Phá rừng khộp trồng caosu ở Đắc Lắc: Hậu quả lớn từ một chương trình thí điểm

Đặng Trung Kiên |

Bình nguyên Ea Súp là vùng khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất tỉnh Đắc Lắc. Trong những năm cây caosu "làm vua", với mong muốn phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đất này, lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc đã quy hoạch chuyển đổi hàng nghìn hécta rừng khộp sang trồng caosu. Kết quả không như mong đợi. Mất hệ sinh thái, mà hiệu quả cây caosu mang lại thì không là bao; thậm chí còn để lại hệ lụy về mặt xã hội. Cho đến nay về mặt khoa học lẫn thực tiễn, chưa có đánh giá nào về khả năng thích nghi của cây caosu trên đất rừng khộp.

Quy hoạch thí điểm, mất rừng tràn lan

Ngày 3.11.2009, UBND tỉnh Đắc Lắc ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cây caosu giai đoạn 2009 - 2020, trong đó chuyển đổi gần 8.000ha rừng khộp thuộc huyện Ea Súp và huyện Buôn Đôn sang trồng cây caosu. Theo quy hoạch, đến năm 2015, hai huyện chỉ trồng thí điểm 1.759ha caosu để đánh giá khả năng thích nghi, từ 2016 mới chuyển đổi diện tích còn lại. Nhưng quy hoạch này đã nhanh chóng bị mất kiểm soát, dẫn đến mất rừng tràn lan.

Quy hoạch... tạo sốt

Ông Phạm Văn Thước - Chủ tịch UBND xã Cư M'lan, huyện Ea Súp - cho biết: "Phong trào trồng caosu ở địa phương manh nha từ năm 2008, khi một số DN về khảo sát lập dự án, xin thuê đất rừng. Đến nay, toàn xã có hơn 900ha caosu, gấp đôi diện tích quy hoạch đến năm 2015 theo quyết định của tỉnh. Vừa rồi caosu rớt giá, nhiều hộ đã ngừng đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng của vườn cây".

 

Vườn caosu trồng trên đất rừng khộp của Cty TNHH Hữu Bích bị bỏ hoang.
Vườn caosu trồng trên đất rừng khộp của Cty TNHH Hữu Bích bị bỏ hoang.

Theo kế hoạch đến hết năm 2015, toàn huyện Ea Súp sẽ trồng mới 1.259ha caosu, nhưng đến thời điểm này diện tích đã lên tới 3.526ha, gần bằng 300%. Diện tích caosu ngoài quy hoạch rất lớn tại các xã Ia J'lơi, Cư M'lan, Ea Rốk, đặc biệt các xã Ia R'vê và Cư K'bang không quy hoạch trồng caosu nhưng vẫn có đến 413ha.

Tính đến thời điểm này, 12 DN được UBND tỉnh cho thuê đất tại huyện Ea Súp đã trồng được 1.266ha caosu - theo yêu cầu mỗi dự án chỉ được trồng thí điểm 100ha, trừ Cty TNHH Gia Huy được trồng toàn bộ diện tích đã quy hoạch.

Các đơn vị còn lại bất chấp khuyến cáo, ồ ạt mở rộng diện tích, sử dụng đất sai mục đích. Trong đó, Cty 27/7 khai hoang gần 40ha rừng để trồng caosu, trồng điều khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép; Cty TNHH Hoàn Vũ và Cty CP địa ốc Thái Bình Phát trồng 240ha caosu hỗn giao với... cây rừng; 2 đơn vị của Binh đoàn 16 cũng trồng 276ha caosu không cần quy hoạch. Cá biệt, có Cty TNHH Đức An mua gom 450ha đất của dân để trồng caosu bất chấp các quy định của Luật Đất đai. Với hơn 3.500ha caosu đã trồng, UBND huyện Ea Súp cũng thừa nhận, phần lớn diện tích này thuộc loại S3 - thích nghi rất thấp với cây caosu.

Không thể kiểm soát nổi

Tại huyện Buôn Đôn, đến hết năm 2013 đã có hơn 920ha caosu, bằng diện tích quy hoạch đến năm 2020. Ông Dương Văn Xanh - Phó Chủ tịch UBND huyện - cho biết, caosu vượt quy hoạch thí điểm, không kiểm soát nổi là do người dân thấy DN trồng được là ồ ạt trồng theo.

Năm 2008, UBND tỉnh thu hồi hơn 9.000ha rừng nghèo của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, lập tức có 11 DN lập dự án xin chuyển đổi trồng caosu, đẩy phong trào lên đỉnh điểm. Cũng may đất rừng bị dân xâm canh, nhiều DN không có năng lực tài chính nên rút dần, chỉ còn 2 DN theo đuổi.

Còn lãnh đạo huyện Ea Súp cho rằng, ngay sau khi có chương trình thí điểm caosu của tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo các xã khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích caosu tiểu điền khi chưa có đánh giá về mức độ thích nghi.

Nhưng việc giám sát tại các tổ chức, DN và hộ gia đình thì không làm được, nên diện tích caosu trồng mới hằng năm luôn vượt xa kế hoạch. Tuy nhiên, UBND huyện cũng cho rằng, không thể quản lý quy hoạch nếu chỉ khuyến cáo mà không có chính sách khuyến khích, chế tài xử lý vi phạm. Đó là chưa kể, quy hoạch phát triển caosu của tỉnh chỉ cụ thể trên bản đồ, còn mốc giới thực địa không rõ ràng.

Đặng Trung Kiên
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách… 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự tọa đàm lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu Việt Nam-WEF

Khánh Minh |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại tọa đàm với các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu Việt Nam-WEF, nhấn mạnh triết lý phát triển của Việt Nam là lấy con người và hành tinh là động lực cho phát triển bền vững.