầu tư để cam kết các phương án cải tạo, xây dựng mới và các chính sách được hưởng. Tuy nhiên chủ đầu tư chỉ có thể có sau khi đã di dời, bàn giao mặt bằng. Thực tế vướng mắc này khiến việc di dời người dân khỏi chung cư cũ bị đình trệ.

Người dân chung cư cũ 440 Trần Hưng Đạo có cuộc sống mới tạm ổn định

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sau một thời gian vận động người dân di dời sang nơi tạm cư tại chung cư An Phú (phường 11, quận 6, TPHCM), đến nay, 20 hộ dân của căn chung cư cũ tại số 440 Trần Hưng Đạo (phường 11, quận 5, TPHCM) đã hoàn tất công tác di dời và dần quen với nơi ở mới sau hơn 1 tháng sinh sống.

Di dời người dân khỏi chung cư cũ nát: Vẫn còn tâm lý lo lắng đi dễ, về khó

VƯƠNG TRẦN |

Công tác di dời, bàn giao mặt bằng là một trong những “điểm nghẽn” khiến việc cải tạo chung cư cũ nát ở Hà Nội nhiều lần bị ách tắc suốt nhiều năm qua. Nhiều người dân sinh sống tại các khu chung cư cũ nát lo lắng về việc “đi dễ, về khó” nên chưa chịu di dời. Để hoá giải việc này, cần các phương án công khai, minh bạch, lộ trình xây dựng và cải tạo một cách rõ ràng.