Bóc tách loạt vấn đề gây khó khăn trong phân loại rác thải

Tùng Giang |

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định về hàng loạt vấn đề nóng như: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; yêu cầu cá nhân, hộ gia đình phải phân loại rác thải; tăng nặng mức phạt tiền đối với hành vi không phân loại rác thải; trách nhiệm của địa phương trong việc hướng dẫn, thực hiện phân loại rác thải từ nguồn... Tuy chế tài đã có nhưng nhiều địa phương khi áp dụng thực tiễn còn lúng túng, xử lý vi phạm hạn chế và thậm chí vẫn còn nhiều người dân thờ ơ với việc phân loại rác thải hay dù có phân loại nhưng lại chưa đúng yêu cầu.

Doanh nghiệp thu gom, xử lý rác thải gặp khó

Trước những tồn tại này, tại buổi Tọa đàm với chủ đề "Mô hình phân loại rác thải hiệu quả sẽ biến rác thành tài nguyên hữu ích" diễn ra ngày 16.8 vừa qua, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng hai vị chuyên gia trong lĩnh vực môi trường là PGS.TS Vũ Thanh Ca (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) và ông Vũ Tuấn Cường (Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco - Chi nhánh Hoàn Kiếm).

Nói về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải trong bối cảnh hiện nay, theo ông Vũ Tuấn Cường (Phó Giám đốc Urenco chi nhánh Hoàn Kiếm), Nhà nước hiện quy định hai phương pháp xử lý rác thải gồm chôn lấp và đốt rác. Tuy nhiên, phương pháp đốt mới chỉ được đưa vào áp dụng gần đây nên vẫn còn những tồn tại và hạn chế. Đặc biệt, khi đốt rác chưa được phân loại sẽ tốn thêm kinh phí và mang lại giá trị nhiệt trị không cao. Do đó, việc phân loại rác thải là vô cùng cần thiết.

Ông Cường dẫn chứng, chỉ tính riêng tại Hà Nội hiện với hơn 8 triệu dân và lượng rác thải khoảng 7.000 tấn/ngày, đối với quận đặc thù như Hoàn Kiếm đang là 200 – 230 tấn/ngày. Lượng rác thải cần xử lý là rất lớn đã đặt áp lực lên hệ thống vệ sinh môi trường.

Trong khi đó, nếu phân loại rác thải hiệu quả sẽ tạo ra được các nguồn nguyên liệu tái chế có thể quay vòng sản xuất, từ đó kéo giảm lượng rác phải xử lý theo các phương pháp hiện tại.

Ông Cường đánh giá, dù người dân và doanh nghiệp đồng thuận thực hiện việc phân loại rác thải đúng theo tiêu chí của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nhưng quá trình phân loại rác tại nguồn và việc xử lý chất thải rắn tại nguồn vẫn gặp nhiều trở ngại.

Ông Vũ Tuấn Cường (Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm). Ảnh Vũ Linh.
Ông Vũ Tuấn Cường (Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm). Ảnh Vũ Linh.

Đại diện Urenco chi nhánh Hoàn Kiếm cho rằng, việc triển khai vấn đề này hiện mới chỉ được các địa phương tổ chức thí điểm, mang tính chất tuyên truyền. Trong khi hệ thống xử lý rác thải lại chưa đồng bộ từ quá trình người dân phân loại cho đến việc thu gom, xử lý và thậm chí là cả hệ thống tái chế.

Các thiết bị, hạ tầng cơ sở hiện tại chưa đủ đáp ứng như việc chưa có tuyến riêng hay chưa thể bố trí các điểm tập kết, phân loại được quy hoạch bài bản, đảm bảo công năng, phù hợp với từng loại rác.

“Quy định cụ thể về việc xử lý rác thải khi đã được tái chế sẽ xử lý thế nào, xử lý ở đâu? Trong luật hiện chưa đề cập, hướng dẫn. Ngoài ra, người dân dù có phân loại rác nhưng lại không đúng yêu cầu của đơn vị thu gom, chưa đúng mục tiêu của chính quyền. Bởi đa phần người dân hiện nay phân loại theo cách cũ là phân rác thành ba loại: vô cơ, hữu cơ và tái chế. Tuy nhiên, cách thức này dù đã được dừng thí điểm nhưng chúng ta chưa có phương án truyền thông hiệu quả để người dân nắm rõ. Đến thời điểm này, chúng ta chỉ còn phân loại theo hai hình thức là rác tái chế và rác còn lại (gồm vơ cơ và hữu cơ)”, ông Cường phân tích.

Luật quy định một số vấn đề chưa cụ thể

Cũng liên quan đến các nôi dung này, PGS.TS Vũ Thanh Ca đánh giá, phân loại rác thải là một vấn đề tưởng chừng dễ nhưng thực chất lại khá phức tạp.

