Cảnh giác với video dạy học trôi nổi mùa dịch

PHAN NỮ LA GIANG |

Cùng với việc dạy học trực tuyến để ứng phó dịch COVID-19, mạng xã hội xuất hiện nhiều video dạy học nội dung sơ sài, sai về kiến thức và lệch chuẩn. Để học sinh xem, học theo các video này sẽ tiềm ẩn nhiều hệ lụy.

Trong "Cuộc hẹn cuối tuần" tập 11 phát sóng trên VTV3 tối 25.9, các nghệ sĩ Vân Dung, Trung "Ruồi", Duy Nam, Dũng Hớn... đã mang đến chương trình một tiểu phẩm hài hước. Trong đó, Vân Dung đóng vai một người mẹ có con trai sắp thi đại học, Trung ruồi là giáo viên dạy môn Văn. Người mẹ sẵn sàng chi tiền với mục tiêu "chỉ cần con tôi vào đại học", trả 3 thầy giáo 1 triệu đồng/buổi học.

Thầy giáo Trung "Ruồi" phân tích tác phẩm Bắc kim thang trong buổi học đầu tiên. Từ mấy câu thơ, thầy giáo Trung đã suy luận ra một câu chuyện vô cùng ly kỳ mà có lẽ chưa ai nghĩ ra được. Thầy giáo phân tích say mê, nhấn nhá đầy cảm xúc khiến người xem bật cười.

Tiểu phẩm hài đã phần nào phản ánh thực trạng về nội dung các video dạy học trôi nổi trên các trang mạng xã hội hiện nay.

Cách đây vài hôm, tình cờ tôi được xem một clip bài dạy về cách nhân 2 số có 2 chữ số, với dòng quảng cáo "Phương pháp nhân độc đáo, ở trường không dạy" trên Facebook. Trước lời mời hấp dẫn như vậy, mấy ai có thể bỏ qua.

Tôi vào xem, và phải rất cố gắng mới xem được đến hết clip, vì e sự độc đáo nằm ở những giây cuối. Vậy nên, xem xong, bị choáng! Vì sao một nội dung như thế lại được mang truyền dạy cho trẻ thơ, và bảo rằng nó "độc đáo"?

“Phương pháp nhân độc đáo“, một video dạy học lệch chuẩn sư phạm.
“Phương pháp nhân độc đáo“, một video dạy học lệch chuẩn sư phạm.

Xin được tóm tắt quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Lập một "bảng" gồm 2 cột.

Bước 2: Ghi vào cột thứ nhất các số được tạo ra từ số bị nhân, bằng cách chia các số "được ấn định" cho 2, rồi lấy phần nguyên của kết quả. Đồng thời, ghi vào cột thứ hai các số được tạo ra từ số nhân, bằng cách nhân các số "được ấn định" với 2.

Bước 3: Lấy ở cột thứ hai các số nằm cùng hàng với số lẻ ở cột thứ nhất, rồi cộng chúng lại với nhau. Kết quả thu được ở bước 3 là kết quả của phép nhân cần thực hiện.

Với quy trình ấy, tùy thuộc vào độ lớn của các số có 2 chữ số cần nhân, các cháu bé sẽ phải thực hiện nhiều hay ít thao tác (số thao tác tối thiểu là 5); một số thao tác, trong các thao tác ấy, các bé buộc phải thực hiện ở một khoảnh giấy riêng, mà không thực hiện ngay trên cái "bảng" được.

Trong khi đó, nếu nhân theo phương pháp được dạy ở nhà trường, các bé chỉ cần thực hiện 3 thao tác đơn giản, dễ nhớ, và làm ngay được tại chỗ.

Xét về phương diện toán học, phương pháp nhân trên đây cho kết quả đúng. Nhưng cái độc hại mà phương pháp nhân ấy mang lại cho các cháu bé là nó làm méo mó cảm nhận về toán học của các cháu ngay từ thuở ấu thơ.

Mặt khác không có cách gì để có thể giải thích cho các bé hiểu, vì sao sau khi thực hiện quy trình nói trên, ta lại thu được kết quả của phép nhân. Trong khi đó, hoàn toàn có thể giải thích để các cháu hiểu cách nhân trong sách giáo khoa là nhờ tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Tò mò, tôi tìm xem các video dạy học khác để xem sao thì thật bất ngờ và ngạc nhiên khi có cô giáo giải thích cho học sinh “Hỗn số là hỗn loạn về số” trong video bài dạy “Hỗn số” - Toán lớp 5,… và còn nhiều video dạy học khác nữa với nội dung sơ sài, sai kiến thức cơ bản.

Thật là phản giáo dục nếu học sinh học theo các video dạy học này vì vậy rất mong các bậc phụ huynh hãy kiểm soát, cân nhắc khi cho con học theo các video dạy học trôi nổi trên mạng. Phụ huynh nên cho các con học trên các trang mạng uy tín, các trang mạng của ngành giáo dục đã được thẩm định.

PHAN NỮ LA GIANG
TIN LIÊN QUAN

Tập huấn miễn phí, gỡ rối cho giáo viên về dạy học trực tuyến

Bích Hà |

Nhiều buổi tập huấn, hội thảo về dạy học trực tuyến đang được tổ chức nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng để dạy học trực tuyến hiệu quả, chủ động thích ứng với dịch bệnh.

Hà Nội tiếp tục dạy học trực tuyến

Tường Vân |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục tiếp tục dạy học trực tuyến.

Học sinh lớp 10 làm video dạy học, lan toả điều tích cực

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ |

Nhóm truyền thông của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) đã thành lập dự án “Nhân văn hành động”, tạo ra những video học trực tuyến để gửi về cho học sinh miền Trung trong đợt mưa bão vừa qua. Sắp tới, nhóm sẽ tiếp tục cho “ra lò” những video mới để lan toả những điều tích cực.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tập huấn miễn phí, gỡ rối cho giáo viên về dạy học trực tuyến

Bích Hà |

Nhiều buổi tập huấn, hội thảo về dạy học trực tuyến đang được tổ chức nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng để dạy học trực tuyến hiệu quả, chủ động thích ứng với dịch bệnh.

Hà Nội tiếp tục dạy học trực tuyến

Tường Vân |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục tiếp tục dạy học trực tuyến.

Học sinh lớp 10 làm video dạy học, lan toả điều tích cực

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ |

Nhóm truyền thông của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) đã thành lập dự án “Nhân văn hành động”, tạo ra những video học trực tuyến để gửi về cho học sinh miền Trung trong đợt mưa bão vừa qua. Sắp tới, nhóm sẽ tiếp tục cho “ra lò” những video mới để lan toả những điều tích cực.