Tranh luận tay đôi về hôn nhân đồng giới

Ng.H ghi |

Vẫn có khá nhiều tỉnh/TP phản đối hôn nhân cùng giới. Trích đăng một số ý kiến được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thực hiện Luật hôn nhân gia đình do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16.4 vừa qua, LĐCT cũng giới thiệu phản biện của anh Lương Thế Huy - Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường - một “người trong cuộc” để bạn đọc thể tiếp cận vấn đề nhiều chiều hơn.
Chúng tôi phản đối vì...

GĐ Sở Tư pháp TP.HCM Uông Thị Xuân Hương:

"Xét về phương diện tự do cá nhân thì pháp luật có thể công nhận hôn nhân cùng giới. Nhưng về nhiều phương diện khác như văn hoá, truyền thống, đạo đức... thì chưa nên công nhận. Việc thừa nhận hôn nhân cùng giới có thể làm xói mòn các giá trị hôn nhân truyền thống tốt đẹp, cổ xuý cho lối sống lệch lạc tình dục của giới trẻ. Đặc biệt hiện nay, nó có thể làm gia tăng tình trạng chuyển đổi giới tính. Hiện tại người bị dị tật bẩm sinh về giới tính thì pháp luật cho phép xác định lại giới tính rồi, nhưng bây giờ giới trẻ đang chạy theo phong trào đua đòi lẫn nhau để chuyển giới. Nếu công nhận hôn nhân cùng giới thì sẽ dẫn tới hàng loạt vấn đề chuyển giới, gây rối xã hội, vi phạm đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Vì vậy chúng tôi cho rằng không thừa nhận hôn nhân cùng giới".

PGĐ Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng Lê Thị Hạ:

"Khi một đứa trẻ sinh ra, khai sinh đã ghi giới tính là nam hay nữ rồi. Chúng ta cũng không cần cấm, vì trong giấy khai sinh thì không ai khai giới tính là "đồng tính". Khi đăng ký kết hôn thì cũng khai nam hoặc nữ, không ai khai là "đồng tính" cả. Vì vậy, thực tế có cấm hay không cấm thì người ta cũng không thể kết hôn được. Cho nên chúng tôi cho rằng không cấm, và không khuyến khích vấn đề này."

GĐ Sở Tư pháp tỉnh Sơn La Lường Văn Chựa:

"Trong luật hôn nhân gia đình không nên quy định vấn đề hôn nhân cùng giới, không cấm mà cũng không khuyến khích. Lộ trình phát triển sau này như thế nào thì chưa biết. Do đây thuộc về đặc điểm bản thân mỗi một con người sinh ra, nói nôm na là một loại bệnh. Vì vậy theo chúng tôi,không cấm, không khuyến khích, và cũng không nên đặt ra vấn đề này trong luật".
PGĐ Sở Tư pháp Bến Tre Lê Minh Hiền:

"Trong luật không nên quy định cấm hôn nhân cùng giới, mà sửa thành "không thừa nhận" hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Đồng thời phải quy định những quyền và nghĩa vụ trong việc chung sống giữa những người cùng giới tính".

Không nên cấm...

- Nhiều người đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm, xu hướng tính dục (nói về việc tôi yêu ai và muốn chung sống với ai – liên quan đến người đồng tính) và bản dạng giới (tôi là ai, tôi là đàn ông hay đàn bà – liên quan đến người chuyển giới). Người đồng tính khác với người chuyển giới. Người đồng tính không muốn chuyển giới. Việc cho rằng giới trẻ đua đòi chuyển giới là rất chủ quan, không hiểu vấn đề. Để trải qua phẫu thuật, người chuyển giới phải hy sinh rất nhiều vì họ khát khao được sống chính là họ. Thử hỏi có ai dám đua đòi tự cắt một ngón tay không, chứ đừng nói đến chuyện phẫu thuật chuyển giới.

- Việc người đồng tính yêu người cùng giới và muốn gắn bó với nhau là điều tự nhiên, mà ngày càng nhiều nước trên thế giới công nhận. Gần đây nhất Pháp là nước thứ 14 hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới vào ngày 23.4. Chính vì vậy, không nên bàn là cấm hay khuyến khích, mà nên bàn về việc bảo vệ quyền chính đáng của tất cả công dân trong hôn nhân và gia đình.

- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh từ năm 1990, vì thế đồng tính không phải là bệnh, không thể và không được chữa. Vì là tự nhiên, là một phần của đa dạng cuộc sống nên pháp luật không nên can thiệp, mà cần bảo vệ.

- Việc không thừa nhận hôn nhân cùng giới cũng không khác so với quy định cấm hiện hành, có nghĩa vẫn là phân biệt đối xử. Mọi công dân sinh ra đều bình đẳng. Vì thế, pháp luật cũng cần bảo vệ quyền bình đẳng của người đồng tính trong hôn nhân và gia đình - (Lương Thế Huy -  Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường)
Ng.H ghi
TIN LIÊN QUAN

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.