Về khía cạnh pháp luật, chế tài đã có nhưng khi áp dụng thực tiễn lại khó khăn. Việc này cần sự quyết tâm thực hiện cao và nỗ lực từ phía người dân, doanh nghiệp và hệ thống chính quyền để thay đổi nhận thức phù hợp với bối cảnh hiện tại.

“Các quy định pháp luật cho vấn đề này hiện chưa rõ ràng. Cụ thể, trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định phải phân loại rác thải thành 3 loại, nhưng cụ thể 3 loại đó là 3 loại nào?”, PGS.TS Vũ Thanh Ca đặt vấn đề.

Ngoài ra, các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xử phạt dù có nhưng cách thức tiến hành ra sao cũng cần phải hướng dẫn cụ thể để địa phương nắm và triển khai. Đồng thời, các mô hình phân loại rác thải cũng là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Bởi, mô hình phân loại rác thải ở nông thôn và thành thị là không tương đồng.

PGS.TS Vũ Thanh Ca (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội). Ảnh: Vũ Linh
PGS.TS Vũ Thanh Ca (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội). Ảnh: Vũ Linh

Tại đô thị, rác thải buộc phải đưa đến các điểm thu gom. Tuy nhiên ở nông thôn, rác thải hoàn toàn có thể xử lý ngay tại nhà. Việc đơn giản nhất, người dân có thể chôn luôn rác hữu cơ dễ phân hủy tại vườn, lượng rác này sẽ trực tiếp trở thành phân bón cho nông nghiệp, đảm bảo tính chất của mô hình “kinh tế tuần hoàn” mà không cần mất nhiều kinh phí xử lý. Tất nhiên, rác thải vẫn cần phải phân loại với những rác có thể tái chế được.

“Thực tế hiện nay, nhiều địa phương có quy định rất cụ thể về phân loại rác thải nhưng người dân không thực hiện. Lý do vì đa số họ không hiểu bản chất về sự nguy hiểm của việc không phân loại rác thải”, PGS.TS Vũ Thanh Ca nói.

Vị chuyên gia môi trường chỉ rõ, do không phân loại nên đa số các địa phương lựa chọn phương pháp đốt rác. Dù các lò đốt rác này đạt chuẩn nhưng vẫn là những lò đốt không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác xả nhiều khói, bụi, các khí độc, đặc biệt là bụi mịn.

Lượng bụi và khí độc này sẽ thâm nhập vào toàn bộ hệ thống tuần hoàn hô hấp, gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của tim mạch, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Từ tất cả những tồn tại này đã khiến cho luật gặp khó khăn khi áp dụng thực tế. Nếu không tuyên truyền mạnh mẽ, không có kế hoạch chi tiết và mức đầu tư phù hợp sẽ không thể gỡ khó trước tình trạng này.

Bàn về giải pháp, theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, trên thế giới, cụ thể là Nhật Bản. Cơ quan quản lý thực hiện việc in hình các loại rác thải thành các tờ rơi với những màu sắc bắt mắt rồi phát cho người dân nhận biết đặc điểm của từng loại rác. Những tờ rơi hoặc được phát tận tay người dân, hoặc được dán tại các địa điểm công cộng và các thùng rác.

Nếu chúng ta tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm và hiểu được, họ sẽ tự điều chỉnh thói quen để bảo vệ chính sức khỏe của mình và môi trường sống.

Cùng với đó, việc đầu tư hạ tầng cũng rất quan trọng. Thực tế hiện nay, nhiều địa bàn tại các thành phố lớn, người dân đã có ý thức phân loại rác thải. Rác được phân loại ngay từ nguồn nhưng lại không có phương tiện chuyên dụng để thu gom, hoặc người dân để rác trong các túi cùng màu sắc khiến việc phân loại trở nên khó khăn.

Do vậy, đầu tư vào hạ tầng là rất quan trọng. Trong đó cần phải có phương tiện thu gom, lên lịch cụ thể từng thời gian, địa điểm sẽ tiến hành thu gom đối với từng loại rác thải. Kết hợp cùng các hình thức răn đe, xử phạt đối với hành vi không phân loại rác thải và tuyên truyền trực tiếp bằng các công cụ truyền thông từ ngõ xóm đến các cụm dân cư.

Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Mô hình phân loại rác thải hiệu quả sẽ biến rác thành tài nguyên hữu ích

NHÓM PV |

Có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về cơ bản đã khắc phục các tồn tại, hạn chế và bất cập của quy định cũ. Trong quy định của luật, các hộ gia đình, cá nhân phải tự phân loại rác thải. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống, quy định này đến nay vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện được, người dân lúng túng. Để việc phân loại rác tại nguồn không chỉ mang tính phong trào, chiều 16.8, Báo Lao Động tổ chức Toạ đàm: "Mô hình phân loại rác thải hiệu quả sẽ biến rác thành tài nguyên hữu ích" nhằm tìm ra các giải pháp, nguyên nhân, đồng thời nêu lên những cách thức, phương pháp, giải pháp để những quy định này đi vào thực tế hiệu quả.

