Cao Bằng: Cách lấy sáp ong khoái giữa rừng già của người Dao Tiền

Văn Tiệp - Phạm Đông |

Người Dao Tiền (Cao Bằng) không bao giờ tranh mật với những đàn ong khoái mà chỉ chờ ong bay đi mới lấy sáp dùng. Đây là sự chung sống hòa hợp giữa con người và ong khoái của người dân nơi đây.

Trước khi khai thác tổ ong khoái (ong mật khổng lồ) trong rừng già người Dao Tiền (tại xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) sẽ chuẩn bị lễ cúng thần ong, thần rừng khi đàn ong đã rời đi.

Thông thường, người địa phương rất ít khi cho người lạ theo chân hành trình vào những nơi có ong khoái. Bởi họ sợ bị ăn trộm mật, sáp khiến đàn ong sợ hãi, tạo nên sự xáo trộn gây nhiều thiệt hại.

Những tổ ong khoái to như những chiếc mâm ăn cơm.
Những tổ ong khoái to như những chiếc mâm ăn cơm. Ảnh: Văn Tiệp

Theo ông Chu Triều Đương - người dân xóm Hoài Khao, bà con Dao Tiền ở đây thường không khai thác mật, vì nếu “cướp” mật của ong thì mùa sau chúng sẽ không về làm tổ nữa.

“Bà con chỉ chờ đến mùa ong bay đi hết (cơ bản đã hết mật) rồi đến lấy tổ về nấu lấy sáp để chế biến làm nguyên liệu vẽ lên trang phục truyền thống. Sự cùng chung sống hoà bình giữa người với ong ở đây cứ như vậy đã khoảng 200 năm”, ông Đương nói.

Theo chân những người Dao Tiền vào rừng, những tổ ong to như cái mâm treo lủng lẳng giữa vách núi có độ cao chừng hơn 20m so với mặt đất.

Những tổ ong nằm ở rất cao so với mặt đất.
Những tổ ong nằm ở rất cao so với mặt đất.

Người dân Hoài Khao cho biết, từ xưa đến nay vẫn khai thác theo kiểu truyền thống như vậy, không hề có sự thay đổi gì cả. Cả xóm sẽ chia ra làm ba tổ khác nhau, mỗi tổ đảm nhận một nhiệm vụ, được đổi luân phiên sau mỗi năm.

Một tổ lo việc hậu cần ở nhà văn hóa chung là chuẩn bị nấu ăn, một tổ lo làm nấu sáp ong, còn một tổ vất vả nhất và cũng là vinh dự nhất được trực tiếp khai thác ong khoái.

“Trước khi lấy ong một nghi lễ vô cùng quan trọng được diễn ra đó là lễ cúng thần rừng, thần ong nhằm cầu xin đấng thần linh cho phép người dân chúng tôi lấy sáp ong được an toàn, cầu cho ong năm sau về nhiều hơn năm trước”- một người dân bản Hoài Khao nói.

Trong lễ cúng thần rừng, ông Chu Khánh Đoan (58 tuổi), cùng một người phụ việc sắp xếp mâm lễ gồm có ba con gà luộc, ba chén rượu, thắp một bó hương, đốt một chút tiền giấy. Sau một hồi làm lễ, những người trong nhóm thu hoạch tổ ong khoái mới bắt đầu tiến hành khai thác.

Người dân lấy xác tổ ong khoái từ rừng về bản
Lễ cúng đơn giản của người dân.

Những tổ ong khoái được xây sát nhau treo mình trên vách núi khá cao, để có thể lấy được người dân đã tự làm những chiếc bậc thang từ cây tre, cột chắc chắn bằng dây thừng và dây rừng. Còn một chiếc sào được nối lại với nhau cho dài thêm chừng năm mét ở đầu được gắn một mảnh gỗ dài, dẹt hơi sắc trông như một con dao để chọc xác tổ ong.

Vì trèo lên cao rất mệt hơn nữa chiếc xào lại rất dài khiến cho người thợ chính mỏi nhanh nên đầu sào sẽ được buộc một sợi dây dài cho một người khác ở đầu trên cao hơn giữ hộ.

Chỉ những người đàn ông khỏe mạnh và được tin tưởng trong đội mới được cử lên lấy tổ ong vì đây là công việc khá nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể dẫn đến tai nạn thương tâm.

Người dân hạnh phúc vì sáp ong được khá nhiều đủ để họ dùng cho cả năm.
Người dân hạnh phúc vì sáp ong được khá nhiều đủ để họ dùng cho cả năm.

Những tổ ong được chọc rơi xuống từ vách núi khiến ai cũng ngỡ ngàng vì chúng quá lớn, khi lại gần nâng lên đã che hết gần như toàn thân người trưởng thành. Có những tổ vẫn còn chút mật nên khi dùng sào cứa vào. Những giọt mật thơm lừng vàng óng chảy xuống từ trên cao xuống khiến ai đó cũng xuýt xoa. Hương thơm của mật ong khoái lan tỏa theo những cơn gió càng thêm hấp dẫn.

Bên dưới, các chị em phụ nữ người Dao Tiền mặc trang phục truyền thống được giao nhiệm vụ nhặt những xác tổ ong vào bao tải hay bó gọn vào gùi để tập kết mang về xóm.

Văn Tiệp - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Người dân U Minh Hạ bội thu mật ong rừng

NHẬT HỒ |

Mật ong rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau năm 2020 đem về nguồn thu cho người dân 6,4 tỉ đồng. Ong mật U Minh Hạ đã phục hồi trở lại nhờ cây tràm trên đất lâm phần ngày càng phát triển.

Độc đáo lễ ma tươi, ma khô của người Lô Lô Đen ở Cao Bằng

NGUYỄN VĂN TIỆP |

Người Lô Lô Đen là một cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn lưu giữ những bản sắc rất riêng, thể hiện rất rõ nét qua kiến trúc nhà ở, sinh hoạt thường ngày và đặc biệt là trong hoạt động tín ngưỡng tâm linh ví dụ như lễ ma tươi.

Đặc sắc lễ ma khô của người Lô Lô đen ở Cao Bằng

Nguyễn Văn Tiệp |

Người Lô Lô đen tại xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc, Cao Bằng) hiện nay vẫn giữ được nét truyền thống trong phong tục tập quán của mình qua các hoạt động tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt là lễ ma khô.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Người dân U Minh Hạ bội thu mật ong rừng

NHẬT HỒ |

Mật ong rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau năm 2020 đem về nguồn thu cho người dân 6,4 tỉ đồng. Ong mật U Minh Hạ đã phục hồi trở lại nhờ cây tràm trên đất lâm phần ngày càng phát triển.

Độc đáo lễ ma tươi, ma khô của người Lô Lô Đen ở Cao Bằng

NGUYỄN VĂN TIỆP |

Người Lô Lô Đen là một cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn lưu giữ những bản sắc rất riêng, thể hiện rất rõ nét qua kiến trúc nhà ở, sinh hoạt thường ngày và đặc biệt là trong hoạt động tín ngưỡng tâm linh ví dụ như lễ ma tươi.

Đặc sắc lễ ma khô của người Lô Lô đen ở Cao Bằng

Nguyễn Văn Tiệp |

Người Lô Lô đen tại xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc, Cao Bằng) hiện nay vẫn giữ được nét truyền thống trong phong tục tập quán của mình qua các hoạt động tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt là lễ ma khô.