Số ca nhiễm COVID-19 gia tăng, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch

Thuỳ Linh |

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch

Trong công văn, Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Trong 7 ngày vừa qua (từ 5.4 đến 11.4.2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới).

Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Tỉ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus, các biến thể mới trong tương lai.

Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỉ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chồng dịch.

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác

Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17.3.2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10.3.2023 của Bộ Y tế.

Thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27.1.2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới. Tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vaccine; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao tự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Thuỳ Linh
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh: Dịch COVID-19 gia tăng trở lại, người dân vẫn chủ quan

Đoàn Hưng |

Kể từ tháng 4.2022 cho đến tháng 3.2023, dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, những ngày gần đây, dịch COVID-19 lại có xu hướng tăng trở lại. Tại Quảng Ninh, chỉ tính từ đầu tháng 4 đến nay đã có 72 ca mắc. Song điều đáng lo ngại là nhiều người dân có tâm lý chủ quan, lơ là trước diễn biến của dịch bệnh, thậm chí mắc bệnh cũng không khai báo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan.

Số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng đột biến lên 261 ca

Thuỳ Linh |

Ngày 12.4, số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng. Hôm nay (12.4) có 261 ca mắc mới, có 46 bệnh nhân khỏi và 9 ca đang thở ôxy.

Hà Nội bác bỏ thông tin dạy học trực tuyến khi học sinh mắc COVID-19

Vân Trang |

Trước việc số ca mắc COVID-19 gia tăng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội khẳng định, hiện tại thành phố không có chủ trương dạy học trực tuyến.

Lương Quang Hải ở Pau FC chỉ hơn cầu thủ trẻ

Thanh Vũ |

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải là cầu thủ nhận lương thấp nhất ở đội một Pau FC.

Mơ hồ đặt bút kí mua bảo hiểm, người dân mất từ 30-60% khi rút trước hạn

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Sau vụ lùm xùm liên quan việc mua bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan gần đây, nhiều người dân đã tham gia bảo hiểm mới bắt đầu quan tâm đọc lại các điều khoản hợp đồng của mình và có ý định rút lại tiền dù số tiền nhận lại chỉ khoảng 30-40% so với số tiền đóng.

Thông tin mới nhất vụ bắt nguyên Đội trưởng trại tạm giam ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ – Thông tin đến các Cơ quan Báo chí tại cuộc họp báo, đại tá Hồ Trung Lập - Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ - cho biết, qua công tác thanh tra, Công an TP Cần Thơ chủ động phát hiện cán bộ trại tạm giam Long Tuyền có dấu hiệu sai phạm, vi phạm về quy định trong giam giữ, lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn khi phát hiện chùm 27 ca mắc COVID-19

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 14.4, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo khẩn liên quan đến việc phát hiện chùm ca mắc COVID-19 trên địa bàn huyện Long Điền.

Vụ xây 680 căn nhà không phép ở Đồng Nai: Hàng loạt sai phạm của lãnh đạo huyện Trảng Bom

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Dự án khu dân cư Tân Thịnh ở xã Đồi 61, huyện Trảng Bom do Công ty cổ phần đầu tư LDG (gọi tắt là Công ty LDG) làm chủ đầu tư - xây dựng không phép 680 căn biệt thự và nhà liên kế. Theo kết luận thanh tra của tỉnh, bà Vũ Thị Minh Châu - Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom cùng các lãnh đạo khác của huyện này đã thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về đất đai...

Quảng Ninh: Dịch COVID-19 gia tăng trở lại, người dân vẫn chủ quan

Đoàn Hưng |

Kể từ tháng 4.2022 cho đến tháng 3.2023, dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, những ngày gần đây, dịch COVID-19 lại có xu hướng tăng trở lại. Tại Quảng Ninh, chỉ tính từ đầu tháng 4 đến nay đã có 72 ca mắc. Song điều đáng lo ngại là nhiều người dân có tâm lý chủ quan, lơ là trước diễn biến của dịch bệnh, thậm chí mắc bệnh cũng không khai báo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan.

Số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng đột biến lên 261 ca

Thuỳ Linh |

Ngày 12.4, số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng. Hôm nay (12.4) có 261 ca mắc mới, có 46 bệnh nhân khỏi và 9 ca đang thở ôxy.

Hà Nội bác bỏ thông tin dạy học trực tuyến khi học sinh mắc COVID-19

Vân Trang |

Trước việc số ca mắc COVID-19 gia tăng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội khẳng định, hiện tại thành phố không có chủ trương dạy học trực tuyến.