Chuyện làng văn nghệ

Những kỷ niệm với Hàn Ngọc Bích

NGUYỄN THỤY KHA |

Trong chương trình “Giai điệu tự hào” số tháng sáu dành cho thiếu nhi mang tên “Đi học”, nhạc sĩ của tuổi thơ Hàn Ngọc Bích tâm sự về cảm hứng khi viết “Đưa cơm cho mẹ đi cày”. Lúc ấy, Hàn Ngọc Bích về dạy học ở nơi sơ tán tại Hà Tây (bây giờ thuộc Hà Nội). Nhìn thấy cảnh những phụ nữ đảm đang thay chồng đi cày trên đồng ruộng và những em bé lon ton đưa cơm cho mẹ vào buổi đang trưa, nhìn người và ngẫm cảnh mình vừa mất đứa con gái đầu lòng, ở trong anh có gì trắc ẩn lạ lùng.

Một ngày đầu năm 1970, khi đó Hàn Ngọc Bích ở Thường Tín, ca khúc “Đưa cơm cho mẹ đi cày” đã được viết xong với tiết tấu phảng phất âm hưởng dân ca của đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng ông đã để đó nghiền ngẫm cả năm trời. Sau khi thấy ưng ý, ông mới gửi cho Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh.

Hàn Ngọc Bích sinh năm 1940. Ông là con trai một gia đình khá giả ở Hà Nội. Tuy yêu âm nhạc từ nhỏ, nhưng theo nền nếp gia đình, lại thi vào Đại học Sư phạm và ra trường từ năm 1962. Từ đấy, ông làm giáo viên phổ thông. Tôi mới gặp và quen Hàn Ngọc Bích chừng 30 năm nay, nhưng những sáng tác của ông từ sáng tác đầu tay, tôi đã thuộc lòng từ đầu những năm miền Bắc chống chiến tranh phá hoại. Một tình cờ nữa, tôi lại cùng vượt Trường Sơn vào chiến trường với một người bạn học phổ thông của Hàn Ngọc Bích, đó là nhà thơ Nguyễn Trung Thu. Những đêm mắc võng bên nhau dưới ánh trăng sáng, chúng tôi chuyện trò, ông hỏi tôi có biết Hàn Ngọc Bích không, tôi trả lời chỉ biết bài hát. Ông Thu nói rằng, đó là một người bạn phổ thông của mình và đã có những sáng tác thiếu nhi rất hay như “Cây bàng trước ngõ” được viết khi dạy học ở Chương Mỹ - Hà Tây nhìn thấy những cây bàng xác xơ vì bom đạn mà xúc cảm viết ra: “Mùa đông áo đỏ/ Mùa hạ áo xanh/ Cây bàng khi mở hội/ là chim én vây quanh...”. Ông Thu nói cũng không ngờ người bạn ít nói này rất hóm hỉnh khi viết “Mèo rửa mặt”: “Meo meo meo rửa mặt như mèo/ xấu xấu lắm chẳng được mẹ yêu/ khăn mặt đâu mà ngồi liếm mép/ đau mắt rồi lại khóc meo meo”. Một triển khai câu cách ngôn: “Rửa mặt như mèo” rất tinh tế, một lời dạy tuổi thơ nhẹ nhàng và ngộ nghĩnh. Nhưng phải đến “Đưa cơm cho mẹ đi cày” thì mới thấy một Hàn Ngọc Bích “nhạc sĩ của tuổi thơ” có bút pháp thật tinh diệu. Ca khúc sử dụng nhịp 6/8 với tiết điệu valse vừa phải với cách thể hiện giản dị với ca từ cũng giản dị: “Mặt trời lên rực rỡ/ gió đùa tóc em bay/ rá cơm trên tay/ em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày...”. Bắt đầu xuất hiện những chùm luyến ba nốt vừa dịu dàng, vừa dìu dặt âm hưởng dân ca và cảnh làng quê Bắc Bộ: “Mẹ ơi mẹ nghỉ tay/ trời trưa vừa tròn bóng/ mẹ ăn cơm cho nóng (mà) để trâu cho con chăn (ớ) chăn trâu”. Hình ảnh thật cảm động, thật rưng rưng. Mạch cảm xúc lại tiếp tục trôi như ước vọng của tương lai: “Mai lúa thơm xóm thơm làng/ lúa thơm lựng cả bàn tay/ là thơm nắng hôm nay/ khi em đưa cơm cho mẹ đi cày”. Nhưng điều khiến biết bao người lính như tôi và anh Nguyễn Trung Thu cảm động chính là lời hai của ca khúc: “Đường hành quân diệt Mỹ/ bố hỏi cuối thư thăm/ lúa xuân thêm bông/ ngô khoai xanh tươi/ ai giỏi giang tay cày”. Một sự gắn bó bền bỉ giữa chiến trường và hậu phương được Hàn Ngọc Bích thầm thì rất bất ngờ: “Bố hỏi cuối thư thăm”. Cũng là ca khúc thời chống Mỹ, nhưng “Đưa cơm cho mẹ đi cày” thoát khỏi sự ồn ào, sự căng cứng duy ý chí của nhiều ca khúc khác. Giai điệu của ông cứ thế trôi thẳng vào lòng người một cách nhẹ nhàng, lôi cuốn và thuyết phục: “Mẹ ơi mẹ hẳn vui/ chiều nay đọc thư bố/ lời bố khen con nhớ/ mẹ đảm đang con chăm ngoan (ớ) lúa lên mau”. Và thật bất ngờ khi Hàn Ngọc Bích khép lại lời hai ca khúc: “Mai đây chiến thắng bố về/ sẽ nghe mẹ kể chuyện con/ rằng con bé lon ton/ khi con đưa cơm cho mẹ vui đi cày”.

