Chàng trai khuyết tật đi tìm việc làm suốt 6 năm

LƯƠNG HẠNH |

Tỉnh dậy sau một cơn tai biến, Tuấn Anh rơi vào trạng thái liệt nửa người, mắt mờ, tai nghe không rõ… Anh trở thành người khuyết tật và liên tục đi tìm công việc phù hợp với khả năng lao động của bản thân, cố gắng không trở thành gánh nặng cho gia đình.

Đột ngột trở thành người khuyết tật

Có mặt tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội từ sáng sớm ngày 9.3, Đỗ Tuấn Anh (SN 1997, trú tại Hoàng Mai, TP. Hà Nội) mong mỏi tìm được một công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Thoạt nhìn, khó ai có thể nhận ra chàng trai trẻ này là một người khuyết tật.

Khi PV đến hỏi chuyện, Tuấn Anh tỏ ra mừng rỡ như tìm được người trút bầu tâm sự trong lòng nhiều năm. Bởi ròng rã 6 năm qua, anh miệt mài đi tìm việc làm nhưng đều không thể tìm được.

Năm 2016, đang là sinh viên năm nhất Đại học Xây dựng (Hà Nội), Tuấn Anh bị đau đầu dữ dội. Sau khi tỉnh dậy từ cơn đau, anh rơi vào trạng thái liệt nửa người, mắt trái mờ hẳn.

Anh Đỗ Tuấn Anh (bên phải) đi tìm việc làm. Ảnh: Lương Hạnh.
Anh Đỗ Tuấn Anh (bên phải) đi tìm việc làm. Ảnh: Lương Hạnh

“Cả tôi và gia đình đều sốc bởi lần tai biến đó. Sau một năm tích cực chữa trị, tôi mới không nằm liệt một chỗ. Hiện tại, cơn tai biến để lại nhiều di chứng như mắt trái mờ, tay trái không được linh hoạt, tai trái nghe không rõ và giọng nói đứt quãng… Tôi xác định mình đã trở thành người khuyết tật” - Tuấn Anh tâm sự.

Anh quyết định tham gia vào Hội Người khuyết tật quận Hoàng Mai (TP. Hà Nội) và được giới thiệu làm công việc thủ công, công việc đơn giản chỉ ngồi một chỗ dán giấy. Tuy nhiên, do tay trái chậm, không phù hợp với công việc này, Tuấn Anh xin nghỉ việc.

“Tôi không thể làm việc này nhanh vì tay trái không linh hoạt, làm bị chậm hơn những người khác. Tôi cũng không muốn trở thành gánh nặng cho những người khác cùng làm nên xin nghỉ” - Tuấn Anh nhớ lại.

Mong mỏi được học hỏi nghề

Trong những năm qua, chàng trai này chưa một lần dừng ý chí quyết tâm tìm được việc làm phù hợp. Mong muốn của anh là tìm được một công việc văn phòng liên quan đến sử dụng máy tính. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kỹ năng chuyên ngành trong bất kỳ ngành gì, anh rơi vào trạng thái mông lung, khó xác định công việc cần theo đuổi.

 
Trong những năm qua, anh Tuấn Anh chưa một lần dừng ý chí quyết tâm tìm được việc làm phù hợp. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Theo Tuấn Anh, trước đây, anh từng tham gia một khóa học Sale Marketing. Trong quá trình học Telesale, anh nhận ra mình cũng khó để trở thành một nhân viên ngành này vì cản trở ở giọng nói. Tâm sự với PV, đôi lúc giọng nói của anh run lên bần bật, câu chuyện liên tục bị ngắt quãng vì di chứng của cơn tai biến.

Hiện tại, anh chỉ mong có việc làm, chưa suy nghĩ đến mức lương hay các chế độ đãi ngộ khác. Còn sau này nếu đã có nghề trong tay, anh cũng mong mỏi có mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng, có thể trang trải cuộc sống ở Hà Nội.

Tuấn Anh cho hay, mẹ anh là bộ đội, còn bố làm lái xe, dưới anh còn một em trai đang tuổi ăn, học. Nam thanh niên càng không muốn chỉ ngồi một chỗ, trở thành gánh nặng cho cả gia đình.

