Bức xúc vì đối tượng tiếp tục giả mạo Báo Lao Động, kêu gọi ủy thác đầu tư

LƯƠNG HẠNH |

Phản ánh đến Báo Lao Động, ông Nguyễn Quang Đạo vô cùng bức xúc khi có đối tượng tiếp tục giả mạo báo kêu gọi đầu tư theo hình thức ủy thác. Việc này không những gây hiểu nhầm giữa bạn đọc và Báo Lao Động mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất tiền oan vì bị đối tượng lừa đảo.

Bạn đọc bức xúc

Đang lướt mạng xã hội Facebook, ông Nguyễn Quang Đạo (Đồng Nai) đọc được một bài viết với tiêu đề “Lương giáo viên thấp, sao có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng?” cùng với thông tin: “Cô Vân Anh chia sẻ với số vốn 400.000 đồng, thu nhập mỗi tháng lên đến hàng trăm triệu đồng nhờ đầu tư ủy thác. Chị cũng đã chia sẻ và giúp đỡ cho rất nhiều bạn bè, người quen để cải thiện cuộc sống của họ. Ai quan tâm có thể liên hệ để được hướng dẫn nhé”.

Bài viết đăng trên Báo Lao Động điện tử ngày 26.9.2022.
Bài viết đăng trên Báo Lao Động điện tử ngày 26.9.2022.

Đáng nói, thông tin trên đi kèm với một ảnh chụp màn hình bài báo đăng tải trên Báo Lao Động. Bài báo giả mạo để tựa đề không đổi nhưng đoạn chapeau (phần diễn giải tiêu đề) đã bị “biến tấu” thành một nội dung hoàn toàn khác.

Cụ thể, bài báo giả mạo sửa chapeau như sau: “Theo bí mật của cô Vân Anh, nhiều giáo viên có thu nhập từ 50 triệu đến 300 triệu đồng mỗi tháng nhờ đầu tư ủy thác”.

Nghi ngờ về thông tin này, ông Đạo đã truy cập vào Laodong.vn để tìm kiếm bài viết gốc. Sau đó, ông Đạo cũng đọc được bài viết cảnh báo trước đó: “Giả mạo Báo Lao Động, kêu gọi giáo viên ủy thác đầu tư”.

Bức xúc vì những chiêu trò giả mạo, lợi dụng lòng tin của độc giả, nhất là những giáo viên có thu nhập thấp, cần làm thêm để gia tăng thu nhập, ông Đạo đã phản ánh vụ việc này đến Báo Lao Động.

Bài báo giả mạo Báo Lao Động. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Bài báo giả mạo Báo Lao Động. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

“Chúng không những giả mạo giáo viên, giả mạo Báo Lao Động để kêu gọi đầu tư theo hình thức ủy thác, mà còn sử dụng công cụ quảng cáo rầm rộ trên Facebook. Tôi đã từng thấy hiện tượng như thế này ở các báo khác như Báo Công an nhân dân. Như vậy là quá lộng hành, làm hiểu lầm giữa bạn đọc và các cơ quan báo chí chính thống” – ông Đạo nói.

Đánh vào tâm lý "con mồi" 

Để kiểm chứng thông tin trên, PV Báo Lao Động đã vào vai một giáo viên cần kiếm thêm thu nhập và nhắn tin cho trang Facebook trên. Tiếp đó, đối tượng tự nhận tên là Vân Anh, sinh năm 1985, là giáo viên đang trong thời gian nghỉ sinh con nên mới có thời gian chia sẻ việc kiếm tiền bằng cách này.

“Chị đang giới thiệu cho em về nền tảng đầu tư kiếm tiền dựa trên sự chênh lệch của cặp ngoại hối BTC/USD. Ở đây, các chuyên gia dựa vào lỗ hổng tài chính của sàn để phân tích và báo lệnh cho mọi người trong nhóm; đảm bảo lợi nhuận từ 450.000-650.000 đồng/ngày. Em có thể tham gia đầy đủ 2 khung giờ 14h00 và 20h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7” – đối tượng này nói.

