Trường đại học ở Mỹ đào tạo thạc sĩ trực tuyến về AI

Thanh Hà |

Trong bối cảnh bùng nổ các công cụ mới như ChatGPT, một trường đại học ở Mỹ có kế hoạch đào tạo hàng nghìn học viên về các kỹ năng được săn đón trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Đại học Texas tại Austin, một trong những trường khoa học máy tính hàng đầu của Mỹ, đang bắt đầu một chương trình cấp bằng thạc sĩ khoa học trực tuyến quy mô lớn, chi phí thấp về trí tuệ nhân tạo.

Là chương trình đầu tiên thuộc loại này trong số các trường máy tính ưu tú, chương trình mới có thể giúp nhanh chóng mở rộng lực lượng lao động lĩnh vực AI tại Mỹ khi những "ông lớn" công nghệ như Microsoft tập trung đầu tư hàng tỉ USD vào lĩnh vực này.

Đại học Texas tại Austin công bố sáng kiến ​​này trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về công nghệ mới được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra các tác phẩm và văn bản giống con người. Thêm vào đó, trong bối cảnh một số công ty lớn nhất của ngành công nghệ đang sa thải người lao động, việc tuyển dụng mảng AI dự kiến tiếp tục mạnh mẽ.

Các quan chức của Đại học Texas tại Austin có kế hoạch đào tạo hàng nghìn học viên cao học về các kỹ năng được săn đón như học máy, với học phí khoảng 10.000 USD, bắt đầu từ mùa xuân năm 2024. Các quan chức của trường cho biết, chi phí này nhằm giúp giáo dục lĩnh vực AI có giá cả phải chăng hơn. Được biết, Đại học Johns Hopkins cung cấp chương trình cao học trực tuyến ngành trí tuệ nhân tạo với giá hơn 45.000 USD.

Adam Klivans, giáo sư khoa học máy tính tại Texas, giám đốc của chương trình thạc sĩ AI cho hay, AI đang trở thành công cụ thiết yếu trong các lĩnh vực nằm ngoài phạm vi của một số công ty công nghệ. Ông lưu ý, đang có nhu cầu cao về các chuyên gia AI trong các ngành như công nghệ sinh học và tài chính. Bằng cấp trực tuyến mới là “thứ mà các chuyên gia đang làm việc có thể tham gia để học hỏi kiến thức chuyên môn công ty của họ cần mà không phải nghỉ việc”.

Chương trình mới có thể giúp nhanh chóng mở rộng lực lượng lao động lĩnh vực AI tại Mỹ. Ảnh: AFP
Chương trình mới có thể giúp nhanh chóng mở rộng lực lượng lao động lĩnh vực AI tại Mỹ. Ảnh minh họa. Ảnh: AFP

Một phần kinh phí để phát triển chương trình thạc sĩ mới đến từ Quỹ Khoa học Quốc gia. Năm 2020, tổ chức này đã trao cho Đại học Texas khoản tài trợ trị giá 20 triệu USD trong 5 năm để thành lập viện AI về nghiên cứu học máy. Đó là lĩnh vực mà các thuật toán máy tính học cách đưa ra dự đoán qua phân tích các tập dữ liệu lớn như dự đoán công thức thuốc nào có thể được sử dụng tốt nhất để điều trị những virus mới.

Các quan chức của Đại học Texas tại Austin khóa học thạc sĩ trực tuyến do giảng viên dạy qua các bài giảng video được ghi lại, cùng với một số phiên tương tác. Giảng viên tham gia vào chương trình nghiên cứu liên ngành tại trường mang tên Good Systems nhằm phát triển các công cụ AI có lợi ích xã hội tiềm năng lớn hơn tác hại của chúng, cũng sẽ tham gia giảng dạy.

Chương trình thạc sĩ trực tuyến bao gồm các khóa học nâng cao trong các lĩnh vực như học máy; ứng dụng AI trong y tế; và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giúp các trợ lý giọng nói như Siri và Alexa hiểu được lời nói của con người. Mỗi khóa học cũng gồm đào tạo đạo đức chính thức để cung cấp cho học viên một khuôn khổ để hiểu ý nghĩa xã hội của các hệ thống AI.

