2 chính sách về bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 1.7

Phương Minh |

Sẽ tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu từ ngày 1.7.2022; Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1.7.2022.

Tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu từ ngày 1.7.2022

Nghị định 38/2022/NĐ-CP tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022 dẫn đến tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng có sự điều chỉnh tăng tương ứng.

Hiện hành, theo Điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Ví dụ: Trường hợp Nguyễn Văn A có trình độ đại học, làm việc ở địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng I thì tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn 5.007.600 đồng/tháng (cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng I).

Đây là mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu, tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng với mức tiền lương tối thiểu này. Do đó, việc tăng lương tối thiểu vùng cũng có tác động đến việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1.7.2022

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1.7.2021, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1.7.2021 đến hết ngày 30.6.2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 0% trong thời gian từ ngày 1.7.2021 đến hết ngày 30.6.2022.

Điều này đồng nghĩa với việc, từ ngày 1.7.2022, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể, mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1.7.2022 như sau:

Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Phương Minh
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu từ 1.7: Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc ra sao?

Phương Minh |

Từ ngày 1.7.2022, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6%, vì vậy, tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có sự điều chỉnh.

Công nhân phản ánh doanh nghiệp còn nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội

ANH THƯ |

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vẫn còn một bộ phận người sử dụng lao động chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật như chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, nợ lương...

Đóng bảo hiểm xã hội gần 30 năm nhận lương hưu hằng tháng bao nhiêu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh ngày 16.8.1995, là viên chức, có thời gian đóng bảo hiểm là 29 năm 8 tháng. Vậy, cách tính phần trăm lương hưu khi tôi đủ điều kiện nghỉ hưu thế nào?

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Tăng lương tối thiểu từ 1.7: Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc ra sao?

Phương Minh |

Từ ngày 1.7.2022, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6%, vì vậy, tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có sự điều chỉnh.

Công nhân phản ánh doanh nghiệp còn nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội

ANH THƯ |

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vẫn còn một bộ phận người sử dụng lao động chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật như chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, nợ lương...

Đóng bảo hiểm xã hội gần 30 năm nhận lương hưu hằng tháng bao nhiêu?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh ngày 16.8.1995, là viên chức, có thời gian đóng bảo hiểm là 29 năm 8 tháng. Vậy, cách tính phần trăm lương hưu khi tôi đủ điều kiện nghỉ hưu thế nào?