Số ca COVID-19 tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát

Trang Hà |

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết - hiện Omicron vẫn là biến thể chủ đạo, biến thể phụ xuất hiện nhiều nhưng không làm gia tăng nguy cơ chuyển nặng bệnh nhân mắc COVID-19.

Đánh giá tình hình dịch COVID-19 hiện nay

Liên quan đến diễn biến số ca mắc COVID-19 trong tháng 4 tăng cao đột biến so với 3 tháng trước, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân cho biết, để đánh giá tình hình dịch COVID-19 cần dựa trên 3 yếu tố: virus SARS-CoV-2; môi trường sống, hành vi của người dân và các biện pháp đáp ứng.

Với virus SARS-CoV-2, biến thể Omicron vẫn đang chiếm ưu thế trên thế giới, thống kê có thể tạo ra trên 500 biến thể phụ, có đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng các ca nặng. Hiệu quả của vaccine trong phòng lây nhiễm đối với biến thể Omicron còn hạn chế, nhưng được khẳng định là có hiệu quả ngăn ngừa ca nặng, nhập viện, tử vong.

Về môi trường sống, biến thể Omicron lây lan nhanh. Hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch nên có sự lây nhiễm cao. Việc mở cửa, giao lưu đi lại sau 3 năm dịch rất lớn, ở Việt Nam cũng vậy. Ngoài ra, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan đã tiêm vaccine nên không thực hiện biện pháp phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, khử khuẩn. Các yếu tố đó tạo ra sự lây nhiễm cao.

Về các biện pháp đáp ứng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đánh giá cao sự vào cuộc của các địa phương trong việc xử lý các ổ dịch. Đặc biệt, ở Lào Cai có 2 ổ dịch, chính quyền và lực lượng chức năng đã vào cuộc sớm, xử lý triệt để, không để lây lan. Hà Nội cũng có biện pháp triển khai mạnh mẽ để làm giảm sự lây nhiễm.

"Với số ca mắc hiện nay, nếu đánh giá sơ bộ về cấp độ dịch tại từng địa phương, tất cả đang "màu xanh”, có nghĩa là không vượt qua cấp độ 1. Số ca mắc tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát” - GS Lân khẳng định.

 
GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng. Ảnh: Trang Hà

Bảo vệ đối tượng nguy cơ cao

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường rà soát cấp độ dịch và công bố rõ ràng để người dân biết và phòng chống.

"Cấp độ dịch này có ý nghĩa, ở cấp xã, phường, phát hiện sớm nhất, khoanh vùng gọn, xử lý dịch tại nguồn để không ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội.

Tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao – người cao tuổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, lực lượng y tế tuyến đầu để giảm tối đa tỉ lệ nhập viện, chuyển nặng, tử vong và không gây quá tải hệ thống y tế. Người dân cần tiêm vaccine đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế" - GS Phan Trọng Lân  nói.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Trong 7 ngày vừa qua (từ 5.4 đến 11.4.2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới).

Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện tin giả biến thể COVID-19 mới gây tử vong cao hơn nhiều lần

AN AN |

Số ca COVID-19 vừa tăng lên, lập tức xuất hiện nhiều thông tin về tình hình dịch mà chẳng ai rõ thực hư độ chính xác.

Dịch COVID-19 căng thẳng trở lại và mối lo ngại nhất của Bộ Y tế

Trang Linh |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm liên tục tăng trong nhiều ngày qua, chiều 13.4, lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế đã cung cấp thông tin cho báo chí về vấn đề này. 

Số ca COVID-19 tăng mạnh, người dân cần đặc biệt chú ý

Trang Hà |

Số ca mắc COVID-19 trong 7 ngày qua tăng gấp 4 lần so với tuần trước đó, nhiều nhất là ở Hà Nội. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch.

Hiểm họa ung thư từ nốt ruồi phong thủy

Nhóm PV |

Một người đàn ông 70 tuổi có nốt ruồi bẩm sinh ở vùng trán, phía trên lông mày trái tin rằng đây là nốt ruồi phong thuỷ, đem lại tài lộc. Tuy nhiên, chỉ đến khi nốt ruồi ngứa ngáy, lớn bất thường; khi gãi gây chảy dịch, loét thì ông mới đi khám và phát hiện ung thư.


Tìm được đối tượng tông vào xe khiến bé gái trọng thương rồi bỏ chạy

BẢO TRUNG |

Ngày 14.4, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã truy tìm được Y Hân Êban (22 tuổi, huyện Krông Pắk) đã điều khiển xe máy tông vào một bé gái làm trọng thương, nguy kịch rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.

Kim Tử Long: Ngọc Lan giống tôi, bị nhân viên bảo hiểm tư vấn tắc trách

ĐÔNG DU - THANH THUY |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, NSƯT Kim Tử Long cho rằng, chuyện của Ngọc Lan cũng có phần giống anh khi gặp phải nhân viên bảo hiểm tư vấn tắc trách.

Người thứ 4 trong gia đình Lưu Quang Vũ được đặt tên đường tại Đà Nẵng

Tường Minh |

Đà Nẵng - Nhà thơ Lưu Trùng Dương, thành viên thứ 4 trong gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ được đặt tên đường lần này.

"Điểm mặt" hàng loạt điểm nóng còn tồn tại các dòng xe đi ngược chiều

Hải Danh - Việt Dũng |

Hà Nội - Theo ghi nhận, tại các tuyến đường như: Ngã tư Nguyễn Xiển, Nút giao Đại lộ Thăng Long - Lê Quang Đạo, Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết, Dương Đình Nghệ,... vẫn tồn tại hiện tượng các dòng xe nối đuôi nhau di chuyển ngược chiều, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Xuất hiện tin giả biến thể COVID-19 mới gây tử vong cao hơn nhiều lần

AN AN |

Số ca COVID-19 vừa tăng lên, lập tức xuất hiện nhiều thông tin về tình hình dịch mà chẳng ai rõ thực hư độ chính xác.

Dịch COVID-19 căng thẳng trở lại và mối lo ngại nhất của Bộ Y tế

Trang Linh |

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm liên tục tăng trong nhiều ngày qua, chiều 13.4, lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế đã cung cấp thông tin cho báo chí về vấn đề này. 

Số ca COVID-19 tăng mạnh, người dân cần đặc biệt chú ý

Trang Hà |

Số ca mắc COVID-19 trong 7 ngày qua tăng gấp 4 lần so với tuần trước đó, nhiều nhất là ở Hà Nội. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch.