Chính thức ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

UBND tỉnh, thành quy định mức phí hộ gia đình phải trả cho công tác thu gom theo khối lượng

Theo Công văn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm Quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 2 Điều 75); bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 2 Điều 76); lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (Khoản 1 Điều 77); lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Khoản 2 Điều 78).

Quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn (Khoản 6 Điều 78).

Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại (khoản 6 Điều 79).

3 nhóm chất thải chính

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải chính theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường gồm: (1) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (2) Chất thải thực phẩm; (3) Chất thải rắn sinh hoạt khác. Trong đó, Nhóm I là Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chia thành 8 nhóm nhỏ gồm: Giấy thải; Nhựa thải; Kim loại thải; Thuỷ tinh thải; Vải, đồ da; Đồ gỗ; Cao su; Thiết bị điện, điện tử thải bỏ. Nhóm II là Chất thải thực phẩm và Nhóm III là Chất thải rắn sinh hoạt khác, được chia thành 3 nhóm nhỏ gồm: Chất thải nguy hại; Chất thải cồng kềnh; Chất thải khác còn lại.

Về tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt, Bộ TNMT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nội dung sau:

1. Nghiên cứu, áp dụng Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; trong đó lưu ý một số nội dung sau:

Một là, Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia chương trình tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý.

Hai là, Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phù hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phương.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Khó xử phạt hành vi không phân loại rác tại nguồn dù có lộ trình

Hải Danh - Thanh Hằng |

Việc xử phạt các trường hợp không phân loại rác tại nguồn theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP sẽ được thực hiện theo lộ trình chậm nhất vào ngày 31.12.2024 nhưng việc phân loại rác hiện nay chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để.

Phân loại tốt giảm được bao nhiêu chi phí cho việc đốt rác thải?

Nguyễn Hà - Cát Tường |

Phân loại rác tốt từ nguồn không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho môi trường mà còn tiết kiệm được chi phí phải trả cho việc chôn lấp.

Thùng phân loại rác như vô hình, chủ yếu phục vụ quảng cáo

Hải Danh - Linh Trang |

Nhằm tạo cho người dân thói quen giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng, vứt rác đúng nơi quy định, thùng rác thông minh được lắp đặt tại nhiều con phố trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tại một số khu vực có tình trạng bị mất thùng rác hoặc thùng rác bị úp ngược, chỉ còn lại biển quảng cáo, nơi thì thùng rác công nghệ để cho có gây lãng phí, mất cảnh quan đô thị.

Á hậu Phương Nga: Hoa hậu, á hậu phải nỗ lực để được nhãn hàng chú ý

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động, Á hậu Bùi Phương Nga chia sẻ về sức ép giữ hình ảnh và nỗ lực phấn đấu suốt hành trình dài để biến cơ hội thành thời cơ phát triển bản thân.

Nhịp sống Cao nguyên đá Đồng Văn trước thời điểm thu phí tham quan

BÀI VÀ ẢNH NGUYỄN TÙNG |

Sự kỳ vĩ của thiên nhiên cùng bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn từ lâu đã tạo nên thương hiệu du lịch đặc trưng của mảnh đất Hà Giang địa đầu Tổ quốc.

Bộ GDĐT thông tin về đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2024

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn về kì thi học sinh giỏi năm 2024, trong đó có thông tin về đề thi.

Khởi tố người giúp sức bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định bị can Dương Tấn Trước giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đón bằng công nhận Bảo vật quốc gia với tượng Quan Thế Âm ở Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Ngày 4.11, UBND phường Nhân Hoà (thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Quế Võ tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Bảo vật quốc gia của Thủ tướng Chính phủ đối với Tượng Quan Thế Âm ở chùa Cung Kiệm.

Khó xử phạt hành vi không phân loại rác tại nguồn dù có lộ trình

Hải Danh - Thanh Hằng |

Việc xử phạt các trường hợp không phân loại rác tại nguồn theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP sẽ được thực hiện theo lộ trình chậm nhất vào ngày 31.12.2024 nhưng việc phân loại rác hiện nay chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để.

Phân loại tốt giảm được bao nhiêu chi phí cho việc đốt rác thải?

Nguyễn Hà - Cát Tường |

Phân loại rác tốt từ nguồn không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho môi trường mà còn tiết kiệm được chi phí phải trả cho việc chôn lấp.

Thùng phân loại rác như vô hình, chủ yếu phục vụ quảng cáo

Hải Danh - Linh Trang |

Nhằm tạo cho người dân thói quen giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng, vứt rác đúng nơi quy định, thùng rác thông minh được lắp đặt tại nhiều con phố trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tại một số khu vực có tình trạng bị mất thùng rác hoặc thùng rác bị úp ngược, chỉ còn lại biển quảng cáo, nơi thì thùng rác công nghệ để cho có gây lãng phí, mất cảnh quan đô thị.