Phân loại rác thải tại nguồn ở nội thành Hà Nội: Vì sao hơn 10 năm vẫn “án binh bất động”?

Thùy Linh |

Hà Nội là đô thị lớn trên cả nước, với quy mô dân số ước tính khoảng hơn 9 triệu người, với lượng chất thải rắn sinh hoạt vào khoảng 7.000 tấn/ngày. Theo các chuyên gia, vấn nạn rác thải đã, đang và sẽ trở nên nghiêm trọng tại Hà Nội, nếu không sớm phân loại và xử lý rác thải một cách khoa học hơn.

Phân loại rác nhưng không biết bỏ... vào đâu

Chị Nguyễn Thúy Minh (ở phường Tây Mỗ - Nam Từ Liêm- Hà Nội) cho biết, chị sống ở quận nội thành Hà Nội đã nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ thấy rác thải được phân loại, khái niệm này còn xa lạ với chị.

"Mỗi ngày gia đình tôi thải rất nhiều túi nylon lẫn với các loại rác thải khác như cuống rau, thức ăn thừa... vì bất kể là đi chợ hay đi siêu thị mua đồ thì mỗi món đồ đều đựng trong 1 cái túi nylon hoặc thịt thì đựng trong đĩa xốp bọc nylon, hộp xốp, ngay cả thức ăn chín cũng đựng trong hộp nhựa dùng 1 lần. Nếu không bỏ đi thì biết làm gì?"- chị Minh băn khoăn.

Con trai chị Minh (7 tuổi) được học về phân loại rác thải ở trường, về nhà cháu cũng áp dụng phân loại rác thải hữu cơ, vô cơ, nhưng chỉ vài hôm, chị Minh lại đem toàn bộ số túi nylon, hộp xốp đó bỏ vào thùng rác vì "để chật nhà, chỉ khiến ruồi muỗi bay đến thôi"- chị nói.

Câu chuyện của gia đình chị Minh, là vấn đề chung của hầu hết các gia đình sống trong nội thành Hà Nội nhiều năm qua.

Các bãi rác quá tải

Nhìn vào những thùng chứa rác thải khu dân cư, những điểm tập kết rác, những xe thu gom rác... mới thấy hiện trạng của việc phân loại rác thải tại nguồn hiện nay. Rác thải hữu cơ (cuống rau, thực phẩm thừa, vỏ hoa quả...) trộn lẫn với rác thải vô cơ (túi nylon, hộp xốp, ống hút nhựa, thủy tinh vỡ, gốm sứ vỡ...) như "chuyện thường ngày ở huyện".

Ở Việt Nam, chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp một tấn rác là 879.028 đồng. Trong khi đó, mức phí do người dân chi trả chỉ khoảng 218.630 đồng/tấn.

Sau khi thu gom, khoảng 63% rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp, việc chôn lấp khối lượng rác thải lớn gây quá tải bãi chôn lấp, không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến người dân quanh vùng. Khoảng 14% rác được đốt, gây ô nhiễm không khí và chỉ 10% rác được tái chế.

Thực tế cho thấy, các bãi chôn lấp rác thải ở Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây)... đang quá tải và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việc phân loại, xử lý rác thải trở thành một vấn đề "sống còn" của Thủ đô. Thế nhưng, đến nay, Hà Nội chưa từng có một Đề án phân loại rác thải tại nguồn áp dụng chung cho toàn thành phố.

Việc thí điểm phân loại rác thải cũng là dự án được các tổ chức quốc tế hỗ trợ, thí điểm nhỏ lẻ ở một số quận nội thành, nhưng cuối cùng cũng không thu được kết quả như mong đợi.

Khi được đặt câu hỏi về Đề án phân loại rác thải tại nguồn - một phương án chung cho toàn Thủ đô, một lãnh đạo của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội thẳng thắn nói: "Chúng tôi đã triển khai gì đâu? Đề án đã được phê duyệt đâu mà triển khai?

Việc phân loại rác thải tại nguồn, hiện mới thí điểm ở huyện ngoại thành là Đông Anh, chưa thể triển khai ở quận nội thành vì làm gì có đất mà triển khai như thế? Đặc điểm của từng quận, huyện khác nhau, các quận phải tùy thuộc vào tình hình ở địa phương mình, xây dựng kế hoạch lên, Chi cục sẽ góp ý. Họ phải làm thí điểm ở một vài cụm dân cư trước đã rồi mới có kinh nghiệm, tổng kết, đánh giá".

* TS Vũ Thị Kim Tuyến - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - cho rằng, ý thức người dân chỉ là một phần, bởi vì việc phân loại rác không phải là một công việc phức tạp. Hiện nay, người dân dễ dàng phân loại được đâu là rác hữu cơ, đâu là rác vô cơ. Do đó, việc tuyên truyền cho người dân về quy định không quá khó khăn mà điều quan trọng ở đây là khâu tổ chức thực hiện như thế nào? Nguyên nhân không thực hiện được việc phân loại rác thải tại nguồn là do khâu tổ chức thực hiện chưa quyết liệt, chưa đến nơi đến chốn, từ phương pháp cho đến đầu tư.

* Đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho hay, dự kiến đến hết tháng 12.2022, Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội sẽ trình Ủy ban Nhân dân thành phố Đề án phân loại rác thải tại nguồn.

"Khi Đề án được phê duyệt, thì các đơn vị sẽ tham gia vào để triển khai"- vị này nói.

* Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có hiệu lực từ ngày 25.8.2022.  Theo đó, hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ đầu nguồn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Thế nhưng, đến nay, sau 3 tháng Nghị định có hiệu lực, Thành phố Hà Nội vẫn chưa có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để quy định này sớm đi vào cuộc sống.

Đã từng làm và thất bại

Từ năm 2006, Dự án 3R - phân loại rác từ nguồn do Chính phủ Nhật Bản tài trợ được triển khai tại Thành phố Hà Nội.

Dự án kéo dài trong 4 năm và được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 tổ chức khảo sát và đã triển khai trong năm 2006, với việc các chuyên gia Nhật đi khảo sát thực tế tại các điểm xử lý chất thải, các phường Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Láng Hạ, Thành Công.

Giai đoạn 2 được thực hiện năm 2007 với việc thí điểm phân loại rác từ nguồn tại 4 quận: Ba Ðình, Hoàn Kiếm, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền về giữ gìn môi trường thành phố.

Giai đoạn 3 được thực hiện trong năm 2008 - 2009 với việc đánh giá hiệu quả dự án, đồng thời nhân rộng dự án ra nhiều quận của thành phố.

Thế nhưng, dự án này chưa từng được nhân rộng, việc phân loại rác thải tại 4 quận nội thành cũng đã dừng lại theo, đến nay đã hơn 10 năm.

Vào thời điểm đó, khi rác hữu cơ được đưa đi sản xuất phân bón, công nhân phải phân loại thêm, sau đó vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn, tốn kém chi phí. Giá thành phân hữu cơ bán ra lại không bù đắp được chi phí đầu vào nên càng làm càng lỗ. Vì thế, đến nay, Nhà máy Chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn vẫn đang tạm dừng hoạt động vô thời hạn, trang thiết bị máy móc có thể trở thành một đống sắt vụn.

"Phân bón làm ra không bán được cho ai, nên nhà máy không thể hoạt động được"- đại diện Chi cục Môi trường Hà Nội nói về dự án này.

Trao đổi với phóng viên Lao Động về nguyên nhân chưa thể phân loại rác tại Hà Nội thời gian qua, một đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) tiết lộ: Dự án đó chưa được sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, chưa có quy định nào cả mà chỉ mang tính chất đoàn thể tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.

"Cứ đi tuyên truyền ra rả, thậm chí có nơi có cả các bác tổ trưởng dân phố đứng ngay tại thùng rác để yêu cầu người dân phân loại rác, nhưng làm sao có thể làm như vậy mãi? Rồi trong thu gom thì 2 thùng phân loại riêng nhưng lại đổ ụp làm 1, vì phân hữu cơ được làm từ rác không bán được, nhà máy không hoạt động được. Nếu có được hỗ trợ hoạt động trở lại thì nhà máy đó cũng chỉ xử lý được một phần rất nhỏ rác thải hữu cơ của thành phố thôi"- vị này nói. Đức Vân

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh: Rác thải tồn đọng lớn do chậm phê duyệt đề án thu gom, xử lý

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Từ đầu năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, thế nhưng đến nay đề án vẫn chưa được phê duyệt. Trong khi đó, lượng rác thải sinh hoạt tồn đọng ngày càng lớn, gây ô nhiễm môi trường.

Công viên Thiên Đức đổ rác thải ô nhiễm: Dân lập thêm 2 chốt chặn

Nhóm PV |

Phú Thọ - Trong quá trình lập chốt chặn xe chở đất ra vào Công viên tưởng niệm Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, người dân xã Phú Lộc (huyện Phù Ninh) phát hiện công viên này đổ rác thải gây ô nhiễm môi trường, quá bức xúc, người dân đã tiếp tục lập thêm 2 chốt để ngăn chặn.

Rác thải theo sóng nước phủ kín bãi biển ở TP Quảng Ngãi

Ngọc Viên - Thanh Hải |

Thực trạng rác thải phủ kín bờ biển Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi không phải chỉ do người dân ở địa phương này tự xả, mà còn đến từ nhiều nguồn xả thải ở thượng nguồn các dòng sông, bờ biển khác trên toàn tỉnh. Vì vậy, bãi rác này rơi vào thực trạng cha chung không ai khóc...

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hà Tĩnh: Rác thải tồn đọng lớn do chậm phê duyệt đề án thu gom, xử lý

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Từ đầu năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, thế nhưng đến nay đề án vẫn chưa được phê duyệt. Trong khi đó, lượng rác thải sinh hoạt tồn đọng ngày càng lớn, gây ô nhiễm môi trường.

Công viên Thiên Đức đổ rác thải ô nhiễm: Dân lập thêm 2 chốt chặn

Nhóm PV |

Phú Thọ - Trong quá trình lập chốt chặn xe chở đất ra vào Công viên tưởng niệm Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, người dân xã Phú Lộc (huyện Phù Ninh) phát hiện công viên này đổ rác thải gây ô nhiễm môi trường, quá bức xúc, người dân đã tiếp tục lập thêm 2 chốt để ngăn chặn.

Rác thải theo sóng nước phủ kín bãi biển ở TP Quảng Ngãi

Ngọc Viên - Thanh Hải |

Thực trạng rác thải phủ kín bờ biển Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi không phải chỉ do người dân ở địa phương này tự xả, mà còn đến từ nhiều nguồn xả thải ở thượng nguồn các dòng sông, bờ biển khác trên toàn tỉnh. Vì vậy, bãi rác này rơi vào thực trạng cha chung không ai khóc...