Chuyên gia nói về việc dân tỉ mỉ phân loại rác thải, nhân viên môi trường lại gom chung

Quỳnh Trang |

Dù cho người dân có ý thức phân loại rác thải nhưng việc thu gom rác lại được công nhân vệ sinh môi trường đổ dồn, gom chung rác lại với nhau trên cùng một xe chở rác khiến cho hoạt động này thiếu đồng bộ và trở nên vô nghĩa.

Người dân tỉ mỉ phân loại rác thải, công nhân môi trường lại gom chung

Quỳnh Trang |

Dù cho người dân đã có ý thức phân loại rác thải nhưng việc thu gom rác lại chưa được thực hiện một cách thống nhất và triệt để. Bởi thực tế, khi rác đã được phân loại nhưng khi đơn vị thu gom đến thu gom lại đổ dồn, gom chung rác lại với nhau khiến hoạt động này trở nên vô nghĩa.

Vì sao 2 cựu Thứ trưởng Bộ Y tế không bị xem xét trách nhiệm vụ Việt Á?

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Trường Sơn và Trương Quốc Cường được xác định có sai phạm, song không thông đồng, thỏa thuận để làm lợi cho Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á.

Phụ huynh cần làm gì để con mình thoát khỏi nạn bắt cóc trẻ em?

Nhóm PV |

Vụ việc bé trai 7 tuổi tại quận Long Biên (Hà Nội) bị bắt cóc để tống tiền đã khiến dư luận, các bậc phụ huynh phải sửng sốt trước thủ đoạn tinh vi, sự manh động của đối tượng gây án. Điều này dấy lên nỗi lo sợ đối với nhiều phụ huynh có con em đang trong tuổi ăn tuổi lớn.

Cận cảnh những mét thảm nhựa cuối cùng tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

QUANG ĐẠI |

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là tới mốc thông xe 50km cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Diễn Châu (Nghệ An). Nhằm đáp ứng kịp mốc tiến độ thông xe vào dịp Quốc khánh, các nhà thầu đang tập trung tối đa nhân công, thiết bị để thảm mặt đường.

Tăng lương hưu theo mức mới, người già giảm gánh nặng chi phí thuốc men

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Đối với nhiều người, có thêm lương hưu như bớt thêm một gánh nặng, vừa có tiền trang trải cuộc sống, thuốc men khi ốm đau, vừa tiếp kiệm đỡ đần con cháu trong nhà.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chỉnh trang Bãi Sau thành công viên 1.200 tỉ đồng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Địa phương đã chọn phương án chỉnh trang khu vực Bãi Sau (TP Vũng Tàu) thành công viên công cộng, với giá trị đầu tư khoảng 1.200 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư công.

Mô hình phân loại rác thải hiệu quả sẽ biến rác thành tài nguyên hữu ích

NHÓM PV |

Có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về cơ bản đã khắc phục các tồn tại, hạn chế và bất cập của quy định cũ. Trong quy định của luật, các hộ gia đình, cá nhân phải tự phân loại rác thải. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống, quy định này đến nay vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện được, người dân lúng túng. Để việc phân loại rác tại nguồn không chỉ mang tính phong trào, chiều 16.8, Báo Lao Động tổ chức Toạ đàm: "Mô hình phân loại rác thải hiệu quả sẽ biến rác thành tài nguyên hữu ích" nhằm tìm ra các giải pháp, nguyên nhân, đồng thời nêu lên những cách thức, phương pháp, giải pháp để những quy định này đi vào thực tế hiệu quả.

Chuyên gia nói về việc dân tỉ mỉ phân loại rác thải, nhân viên môi trường lại gom chung

Quỳnh Trang |

Dù cho người dân có ý thức phân loại rác thải nhưng việc thu gom rác lại được công nhân vệ sinh môi trường đổ dồn, gom chung rác lại với nhau trên cùng một xe chở rác khiến cho hoạt động này thiếu đồng bộ và trở nên vô nghĩa.

Người dân tỉ mỉ phân loại rác thải, công nhân môi trường lại gom chung

Quỳnh Trang |

Dù cho người dân đã có ý thức phân loại rác thải nhưng việc thu gom rác lại chưa được thực hiện một cách thống nhất và triệt để. Bởi thực tế, khi rác đã được phân loại nhưng khi đơn vị thu gom đến thu gom lại đổ dồn, gom chung rác lại với nhau khiến hoạt động này trở nên vô nghĩa.