Nhà máy xử lý rác trăm tỉ ở Hà Nội dừng hoạt động 3 năm: Lãng phí quá lớn

Trang Thiều - Tuấn Anh |

Theo nhiều người dân sống xung quanh Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội), dự án này xây dựng nhưng không nghiên cứu kỹ - nhà máy rác quá gần dân, đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng liên tục xảy ra sự cố, đã dừng hoạt động đến 3 năm, gây lãng phí vô cùng lớn.

"Quá sai, sai ngay từ ban đầu"

Chỉ tay về phía tường rào ngay trước nhà, ông Lê Văn Sơn (Thọ An, Đan Phượng) thở dài: "Quá lãng phí, quá phí phạm, quá sai, sai ngay từ ban đầu". Nói rồi, ông Sơn bức xúc kể về "lịch sử" của Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình.

"Công trình này được xây dựng vào khoảng năm 2013, lúc bấy giờ tôi không rõ là họ xây dựng gì, sau này thì nghe loáng thoáng là nhà máy đốt rác áp dụng quy trình khép kín và sẽ không ảnh hưởng đến người dân.

Nhưng đến năm 2015, khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động thì không thể chịu nổi. Ống khói của nhà máy nhả liên tục không ngừng nghỉ, tiếng ồn từ lò hơi kêu như xay lúa khiến người dân không ngủ được. Chúng tôi kiến nghị nhiều lần thì nhà máy có nâng ống khói lên cao nhưng không ăn thua" - ông Sơn kể.

 
Ông Sơn rất bức xúc với nhà máy rác trăm tỉ cạnh nhà. Ảnh: Tuấn Anh

Không gian yên bình năm ấy bỗng chốc bị phá tan bởi nhà máy xử lý rác. Từ vị trí tường bao phía sau của nhà máy đến khu dân cư chỉ cách nhau một đoạn đường ngắn chưa đầy 200m. Không khí ô nhiễm nghiêm trọng, đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, họ phải sống chung với mùi rác đến mức ám ảnh.

"Nhà máy xả khói suốt ngày, hôm nào gió thổi xuôi về phía khu dân cư là không thể nào thở nổi. Đốt được 1 năm thì mùi khét nồng nặc, trẻ con người già không thể thở, ho rồi tức ngực, đóng cửa kín mít cũng không chịu nổi" - ông Sơn nhớ lại. 

Nhà máy rác sát khu dân cư. Ảnh: Phương Anh
Nhà máy rác sát khu dân cư. Ảnh: Tuấn Anh

"Lạch cạch đốt rác được 2-3 hôm lại hỏng"

Không dừng lại ở việc nằm quá gần khu dân cư, Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình còn khiến người dân đặt ra nghi vấn về tính hiệu quả khi nhiều lần phải tạm dừng để sửa chữa.

Ông Trần Văn Cử (Thọ Xuân, Đan Phượng) cho biết, có thời điểm rác của chính xã Phương Đình cũng không được xử lý tại nhà máy mà phải chở lên bãi Xuân Sơn (Sơn Tây) vì liên tục hỏng hóc phải sửa chữa.

Hiện nhiều hạng mục của dự án bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, hoen gỉ. Ảnh: Phương Anh
Hiện nhiều hạng mục của dự án bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, hoen gỉ. Ảnh: Tuấn Anh

"Mùi rác thì cháy khét, tiếng ồn thì vang vọng, lạch cạch đốt rác được 2-3 hôm lại hỏng, nhà máy không ít lần phải dừng lại để bảo trì, sửa chữa. Đến nay đã dừng đốt được hơn 3 năm. Tôi không thể hiểu một nhà máy có vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng, được giới thiệu là công nghệ hiện đại, tại sao lại liên tục hỏng hóc và dừng hoạt động đến tận bây giờ?

Dự án này sai ngay từ ban đầu vì xây dựng nhưng không nghiên cứu kỹ - nhà máy rác quá gần dân, gây ô nhiễm môi trường, đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng liên tục xảy ra sự cố, đã dừng hoạt động đến 3 năm, gây lãng phí vô cùng lớn. Cần truy ngay trách nhiệm để xảy ra sự lãng phí này" - ông Cử bức xúc.

Thiết bị công nghệ lạc hậu, chưa phù hợp với đặc tính rác thải của Hà Nội

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, từ khi hoạt động chính thức, Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình thường xuyên phải xin ngừng tiếp nhận rác do sự cố hỏng hóc thiết bị. Cụ thể, từ thời điểm hoạt động đến năm 2018, nhà máy đã ngừng tiếp nhận rác 5 lần với tổng số 777 ngày.

Từ tháng 4.2018 đến nay, Nhà máy đã dừng sửa chữa kết hợp nâng cấp hệ thống khí thải theo Quy chuẩn mới (QCVN 61-MT:2016/BTNMT). Tuy nhiên, do chưa đạt yêu cầu nên nhà máy không vận hành xử lý rác từ thời điểm đó đến nay.

Nguyên nhân theo đánh giá là do thiết bị công nghệ lạc hậu, chưa phù hợp với đặc tính rác thải của Hà Nội (chưa qua phân loại), nhiệt trị thấp nên việc vận hành thường xuyên gặp các sự cố. Cụ thể, không đạt nhiệt độ cần thiết (600 - 800 độ C), tắc hệ thống cấp khí đốt và thoát khí thải, tuy đã sửa chữa nhiều lần nhưng chưa khắc phục được.

Nhà máy rác bỏ hoang phí phạm. Ảnh: Tuấn Anh
Nhà máy rác bỏ hoang phí phạm. Ảnh: Tuấn Anh

Liên quan đến vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội cho biết, đã ban hành các văn bản số 7758/VP-TNMT ngày 8.8.2022, văn bản số 6068/VP-TNMT ngày 24.6.2022, văn bản số 6069/VP-TNMT ngày 24.6.2022 về việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án khu xử lý rác thải huyện Đông Anh, Dự án Nhà máy xử lý và chế biến rác thải Phương Đình của Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang.

UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi tường, UBND huyện huyện Đan Phượng, Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang...) kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án của nhà đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo đề xuất xử lý theo quy định.

Trước đó, dự án Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình được quy hoạch xây dựng trên diện tích hơn 4,7 ha, với tổng mức đầu tư hơn 270 tỉ đồng.

Dự án có công suất giai đoạn 1 đạt 300 tấn/ngày đêm, đảm nhiệm xử lý toàn bộ chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng, các khu vực lân cận Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai và rác thải công nghiệp không nguy hại của các làng nghề, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Trang Thiều - Tuấn Anh
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh nhà máy rác trăm tỉ bỏ hoang giữa Hà Nội

Thiều Trang - Phương Anh |

Trong 2 năm chính thức đi vào hoạt động, Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) được đầu tư hàng trăm tỉ đồng lại liên tục xảy ra sự cố, phải xin dừng nhập rác để sửa chữa, nâng cấp. Từ năm 2018 đến nay, nhà máy rác trăm tỉ vẫn chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại.

Phân loại rác tại nguồn ở Hà Nội: Tránh vết xe đổ hơn 10 năm trước

Thùy Linh |

Dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn được Nhật Bản hỗ trợ, triển khai tại Hà Nội từ năm 2006 nhưng cũng đã thất bại. Đến nay, sau hơn 10 năm, Hà Nội vẫn chưa có một Đề án phân loại rác thải tại nguồn áp dụng chung cho toàn thành phố. Theo các chuyên gia, chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên lớn từ rác, trong khi các bãi chôn lấp rác đang quá tải, các nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn Hà Nội vẫn đang đắp chiếu.

Sau 10 năm thí điểm phân loại rác thải, rác hỗn hợp vẫn bủa vây thành phố

Nhóm PV |

Nhìn vào những thùng chứa rác thải mới thấy hiện trạng của việc phân loại rác thải tại nguồn hiện nay. Rác thải hữu cơ như thực phẩm thừa, vỏ hoa quả trộn lẫn với rác thải vô cơ là túi nylon, hộp xốp, thủy tinh vỡ, gốm sứ vỡ... vẫn tràn ngập.

Giờ thứ 9: Kẻ thứ 3 - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Trẻ con luôn cần tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Cha mẹ ly hôn, gia đình không hoàn thiện, con trẻ dễ lâm vào tình trạng mất cân bằng do không được quan tâm chăm sóc toàn diện. Chính vì lẽ đó, “người thứ ba” là cha dượng hay mẹ kế sẽ luôn là đối tượng để các em gây sự và trút mọi hờn giận.

Văn Hậu có cơ hội dự ASIAD 19 cùng U24 Việt Nam

HOÀNG HUÊ |

Ban tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á - ASIAD 19 chính thức chốt độ tuổi tham dự môn bóng đá nam. Theo đó, các đội tuyển được dùng cầu thủ thuộc lứa U24 và 3 cầu thủ quá tuổi.

Tổng thống Zelensky thừa nhận tiền tuyến Ukraina ngày càng khó khăn

Song Minh |

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình tiền tuyến ở phía đông đất nước đang trở nên khó khăn hơn và Nga đang tung thêm nhiều binh lính vào trận chiến.

Muốn thị trường xăng dầu hoạt động ổn định phải quy định mức chiết khấu tối thiểu

Cường Ngô |

Nếu muốn thị trường xăng dầu hoạt động ổn định thì không có cách nào khác là Nhà nước phải quy định mức chiết khấu tối thiểu. Đó là quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khi góp ý sửa đổi Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu.

Cựu quân nhân hơn 30 năm cứu hộ người bị tai nạn giao thông

Tô Công |

Phú Thọ - Một cựu quân nhân tại huyện Đoan Hùng nổi tiếng gần xa với tấm lòng hiệp nghĩa, hơn 30 năm tự nguyện làm cứu hộ người bị tai nạn giao thông.

Cận cảnh nhà máy rác trăm tỉ bỏ hoang giữa Hà Nội

Thiều Trang - Phương Anh |

Trong 2 năm chính thức đi vào hoạt động, Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) được đầu tư hàng trăm tỉ đồng lại liên tục xảy ra sự cố, phải xin dừng nhập rác để sửa chữa, nâng cấp. Từ năm 2018 đến nay, nhà máy rác trăm tỉ vẫn chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại.

Phân loại rác tại nguồn ở Hà Nội: Tránh vết xe đổ hơn 10 năm trước

Thùy Linh |

Dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn được Nhật Bản hỗ trợ, triển khai tại Hà Nội từ năm 2006 nhưng cũng đã thất bại. Đến nay, sau hơn 10 năm, Hà Nội vẫn chưa có một Đề án phân loại rác thải tại nguồn áp dụng chung cho toàn thành phố. Theo các chuyên gia, chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên lớn từ rác, trong khi các bãi chôn lấp rác đang quá tải, các nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn Hà Nội vẫn đang đắp chiếu.

Sau 10 năm thí điểm phân loại rác thải, rác hỗn hợp vẫn bủa vây thành phố

Nhóm PV |

Nhìn vào những thùng chứa rác thải mới thấy hiện trạng của việc phân loại rác thải tại nguồn hiện nay. Rác thải hữu cơ như thực phẩm thừa, vỏ hoa quả trộn lẫn với rác thải vô cơ là túi nylon, hộp xốp, thủy tinh vỡ, gốm sứ vỡ... vẫn tràn ngập.