Bất cập trong quản lý cán bộ thú y cơ sở gây khó cho phòng chống dịch bệnh

TRẦN TUẤN |

Việc Hà Tĩnh sáp nhập Trạm Thú y với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Truyền giống chăn nuôi vào Trung tâm Ứng dụng khoa học kĩ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi (KHKT&BVCTVN) thuộc UBND cấp huyện quản lý đã và đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quản lý, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh.

Bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả chống dịch bệnh

Theo ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, hiện nay hệ thống quản lý chuyên ngành thú y trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa được thực hiện theo đúng quy định của Luật Thú y.

Cụ thể, Điều 6 Luật Thú y nêu “Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương".

Thế nhưng, tại Hà Tĩnh từ năm 2012 - khi sáp nhập các đơn vị trong đó có Trạm Thú y thành Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN trực thuộc UBND cấp huyện quản lý - dẫn đến nhiều nhiệm vụ, hoạt động chuyên ngành không phù hợp với hệ thống văn bản chỉ đạo theo hệ thống từ Thú y Trung ương đến địa phương được quy định tại Luật Thú y.

Từ đó, nhiều chỉ đạo không được tổ chức, triển khai hoặc tổ chức thực hiện tại địa phương kém hiệu quả.

Việc Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN trực thuộc UBND cấp huyện quản lý dẫn đến một số nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, quản lý kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thuộc thú y, quản lý hành nghề thú y, công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y phần lớn không được thực hiện đảm bảo theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ.

Công tác quản lý nhà nước về thú y gồm nhiều hoạt động chuyên môn, đặc thù có tính chất thường xuyên và đột xuất, trong khi chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Ứng dụng KHKT&BBVCTVN có chức năng chính là các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ nên sự phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ về thú y hiệu quả không cao.

Tình trạng bố trí viên chức chưa cân đối giữa các chuyên ngành trong Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN dẫn đến cán bộ có trình độ chuyên môn chăn nuôi, thú y tại các Trung tâm thiếu.

Cụ thể, tại các Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN cấp huyện ở Hà Tĩnh hiện có 36 biên chế chăn nuôi và thú y có trình độ trung cấp đến đại học, mỗi đơn vị có từ 2 - 3 biên chế.

Hình ảnh tiêu hủy lợn bị dịch bệnh tại Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn.
Hình ảnh tiêu hủy lợn bị dịch bệnh tại Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn

“Công tác tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hệ thống thú y cấp huyện, xã gặp nhiều khó khăn, chưa đảm bảo yêu cầu. Nhất là công tác giám sát, phát hiện bệnh và báo cáo dịch bệnh thường không đảm bảo và thiếu kịp thời.

Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thiếu đồng bộ, thiếu nhân lực có chuyên môn về thú y để tham mưu, tổ chức, triển khai phòng chống dịch, việc huy động lực lượng thú y từ địa bàn huyện khác để hỗ trợ chống dịch trong địa bàn cấp tỉnh gặp khó khăn, nhất là khi dịch bùng phát” - ông Hùng chia sẻ.

Cần chuyển các trạm thú y về Chi cục Thú y quản lý

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh, thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều chỉ đạo về việc rà soát, kiện toàn, củng cố lại hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật Thú y nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản số 6045 ngày 24.10.2022 về triển khai chương trình hành động số 16 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, trong đó có nội dung “Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở theo Luật Thú y và các quy định hiện hành". Thế nhưng, hiện công tác kiện toàn hệ thống thú y trên địa bàn vẫn chưa được thực hiện.

Lãnh đạo huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong một lần kiểm tra đàn bò bị dịch viêm da nổi cục. Ảnh: Thạch Hà.
Lãnh đạo huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) kiểm tra đàn bò bị dịch viêm da nổi cục. Ảnh: Trần Tuấn

Bởi vậy, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh đề nghị tỉnh Hà Tĩnh kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y đúng theo quy định của Luật Thú y và theo chỉ đạo của Trung ương.

Chuyển các Trạm Thú y từ Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN cấp huyện về Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo đúng quy định của Luật Thú y.

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cũng đã đề nghị chuyển 13 Trạm Thú y từ Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN về Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh quản lý.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Nhiều lợn giống hỗ trợ hộ nghèo bị chết, người dân lo lắng lây lan dịch bệnh

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Không chỉ bất an khi lợn giống vừa nhận về đã chết bất thường, nhiều người dân tại xã Cây Thị (Đồng Hỷ) còn lo ngại dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn lợn nhà.

Dịch bệnh gia súc phức tạp, Ủy ban tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phòng, chống

TRẦN TUẤN |

Ngày 23.11, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho hay, UBND tỉnh này vừa có công điện chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn sau khi dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, nguy cơ lây lan cao.

Hà Nội triển khai 9 nhóm giải pháp để kiểm soát dịch bệnh động vật

Thu Giang |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 258/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố năm 2024.

Đơn vị sự nghiệp Nhà nước ở Đắk Nông nợ lương viên chức và người lao động

PHAN TUẤN |

Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tâm Thắng là đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông. Từ năm 2022 đến nay, do chưa được cơ quan chức năng cấp đủ kinh phí nên đơn vị này chưa thể làm các thủ tục thanh toán tiền lương và chế độ đầy đủ cho viên chức, người lao động trong đơn vị.

Chưa mở bán, dự án Lumi Hanoi vẫn rầm rộ nhận tiền đặt chỗ, tiềm ẩn nhiều rủi ro

CAO NGUYÊN |

Mặc dù đang trong quá trình xây dựng nhà mẫu, mới hoàn thiện hạ tầng, chưa đào móng nhưng chủ đầu tư dự án Lumi Hanoi (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã rầm rộ nhận tiền đặt chỗ. Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hoàng Tùng (đoàn luật sư TP Hà Nội) cho hay, việc này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng.

Hơn 46.000 người dân quận Đống Đa chuyển về phường mới sau sáp nhập

KHÁNH AN |

Hà Nội - Theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, quận Đống Đa (Hà Nội) sắp xếp 6 phường thành 4 phường, giảm 2 phường. Theo đó, 46.141 người dân sẽ chuyển về phường mới.

Bên trong ngôi đình có 46 cây cột được làm từ gỗ lim quý hiếm ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Đình Thường Thạnh tọa lạc tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ, có 46 cột được làm từ gỗ lim quý hiếm. Với lịch sử hơn 200 năm, đình được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố, là điểm đến tâm linh, niềm tự hào di sản văn hóa của người dân đất Tây Đô.

Xác minh tài sản 18 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang quản lý

Lam Duy |

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức bốc thăm lựa chọn người được xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

Nhiều lợn giống hỗ trợ hộ nghèo bị chết, người dân lo lắng lây lan dịch bệnh

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Không chỉ bất an khi lợn giống vừa nhận về đã chết bất thường, nhiều người dân tại xã Cây Thị (Đồng Hỷ) còn lo ngại dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn lợn nhà.

Dịch bệnh gia súc phức tạp, Ủy ban tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phòng, chống

TRẦN TUẤN |

Ngày 23.11, Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho hay, UBND tỉnh này vừa có công điện chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn sau khi dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, nguy cơ lây lan cao.

Hà Nội triển khai 9 nhóm giải pháp để kiểm soát dịch bệnh động vật

Thu Giang |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 258/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố năm 2024.