Những kỹ năng sáng tạo và quan trọng này có thể có nhu cầu ngày càng cao. Các công ty công nghệ đang chạy đua để phát triển các chatbot tiên tiến và các công cụ AI có thể tạo hình ảnh và văn bản để đáp ứng những yêu cầu này.

Chương trình ở Texas được truyền cảm hứng từ Viện Công nghệ Georgia. Năm 2014, Viện Công nghệ Georgia trở thành trường khoa học máy tính hàng đầu đầu tiên bắt đầu chương trình thạc sĩ trực tuyến quy mô lớn, chi phí thấp trong lĩnh vực AI. Hàng nghìn học viên đã tốt nghiệp từ chương trình này.

Năm 2019, Đại học Texas tại Austin bắt đầu chương trình cấp bằng thạc sĩ trực tuyến quy mô lớn về khoa học máy tính, tiếp theo là chương trình thạc sĩ trực tuyến tương tự về khoa học dữ liệu vào năm 2021. Những chương trình này có khoảng 2.800 học viên đăng ký.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tầm quan trọng của thoả thuận về chip của Mỹ với Hà Lan, Nhật Bản

Thanh Hà |

Nhật Bản và Hà Lan gia nhập với Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với máy móc bán dẫn tiên tiến, tạo nên liên minh hùng mạnh tác động tới tham vọng xây dựng năng lực chip nội địa của Bắc Kinh.

Làn sóng sa thải quét qua ngành truyền thông Mỹ

Thanh Hà |

Truyền thông Mỹ chấn động bởi làn sóng sa thải trong bối cảnh kinh tế ảm đạm.

Đức, Mỹ thay đổi quyết định, đồng loạt cấp xe tăng thiện chiến cho Ukraina

Thanh Hà |

Ukraina có thể nhận được hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ trong khi Đức đã đồng ý cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Kiev.

Vụ Nhà bà nữ, Chị chị em em 2 bị quay lén: Không thể trông chờ vào ý thức!

ĐÔNG DU |

Việc trước nay, tình trạng quay lén phim đưa lên mạng nhằm trục lợi, nhiều nhà làm phim đều kêu gọi khán giả xem phim văn minh. Tuy nhiên, cho đến khi Nhà bà nữ, Chị chị em em 2 bị quay lén tung lên Tiktok, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên chỉ trông chờ vào ý thức người xem.

Vụ sai phạm tại Cienco 1: Kiến nghị xử lý về Đảng, chính quyền nhiều cán bộ

Việt Dũng |

Ngoài truy tố 3 cựu lãnh đạo, cán bộ Cienco 1 và 3 người khác, Viện Kiểm sát cũng đề nghị xử lý nhiều cá nhân cấp vụ, phòng một số Bộ.

Bao giờ miền Bắc chuyển mưa phùn nồm ẩm, rét khô chấm dứt?

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định tình trạng rét khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn ở miền Bắc khả năng kéo dài hết ngày 1.2.

Vụ lật xe trên Đèo Cón: Cấp cứu, đỡ đẻ thành công nạn nhân mang thai

Tô Công |

Phú Thọ - Một trong các nạn nhân bị thương trong vụ lật xe trên Đèo Cón là thai phụ, đang mang thai tháng thứ 8 đã được cấp cứu thành công.

Chuyên gia hiến kế bảo tồn áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp ở Hà Nội

Minh Ánh - Hà Chi |

Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL), kiêm Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, bức áp phích bằng tiếng Pháp mới phát lộ, có giá trị lịch sử nhưng giá trị mỹ thuật chưa cao. Vì vậy, ông hiến kế để có thể bảo tồn bức áp phích này đúng cách, không gây lãng phí.

Tầm quan trọng của thoả thuận về chip của Mỹ với Hà Lan, Nhật Bản

Thanh Hà |

Nhật Bản và Hà Lan gia nhập với Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với máy móc bán dẫn tiên tiến, tạo nên liên minh hùng mạnh tác động tới tham vọng xây dựng năng lực chip nội địa của Bắc Kinh.

Làn sóng sa thải quét qua ngành truyền thông Mỹ

Thanh Hà |

Truyền thông Mỹ chấn động bởi làn sóng sa thải trong bối cảnh kinh tế ảm đạm.

Đức, Mỹ thay đổi quyết định, đồng loạt cấp xe tăng thiện chiến cho Ukraina

Thanh Hà |

Ukraina có thể nhận được hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ trong khi Đức đã đồng ý cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Kiev.