Chuyển mình đào tạo đại học, ngành nghề trước sức ép công nghệ 4.0

Huyên Nguyễn |

Cuộc sống ngày càng biến động mạnh mẽ đặt ra nhiều vấn đề cho học sinh và cả các trường đại học trong việc chuyển hướng đào tạo thời gian tới để đáp ứng nhu cầu đang luôn thay đổi, nhất là trước sức ép của xu hướng công nghệ 4.0. Một thực tế là đang có cuộc đua để chọn học, mở thêm ngành học mới đón đầu kỷ nguyên số.

Đẩy mạnh đào tạo công nghệ

Năm 2023, nhiều trường đại học tuyển sinh thêm những ngành học mới gắn với kỷ nguyên số nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Mới đây nhất, Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) dự kiến mở và tuyển sinh 5 ngành học mới tại cơ sở chính gồm: Công nghệ tài chính (Fintech); Marketing công nghệ (Martech); Kinh doanh số (Digital business); Robot và trí tuệ nhân tạo (Robot & AI); Công nghệ logistics (Logtech); chương trình song bằng mới về kinh tế chính trị - luật và quản trị địa phương.

Tại phân hiệu ở Vĩnh Long, UEH mở mới 2 ngành Công nghệ và đổi mới sáng tạo; Kỹ sư Robot và trí tuệ nhân tạo (Robot & AI).

Trong khi đó, Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TPHCM cũng dự kiến mở ngành Trí tuệ nhân tạo; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở ngành Công nghệ vật lý điện tử và tin học…

Còn tại Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM, TS Thái Doãn Thanh - Phó Hiệu trưởng, cho biết, trong năm 2023, trường dự kiến mở 5 ngành học mới là: Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu, Luật, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử.

Ở phía Bắc, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa chính thức ra mắt Trung tâm Công nghệ và Kinh tế số (BK Fintech).

PGS Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh mục tiêu hoạt động của trung tâm là trở thành đơn vị nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ với nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế số, xã hội số quốc gia thông qua các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ 4.0.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến mở ngành Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật sản xuất thông minh, Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh, Ngôn ngữ học. Trường Đại học Lâm nghiệp mở ngành Logistics, Tài chính - Ngân hàng…

Xây dựng lớp lao động thế hệ mới

TS Mai Đức Toàn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Gia Định nhìn nhận nhiều ngành nghề, công việc bây giờ khác xưa. Ví dụ như Quản trị kinh doanh không còn đơn thuần là kinh tế nữa mà bây giờ yêu cầu cả kiến thức về công nghệ thông tin, xử lý số liệu, thương mại điện tử. Tài chính ngân hàng thì cần kiến thức về công nghệ tài chính, marketing số hóa... Vì thế, các ngành học “lai” với công nghệ xuất hiện nhiều hơn.

“Có cầu ắt có cung và xu hướng đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong các lĩnh vực công nghệ và số hóa ngày càng cao. Thực tế này buộc các trường đại học phải thay đổi chương trình đào tạo, các chuyên ngành mới được mở để đảm bảo nhu cầu nhân lực cho xã hội”, TS Mai Đức Toàn nói.

Theo ông Trần Anh Tuấn - chuyên gia dự báo nhân lực, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM nhận định, trong thời gian tới, nhu cầu nhân lực đang thiếu hụt rất lớn, nhóm ngành nghề sẽ bổ sung cho nguồn nhân lực sẽ gồm: Nhóm ngành về công nghệ kỹ thuật (kể cả những ngành về khoa học tự nhiên). Đây là nhóm ngành chiếm tỉ trọng cao nhất, đến 35 % tỉ trọng nguồn nhân lực đang thiếu hụt của trong nước.

Trong đó, các lĩnh vực như đo điện tử, tự động hóa, công nghệ ôtô, điện - điện tử; các nhóm ngành về kỹ thuật, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, kỹ thuật ứng dụng; các nhóm ngành về công nghệ xây dựng, vật liệu, công nghệ môi trường... đang rất hút lao động.

Tiếp theo là nhóm ngành về lĩnh vực công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tài chính, hành chính pháp luật, khoa học xã hội, chăm sóc sức khỏe.

