Sốt xuất huyết bùng phát, có bệnh nhân tiểu cầu thấp đến mức không đo được

Thùy Linh |

Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 258.480 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 102 tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (54.219 ca) số mắc tăng 4,8 lần, tử vong tăng 81 trường hợp.

Có bệnh nhân tiểu cầu thấp đến mức không đo được

Xuất hiện các triệu chứng sốt, gai rét, mệt mỏi nhưng vì nghĩ chỉ là bệnh thông thường, ông N.Đ.T, 57 tuổi ở Thanh Oai (Hà Nội) không đến viện khám mà tự điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, đến ngày thứ 5 của bệnh, ông T chảy máu nhiều ở vùng răng và chảy máu ở vùng chân bị sùi (ông T có bệnh nền gút mãn tính) không cầm được, nên gia đình đưa đến bệnh viện huyện.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện tiểu cầu của ông T về mức 0 (không đo được). Bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Theo ThS.BS Hà Huy Tình, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội), số lượng tiểu cầu trung bình của một người khỏe mạnh là từ 150 - 450G/L; mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50G/L; mức nghiêm trọng là 10 - 20G/L.

"Tiểu cầu là một trong những yếu tố chính về đông máu. Bệnh nhân bị giảm tiểu cầu, đặc biệt là xuống mức không đo được như trường hợp này sẽ rất dễ bị chảy máu không cầm được. Bên cạnh chảy máu ngoài da, trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể xuất huyết não, xuất huyết nội tạng và nguy hiểm đến tính mạng", BS Tình nói.

Theo BS, trong suốt đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết vừa qua, những trường hợp tiểu cầu giảm xuống mức 1 - 5G/L là không hề hiếm. Tuy nhiên, bệnh nhân có tiểu cầu hạ về mức không đo được như ca bệnh này là lần đầu gặp.

Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được nhanh chóng truyền tiểu cầu kèm theo truyền dịch, dùng thuốc cầm máu, dùng thuốc bổ gan (bệnh nhân có bệnh nền về gan).

Sau gần một tuần điều trị, tiểu cầu của ông T về mức bình thường:146G/L, tình trạng sức khỏe ổn định nên được xuất viện.

BS Tình cảnh báo, ngày thứ 4 - 7 của bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng, đặc biệt là giảm tiểu cầu.

Ghi nhận tại nhiều cơ sở y tế khác cho thấy số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang gia tăng chóng mặt.

Số mắc tăng gần 5 lần, số tử vong tăng 81 ca

Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 258.480 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 102 tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (54.219/21) số mắc tăng 4,8 lần, tử vong tăng 81 trường hợp.

Khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong ở mức cao. Khu vực miền Bắc đã ghi nhận sự gia tăng số mắc và đã có trường hợp tử vong.

Tại TPHCM, tính từ đầu năm tới ngày 9/10, ghi nhận 64.461 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 627,6% so với cùng kì năm 2021. Thành phố đã có 26 ca tử vong, 75% là người lớn. Dù tình hình sốt xuất huyết đang có xu hướng giảm, nhưng số ca nặng nhập viện vẫn không có dấu hiệu đi xuống.

Để hạn chế số ca nặng và tử vong do sốt xuất huyết, Sở Y tế TPHCM đã quyết định áp dụng mô hình tháp 3 tầng theo kinh nghiệm của điều trị COVID-19 để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.

Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua có thêm 1.034 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã.

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội ghi nhận 6.779 mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 trường hợp tử vong. Ngoài ra, trong tuần qua cũng ghi nhận thêm 48 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 19 quận, huyện… Hiện trên địa bàn Hà Nội có 147 ổ dịch đang hoạt động, tại 24 quận, huyện.

Theo các chuyên gia, những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết Dengue khá tương đồng với với một số bệnh nhiễm siêu vi khác như cúm. Đặc biệt, khởi phát của sốt xuất huyết Dengue có khi giống với bệnh cảnh COVID-19 nên dễ bỏ sót.

TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khuyến cáo: Bệnh nhân sốt xuất huyết cần đến viện thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

- Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.

- Không ăn, uống được.

- Nôn ói nhiều.

- Đau bụng nhiều.

- Tay chân lạnh, ẩm.

- Mệt lả, bứt rứt.

- Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.

- Không tiểu trên 6 giờ.

- Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì.

- Khó thở.

Chuyên gia khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện E) khuyến cáo phòng dịch bệnh
Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Truyền gần 20 lít máu cứu bệnh nhân người Bỉ bị sốt rét, có nhóm máu hiếm

Mai Thanh |

Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống ca bệnh hiếm gặp, bị sốt rét ác tính, nhóm máu hiếm Rh (-).

Bộ Y tế yêu cầu chống dịch bệnh trong và sau lũ, đặc biệt là sốt xuất huyết

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương từ Quảng Bình đến Phú Yên tổ chức rà soát các kế hoạch, phương án phòng chống mưa lũ; duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong và sau lũ, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức phòng chống mưa, lũ.

Người mắc sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi bệnh?

Kim Nhung |

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường có diễn biến nhanh, các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Truyền gần 20 lít máu cứu bệnh nhân người Bỉ bị sốt rét, có nhóm máu hiếm

Mai Thanh |

Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống ca bệnh hiếm gặp, bị sốt rét ác tính, nhóm máu hiếm Rh (-).

Bộ Y tế yêu cầu chống dịch bệnh trong và sau lũ, đặc biệt là sốt xuất huyết

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương từ Quảng Bình đến Phú Yên tổ chức rà soát các kế hoạch, phương án phòng chống mưa lũ; duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong và sau lũ, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức phòng chống mưa, lũ.

Người mắc sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi bệnh?

Kim Nhung |

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường có diễn biến nhanh, các biểu hiện nặng dần theo từng giai đoạn.