“Tay và mắt tôi bị như thế này nên làm lao động chân tay rất khó. Nếu mắt tôi bình thường, tôi sẽ đi làm xe ôm, shipper… chứ không tìm công việc văn phòng, chỉ ngồi một chỗ. Nếu tìm được công việc phù hợp, tôi rất mong muốn được học hỏi trước khi đòi hỏi về mức lương" - Tuấn Anh nói.

Phiên giao dịch việc làm này không phải là phiên dành cho người khuyết tật. Ảnh: Lương Hạnh.
Phiên giao dịch việc làm này không phải là phiên dành cho người khuyết tật. Ảnh: Lương Hạnh

Trước đó, ngày 9.3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm 6 tỉnh, thành phố gồm Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Bắc Kạn tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến.

Tham gia phiên giao dịch có 75 đơn vị, doanh nghiệp, trong đó có nhiều đơn vị, doanh nghiệp lớn. Các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông với 3.835 chỉ tiêu.

Mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng có 415 chỉ tiêu, chiếm 27,1% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng.

Đây là mức thu nhập dành cho lao động chưa có tay nghề, sinh viên mới ra trường hoặc các công việc thời vụ, bán thời gian…

Tuy nhiên, phiên giao dịch lần này cũng chưa có các công việc thích hợp để những người khuyết tật như anh Tuấn Anh làm việc.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Hành trình tìm lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Phương Thuý |

Hàng trăm em nhỏ khuyết tật tại Trung tâm Trợ giúp và Can thiệt sớm trẻ khuyết tật Hương Giang (Yên Bái) tự tay làm những món quà đặc biệt nhân ngày 8.3.

Chuyện về cầu thủ khuyết tật ghi bàn thắng đẹp nhất năm

TAM NGUYÊN |

Marcin Oleksy đã làm nên lịch sử với việc trở thành cầu thủ khuyết tật đầu tiên nhận giải Bàn thắng đẹp nhất năm của FIFA.

Người khuyết tật có phải tham gia bảo hiểm y tế khi đi làm?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email tranminhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Tôi mới đi làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tôi có phải tham gia bảo hiểm y tế ở công ty không?

Gặp gỡ cô bé nhặt ve chai "bom" hàng khiến nhiều người rơi nước mắt

Hoài Luân |

Bình Định - Những ngày qua, câu chuyện "cô bé nhặt ve chai bom hàng làm chủ shop online rơi nước mắt" đã khiến cộng đồng mạng xúc động vì sự "hiểu chuyện đến đau lòng" của em nữ sinh lớp 9 này.

Để xảy ra hàng loạt sai phạm, chủ tịch xã vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

QUANG ĐẠI |

Trong nhiều năm, trên địa bàn xã Hưng Lĩnh (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) xảy ra hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai, gây hậu quả khó khắc phục. Tuy nhiên, vào cuối năm, chủ tịch xã lại được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ô nhiễm không khí đến mức báo động ở các tỉnh Bắc Bộ

Minh Hà |

Những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng. Các chuyên gia y tế cho rằng, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra một số bệnh về đường hô hấp, tim mạch. Người tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài có thể mắc ung thư, đột quỵ.

Định hướng quy hoạch đường hàng không khi Hà Nội có sân bay thứ 2

PHẠM ĐÔNG |

Sân bay thứ 2 - Vùng Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Nam và có công suất từ 30 - 50 triệu hành khách/năm, sẽ hỗ trợ đắc lực cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Kiến nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho nhân viên thư viện trường học

Vân Hà |

Tập thể nhân viên thư viện tại nhiều trường học trong toàn quốc vừa có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm để đảm bảo lương, quyền lợi cho mình.

Hành trình tìm lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Phương Thuý |

Hàng trăm em nhỏ khuyết tật tại Trung tâm Trợ giúp và Can thiệt sớm trẻ khuyết tật Hương Giang (Yên Bái) tự tay làm những món quà đặc biệt nhân ngày 8.3.

Chuyện về cầu thủ khuyết tật ghi bàn thắng đẹp nhất năm

TAM NGUYÊN |

Marcin Oleksy đã làm nên lịch sử với việc trở thành cầu thủ khuyết tật đầu tiên nhận giải Bàn thắng đẹp nhất năm của FIFA.

Người khuyết tật có phải tham gia bảo hiểm y tế khi đi làm?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email tranminhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Tôi mới đi làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tôi có phải tham gia bảo hiểm y tế ở công ty không?