Cuối cùng, nhóm ngành về công nghệ cao trong nông nghiệp, khoa học cây trồng, chăn nuôi thú y, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thủy hải sản, công nghệ sinh học, hóa dược, hóa sinh, hóa mỹ phẩm... cũng dự báo cần nguồn nhân lực tốt.

Ông Trần Anh Tuấn - chuyên gia dự báo nhân lực, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho biết, nếu sinh viên không tận dụng cơ hội này, nhân lực các nước khác sẽ vào Việt Nam để làm. Việc cạnh tranh nghề nghiệp hiện nay không phải chỉ đơn thuần là cạnh tranh về bằng cấp, cạnh tranh sự thông minh, tài giỏi... mà còn là sự cạnh tranh của chất lượng về nghề nghiệp... Vì thế, học sinh, sinh viên cần tiếp tục học tập, có trình độ nhất định, phải trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao.


Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Trường đại học ở Mỹ đào tạo thạc sĩ trực tuyến về AI

Thanh Hà |

Trong bối cảnh bùng nổ các công cụ mới như ChatGPT, một trường đại học ở Mỹ có kế hoạch đào tạo hàng nghìn học viên về các kỹ năng được săn đón trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Điều kiện mở ngành mới trong đào tạo trình độ đại học

Trang Hà |

Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT thống nhất quy định chung về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Tuyển sinh 2023, nhiều trường đại học mở thêm ngành đào tạo mới

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh 2023, nhiều trường đại học đã thông báo về việc mở mới một số ngành đào tạo.

Đắk Nông quan tâm đào tạo nghề, mở lối cho người dân phát triển kinh tế

Phan Tuấn |

Trong năm 2022, đã có hàng ngàn lao động ở tỉnh Đắk Nông được tham gia các khóa đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn.  Thông qua các khóa học, người dân nơi đây đã được nâng cao kiến thức để phát triển sản xuất hoặc tìm được công ăn, việc làm, có nguồn thu nhập ổn định.

Bị giữ xe vì vi phạm nồng độ cồn, chủ xe la hét, đập phá xe

Hoàng Lộc |

Sau khi lập biên bản vi phạm nồng độ cồn, chủ phương tiện vi phạm xin lại xe để vợ điều khiển về Cần Thơ. Lực lượng chức năng thực hiện đúng quy định, không cho phép thì người vi phạm lớn tiếng la hét, đập phá xe máy.

Truyền thông quốc tế dành lời khen cho U20 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Màn thể hiện ấn tượng của U20 Việt Nam trước hai đối thủ được đánh giá cao hơn là U20 Australia và U20 Qatar đã thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế.

Giờ thứ 9: Bạn gái của bố tôi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Không hiểu sao tôi vẫn không bỏ được thói quen dõi mắt xuống đường từ ô cửa sổ phòng làm việc mỗi khi hết giờ làm, tôi cũng bỗng thót tim và ngoái lại tìm kiếm khi nghe thấy giọng nói, nụ cười giống với giọng cô ta. Tôi không biết cảm xúc của mình có phải là tình yêu tôi dành cho cô ta không. Nhưng trong lòng tôi như có một khoảng trống vắng lặng, đơn côi.

Quảng Nam khởi tố thêm một phó giám đốc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Hoàng Bin |

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 92-02D ở Quảng Nam đã có nhiều sai phạm.

Trường đại học ở Mỹ đào tạo thạc sĩ trực tuyến về AI

Thanh Hà |

Trong bối cảnh bùng nổ các công cụ mới như ChatGPT, một trường đại học ở Mỹ có kế hoạch đào tạo hàng nghìn học viên về các kỹ năng được săn đón trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Điều kiện mở ngành mới trong đào tạo trình độ đại học

Trang Hà |

Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT thống nhất quy định chung về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Tuyển sinh 2023, nhiều trường đại học mở thêm ngành đào tạo mới

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh 2023, nhiều trường đại học đã thông báo về việc mở mới một số ngành đào tạo.

Đắk Nông quan tâm đào tạo nghề, mở lối cho người dân phát triển kinh tế

Phan Tuấn |

Trong năm 2022, đã có hàng ngàn lao động ở tỉnh Đắk Nông được tham gia các khóa đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn.  Thông qua các khóa học, người dân nơi đây đã được nâng cao kiến thức để phát triển sản xuất hoặc tìm được công ăn, việc làm, có nguồn thu nhập ổn định.