Phân loại rác thải

Chính thức ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Thùng phân loại rác như vô hình, chủ yếu phục vụ quảng cáo

Hải Danh - Linh Trang |

Nhằm tạo cho người dân thói quen giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng, vứt rác đúng nơi quy định, thùng rác thông minh được lắp đặt tại nhiều con phố trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tại một số khu vực có tình trạng bị mất thùng rác hoặc thùng rác bị úp ngược, chỉ còn lại biển quảng cáo, nơi thì thùng rác công nghệ để cho có gây lãng phí, mất cảnh quan đô thị.

Người dân chán cảnh phân loại rác, rồi lại bị trộn lẫn khi thu gom

Hải Danh - Vũ Linh |

Theo nhiều người dân Thủ đô cho biết, mặc dù đã có ý thức trong việc phân loại rác thải để thuận tiện cho công tác thu gom và tái chế. Tuy nhiên, nhiều công nhân môi trường khi thu gom lại bỏ chung những loại rác đã phân loại với nhau khiến việc làm này dần trở nên vô ích.

Bất cập trong quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Đến nay, Nghệ An vẫn chưa có văn bản mới quy định về cơ chế quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn để thay thế quy định được ban hành từ hơn 10 năm trước.

Nâng cao trách nhiệm tái chế, thu gom xử lý chất thải của doanh nghiệp

Bảo Bình |

Ngày 18.8, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo "Tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường" do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tổ chức.

Bóc tách loạt vấn đề gây khó khăn trong phân loại rác thải

Tùng Giang |

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định về hàng loạt vấn đề nóng như: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; yêu cầu cá nhân, hộ gia đình phải phân loại rác thải; tăng nặng mức phạt tiền đối với hành vi không phân loại rác thải; trách nhiệm của địa phương trong việc hướng dẫn, thực hiện phân loại rác thải từ nguồn... Tuy chế tài đã có nhưng nhiều địa phương khi áp dụng thực tiễn còn lúng túng, xử lý vi phạm hạn chế và thậm chí vẫn còn nhiều người dân thờ ơ với việc phân loại rác thải hay dù có phân loại nhưng lại chưa đúng yêu cầu.

Mô hình phân loại rác thải hiệu quả sẽ biến rác thành tài nguyên hữu ích

NHÓM PV |

Có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về cơ bản đã khắc phục các tồn tại, hạn chế và bất cập của quy định cũ. Trong quy định của luật, các hộ gia đình, cá nhân phải tự phân loại rác thải. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống, quy định này đến nay vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện được, người dân lúng túng. Để việc phân loại rác tại nguồn không chỉ mang tính phong trào, chiều 16.8, Báo Lao Động tổ chức Toạ đàm: "Mô hình phân loại rác thải hiệu quả sẽ biến rác thành tài nguyên hữu ích" nhằm tìm ra các giải pháp, nguyên nhân, đồng thời nêu lên những cách thức, phương pháp, giải pháp để những quy định này đi vào thực tế hiệu quả.

Kiến thức về phân loại chất thải rắn chưa đến được từng người dân

THÙY TRANG |

Trong khi một số khu dân cư, các hội nhóm đưa ra nhiều sáng kiến, mô hình phân loại chất thải rắn, bảo vệ môi trường rất hiệu quả thì nhiều nơi tại Đà Nẵng, người dân lẫn cán bộ địa phương vẫn chưa rõ phân loại rác thế nào, tuyên truyền vận động ra sao.

Người dân tỉ mỉ phân loại rác thải, công nhân môi trường lại gom chung

Quỳnh Trang |

Dù cho người dân đã có ý thức phân loại rác thải nhưng việc thu gom rác lại chưa được thực hiện một cách thống nhất và triệt để. Bởi thực tế, khi rác đã được phân loại nhưng khi đơn vị thu gom đến thu gom lại đổ dồn, gom chung rác lại với nhau khiến hoạt động này trở nên vô nghĩa.

Đà Nẵng phấn đấu có 90% khu dân cư phân loại rác thải tại nguồn

Nguyễn Linh |

Từ đầu năm 2023, TP Đà Nẵng đặt mục tiêu có hơn 90% tổ dân phố triển khai phân loại rác, 90% số hộ gia đình phân loại rác hiệu quả tại địa bàn khu dân cư.

Nhà máy xử lý rác trăm tỉ ở Hà Nội dừng hoạt động 3 năm: Lãng phí quá lớn

Trang Thiều - Tuấn Anh |

Theo nhiều người dân sống xung quanh Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội), dự án này xây dựng nhưng không nghiên cứu kỹ - nhà máy rác quá gần dân, đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng liên tục xảy ra sự cố, đã dừng hoạt động đến 3 năm, gây lãng phí vô cùng lớn.

Cận cảnh nhà máy rác trăm tỉ bỏ hoang giữa Hà Nội

Thiều Trang - Phương Anh |

Trong 2 năm chính thức đi vào hoạt động, Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) được đầu tư hàng trăm tỉ đồng lại liên tục xảy ra sự cố, phải xin dừng nhập rác để sửa chữa, nâng cấp. Từ năm 2018 đến nay, nhà máy rác trăm tỉ vẫn chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại.

Sau 10 năm thí điểm phân loại rác thải, rác hỗn hợp vẫn bủa vây thành phố

Nhóm PV |

Nhìn vào những thùng chứa rác thải mới thấy hiện trạng của việc phân loại rác thải tại nguồn hiện nay. Rác thải hữu cơ như thực phẩm thừa, vỏ hoa quả trộn lẫn với rác thải vô cơ là túi nylon, hộp xốp, thủy tinh vỡ, gốm sứ vỡ... vẫn tràn ngập.

Chưa áp dụng xử phạt, rác thải chưa phân loại ngập ngụa nhiều tuyến đường

THU HIỀN - PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tình trạng các loại rác thải chưa qua phân loại như bàn ghế giường, tủ, thạch cao, gỗ, nhựa, xác động vật… thường xuyên được tập kết vô tội vạ trên vỉa, góc chợ... dẫn đến tình trạng ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Thiếu phương tiện chuyên dụng, phân loại rác thải khó thành công

MINH HÀ |

Theo phản ánh của một số người dân, rác thải sau khi phân loại, công nhân môi trường vẫn để chung vào một xe rồi mang đi chôn lấp khiến mọi việc phân loại từ đầu nguồn trở nên vô ích.