Đối tượng nhấn mạnh, vốn ban đầu gần như không mất gì: “Như chị trước đây, chỉ cần nạp 400.000 đồng vào nhờ chuyên gia kéo lên 1 triệu đồng xong rút vốn về tài khoản luôn. Sau đó, dùng tiền lãi còn lại để theo lệnh hằng ngày kiếm lợi nhuận”.

Khi PV bày tỏ chưa từng đầu tư và cũng không biết nên phải làm gì, đối tượng tiếp tục dùng những lời lẽ dụ dỗ, hòng để “con mồi” tin tưởng. Đối tượng nhấn mạnh đã tham gia đầu tư vào sàn giao dịch này được gần 2 năm và thấy rất ổn định nên muốn giới thiệu cho mọi người cùng biết.

Tiếp đó, đối tượng hướng dẫn PV truy cập vào trình duyệt Google Chrome theo địa chỉ đường link : https://nasdaqivn.com/home/. Sau đó, PV cần đăng ký tài khoản theo mã được đối tượng cung cấp. Khi đã có tài khoản, người đầu tư chờ mệnh lệnh của “chuyên gia”; ví dụ chuyên gia báo mã là 4588 mua lên 100.000 đồng thì người đầu tư bấm chọn “mua ngay” là xong.

 
Giao diện của sàn giao dịch được cho là kiếm được hàng trăm triệu đồng chỉ với số vốn ban đầu là 400.000 đồng. Ảnh: Chụp màn hình

“Mỗi phút là sự thay đổi lên hoặc xuống của cặp tiền này so với giá 1 phút trước đó, em sẽ vào đặt lệnh lên hoặc xuống để thắng sàn lấy % thu về lợi nhuận, em hiểu đơn giản là thế” – đối tượng tiếp tục giải thích.

Mấu chốt ở chỗ, PV phải nạp vào số tiền ban đầu là 400.000 đồng và có thể nhiều hơn. Khi PV cho biết không có tiền đầu tư, đối tượng lập tức từ chối hướng dẫn: “Vậy sao chị hỗ trợ cho em được?".

Đánh vào lòng tin của "con mồi", đối tượng thường xuyên đăng tải các hình ảnh học sinh, đồng nghiệp tại trường học và các khoảnh khắc đi du lịch cùng gia đình. Không chỉ vậy, hình ảnh sao kê ngân hàng về việc nhiều người đã được lợi từ hình thức ủy thác đầu tư cũng được đối tượng cập nhật thường xuyên.

Theo PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn - chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, việc các đối tượng lợi dụng Internet để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân diễn ra ngày một tinh vi, phức tạp với nhiều chiêu thức khác nhau.

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học. Ảnh: VGP.
PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học. Ảnh: VGP

Các đối tượng này lôi kéo nạn nhân vào câu chuyện bịa đặt, liên tiếp tung chiêu khiến nạn nhân trả nợ hoặc tham gia đầu tư, mua bán… Mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản.

“Chúng đánh vào tâm lí của một số người dân thiếu hiểu biết về pháp luật, kiến thức xã hội hoặc có lòng tham, có sai phạm trong đời sống..., dẫn đến việc nạn nhân phải thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng đó. Thường là các hành động đặt cọc tiền, thanh toán nợ, giải quyết việc có lợi cho mình...” - PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn cho hay.

Trước đó, ngày 26.9.2022, Báo Lao Động đăng tải bài viết với tựa đề “Lương giáo viên thấp, sao có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng?”. Bài báo phản ánh thực trạng mức lương của giáo viên và nguồn thu khác nhau của mỗi nhà giáo.

Có thể thấy, mức lương của giáo viên trong 5 năm đầu công tác chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng (đã trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế). Đó cũng là lí do khiến một số giáo viên bỏ nghề.