 

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích.
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích.

Và ngày chiến thắng, ngày thống nhất đất nước đã đến. Giữa bao khúc khải hoàn cho người lớn, người mến mộ âm nhạc thấy nhẹ nhõm khi nghe “Em bay trong đêm pháo hoa” của Hàn Ngọc Bích. Nó thanh thoát, bảng lảng đến mê người: “Bay lên nào em bay lên nào hội vui toàn thắng tưng bừng pháo hoa/ bay lên nào em bay lên nào/ vui bạn Nam Bắc về trong một nhà”. Cái lùi chuyển đoạn khiến ta thấy lắng lòng, thấy tràn trề yêu thương: “Đêm pháo hoa vang tiếng ca/ hoa lưng trời và hoa trong ánh mắt/ đất nước mình bao nhiêu hoa đẹp/ Bác vun trồng giờ nở hoa dâng Bác...”. Lại một ý tưởng chợt gói lại, chợt tầm vóc. Rất thật lòng, không sơn mạ tình yêu với Bác, Hàn Ngọc Bích viết tiếp “Tiếng chim trong vườn Bác”. Đó là một âm hưởng Tây Nguyên mà anh chưa từng đến. Nhưng hóa ra nó lại nói được một điều tâm cảm mà Hoàng Hiệp trong “Viếng lăng Bác” (thơ Viễn Phương) đã bày tỏ tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác. Nhưng tôi thấy Hàn Ngọc Bích bay bổng hơn, hồn nhiên hơn. Và dường như để tặng cho tuổi thơ thêm một lần kính yêu Bác, Hàn Ngọc Bích viết tiếp “Tre ngà bên lăng Bác”. Nếu ở “Viếng lăng Bác”, lời thơ Viễn Phương là: “Đã thấy trong sương hàng tre thơm ngát/ Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam...”, thì Hàn Ngọc Bích gần gũi hơn: “Bên lăng Bác Hồ/ có thêm khóm tre ngà/ đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa...”. Tôi thật ngỡ ngàng khi Hàn Ngọc Bích viết về mùa xuân: “Mầm xanh xanh/ cỏ xanh xanh/ cây lung linh trái chín đầu cành...”. Anh em biết nhau, quý trọng tài năng của nhau. Những lần gặp nhau trò chuyện, thấy ông đâu có quên ai. Ông nói với tôi, cũng là phổ thơ Tạ Hữu Yên, nhưng mình thích “Bàn tay mẹ” của Kha bên cạnh “Bàn tay mẹ” của Bùi Đình Thảo. Kha đã dùng các mô-típ âm nhạc ba miền đưa vào một ca khúc nhỏ. Đó là cố gắng của người làm nghề.

Sau 1.000 năm Thăng Long, tôi và ông có dịp gặp nhau trong một phỏng vấn về những bài hát mùa xuân dành cho thiếu nhi. Tôi là “Mùa xuân bao điều lạ”. Còn ông là “Mùa xuân tuổi thơ”. Tôi tặng ông cuốn “1.000 ca khúc Thăng Long - Hà Nội” mà trong đó có phần “Nhi ca” và có tất cả những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng của anh. Hàn Ngọc Bích lặng im. Nhưng tôi hiểu lòng ông muốn nói điều quý mến gì. Vẫn cứ ngỡ anh em còn gặp nhau dài dài... Đâu ngờ sáng 1.5.2015, khi cả nước nghỉ vì ngày Quốc tế Lao động thì ông lại lặng lẽ từ giã cõi đời. Tôi không dùng mạng Internet nên mấy hôm sau mới biết tin buồn này. Vậy mà cứ vấn vương hoài. Mấy tuần rồi, sau Đại hội Nhạc sĩ Việt Nam, cả làng nhạc bàng hoàng đưa tiễn Trần Văn Khê, Phan Huỳnh Điểu, Phan Nhân và An Thuyên... Nhưng tại sao sự ra đi của ông, một nhạc sĩ dành cả đời cho tuổi thơ mà lặng lẽ vậy. Lặng lẽ như không. Nghĩ thế, tôi phải viết lại vài kỷ niệm với ông để như một nén hương tưởng niệm. Nhưng dù sao, anh đã chọn sự lặng lẽ đúng. Sự lặng lẽ đáng quý. Sự lặng lẽ tỏa hương. Bạn ông - nhà thơ Nguyễn Trung Thu còn ra đi trước anh. Cầu mong ông ở nơi xa xăm chứng kiến cho thất lỡ của tôi trên truyền thông khi đã biết sự ra đi của ông chậm muộn. Chậm muộn là chậm muộn. Nhưng tình cảm của tôi dành cho ông thì xin ông hãy ghi nhận ở cõi xa xăm. Như vậy đàng hoàng hơn, vui hơn và đời hơn. Tuổi thơ còn hát bài hát của ông, vẫn cùng ông “Đưa cơm cho mẹ đi cày”...

NGUYỄN THỤY KHA
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.