Ngược lại, cũng có giáo viên có thu nhập lên đến cả trăm triệu đồng một tháng. Họ tiết lộ lí do nguồn thu "khủng" này đến từ việc dạy thêm. Tại các thành phố lớn, đặc biệt là khu vực nội thành, giá tiền mỗi buổi học thêm dao động từ 50.000 - 300.000 đồng/buổi tùy thuộc vào số lượng học sinh cũng như danh tiếng của thầy cô.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn làm phiền khách hàng

KHÁNH AN |

Dù gần 1 triệu sim rác đã bị thu hồi, song tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn tiếp diễn.

Giả danh công an lừa đảo chuyển tiền: Vẫn còn nhiều người mắc bẫy

Khánh Linh |

Giả danh công an, cơ quan chức năng gọi thông báo người dân vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển tiền. Dù thủ đoạn lừa đảo không mới, tuy nhiên vẫn rất nhiều người tin tưởng để rồi tiền mất, tật mang.

Giả mạo Báo Lao Động, kêu gọi giáo viên ủy thác đầu tư

hương nha - QUỲNH CHI |

Báo Lao Động nhận được phản ánh từ bạn đọc về việc có đối tượng cắt ghép, chỉnh sửa thông tin, đính kèm logo của báo đăng tải trên mạng xã hội Facebook với mục đích dụ dỗ, lừa đảo giáo viên đầu tư theo hình thức ủy thác.

EU muốn lưu trữ khí đốt ở Ukraina

Khánh Minh |

EU đang xem xét dự trữ một số khí đốt tự nhiên ở Ukraina, bất chấp những rủi ro liên quan đến cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở nước này.

Chứng khoán: Thử thách vượt đỉnh đang chờ sự kiên nhẫn của nhà đầu tư

Gia Miêu |

VN-Index đã tiếp cận vùng đỉnh thiết lập đầu năm và dự báo trong phiên tới sẽ thử thách mốc này trước áp lực điều chỉnh của thị trường chứng khoán.

Nhiều gara ôtô vẫn bối rối với các điều kiện về dịch vụ đăng kiểm

Thái Mạnh |

Mặc dù các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, các đơn vị vận tải có thể tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới theo nghị định 30 của Chính phủ được ban hành mới đây, tuy nhiên, nhiều gara ôtô lại đang "lấn cấn" trước các điều kiện để cung cấp dịch vụ đăng kiểm.

Người thừa kế đế chế kinh doanh của cố Thủ tướng Italy Berlusconi

Khánh Minh |

Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi qua đời đặt ra câu hỏi ai sẽ tiếp quản đế chế kinh doanh của ông.

Công ty có 164 lao động, chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho 6 người

Đặng Tiến |

Theo phản ánh của một số lao động làm việc tại Công ty CP Giải pháp công nghệ an ninh Bảo Lan (Công ty Bảo Lan) - trụ sở tại tổ dân phố Tân Thái, thị trấn Hóa Thượng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) - công ty không kí kết hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động...

Tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn làm phiền khách hàng

KHÁNH AN |

Dù gần 1 triệu sim rác đã bị thu hồi, song tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn tiếp diễn.

Giả danh công an lừa đảo chuyển tiền: Vẫn còn nhiều người mắc bẫy

Khánh Linh |

Giả danh công an, cơ quan chức năng gọi thông báo người dân vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển tiền. Dù thủ đoạn lừa đảo không mới, tuy nhiên vẫn rất nhiều người tin tưởng để rồi tiền mất, tật mang.

Giả mạo Báo Lao Động, kêu gọi giáo viên ủy thác đầu tư

hương nha - QUỲNH CHI |

Báo Lao Động nhận được phản ánh từ bạn đọc về việc có đối tượng cắt ghép, chỉnh sửa thông tin, đính kèm logo của báo đăng tải trên mạng xã hội Facebook với mục đích dụ dỗ, lừa đảo giáo viên đầu tư theo hình thức ủy thác.